Chăm con khỏe

1800 1190(miễn cước)

Chăm con khỏe - Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Sốt Và Các Biến chứng
  • Sản phẩm
  • Chuyên gia tư vấn
  • Góc chia sẻ
  • Điểm bán
Trang chủ|Sốt & Biến chứng|Nổi ban đỏ nhưng không ngứa, không sốt bệnh gì?

Nổi ban đỏ nhưng không ngứa, không sốt bệnh gì?

491 views | Ngày 05/05/2020

Nổi ban đỏ trên da không ngứa không sốt là tình trạng mà nhiều người gặp phải, đôi khi chỉ là kích ứng bình thường nhưng trong một số trường hợp có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Không chỉ gây mất thẩm mĩ, ảnh hưởng tới tâm lý, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra và cách cải thiện hiện tượng này như thế nào.

Nổi ban đỏ nhưng không ngứa, không sốt bệnh gì? 1

Mục lục

  • Nổi ban đỏ khắp người không ngứa không sốt bệnh gì?
  • Khắc phục nổi ban đỏ trên da khắp người
    • Tây Y
    • Phương pháp dân gian

Nổi ban đỏ khắp người không ngứa không sốt bệnh gì?

Nổi ban đỏ khắp người nhưng không ngứa không sốt có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Phải kể tới như dị ứng, mề đay, viêm mao mạch dị ứng, giãn mao mạch…Khi có triệu chứng này tốt nhất người bệnh nên tới trung tâm y tế để tìm nguyên nhân gây bệnh từ đó có biện pháp cải thiện đúng cách.

Giãn mao mạch

Giãn mao mạch là hiện tượng các mạch máu nhỏ và tĩnh mạch ngoại biên bị phình giãn dẫn tới xuất huyết. Đây là bệnh lý có thể gây ra nổi mẩn đỏ khắp người, xuất hiện phổ biến ở phụ nữ thay đổi nội tiết tố, người lười vận động, người có tính chất công việc phải đứng nhiều, béo phì…

Rôm sảy

Rôm sảy là hiện tượng khá phổ biến ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi ví dụ như cổ, nách, ngực và các vùng da có nếp gấp. Rôm sảy gây mẩn đỏ khắp người nhưng cũng có thể không gây ngứa và sốt, gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi khi thời tiết nóng bức đặc biệt vào mùa hè bệnh bùng phát mạnh do tuyến mồ hôi bài tiết quá mức, tiết ra quá nhiều khiến bí tắc lỗ chân lông hình thành nên các mẩn đỏ gây ngứa hoặc không. Lúc này, da bị tổn thương nên cảm thấy rất khó chịu.

Ban xuất huyết

Bị nổi ban không ngứa không sốt cso thể là dấu hiệu của ban xuất huyết. Đặc điểm là các đốm tròn nhỏ trên da có màu đỏ hoặc tím, không gây ngứa ngáy hay sốt cao. Bệnh tự phát xảy ra do hồng cầu bị thoát ra ngoiaf mạch máu và tràn ra tổ chức dưới da, hình thành các nốt ban khi dùng tay ấn vào chúng không biến mất.

Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Mề đay

Nổi mẩn đỏ nhưng không gây ngứa và sốt có thể do mề đay gây nên. Đây là dạng viêm da thường gặp, xảy ra do tình trạng dị ứng thức ăn, hóa mỹ phẩm, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, côn trùng cắn hoặc căng thẳng kéo dài…

Để điều trị mề đay bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian từ kinh giới, tía tô, đu đủ nấu giấm, gừng nấu đường thẻ, lá khế…hoặc sử dụng thuốc do bác sĩ điều trị kê đơn.

Dị ứng

Nổi ban đỏ khắp người không ngứa không sốt bệnh gì? 1

Rất nhiều người từng gặp phải tình trạng dị ứng, đó là khi hệ miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Dị ứng được chia thành nhiều loại khác nhau như dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng với hóa chất…

Sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân do virus gây ra.

Để điều trị sốt phát ban cho trẻ cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé đúng cách, cho bé nghỉ ngơi nhiều, uống thuốc đầy đủ, bổ sung đủ nước cho cơ thể bệnh sẽ khỏi trong khoảng thời gian 1 tuần. Với những trường hợp bé bị sốt cao có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần phải đưa bé tới gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp.

Viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý cấp tính xảy ra khá phổ biến ở trẻ em và không có khả năng lây nhiễm. Bệnh xảy ra do hệ miễn dịch bị rối loạn, tấn công hệ thống vi mạch ở các cơ quan trong cơ thể dẫn tới tình trạng xuất huyết dưới da nhưng không gây ngứa và sốt.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tính mạng người bệnh không nên chủ quan.Kết hợp với những tổn thương trê da bệnh sẽ lan ra toàn bộ cơ thể theo hệ thống vi mạch, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất không chỉ làn da mà còn các bộ phận khác như ruột, thận, khớp…Tốt nhất khi có dấu hiệu của bệnh cần tiến hành thăm khám và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Do nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, nổi ban đỏ trên da không gây ngứa và sốt có thể do các nguyên nhân khác như:

  • Nhiễm kí sinh trùng
  • Mắc các bệnh lý truyền nhiễm
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà…

Khi có triệu chứng nổi ban đỏ trên da người bệnh không nên mua thuốc về tự điều trị có thể gây ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới làn da cũng như sức khỏe. Để điều trị hiện quả nhất người bệnh hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và có lời khuyên hợp lý nhất.

Khắc phục nổi ban đỏ trên da khắp người

Khi bị nổi ban đỏ khắp người người bệnh cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Có nhiều biện pháp điều trị nổi ban đỏ trên da như sử dụng thuốc tây, bài thuốc dân gian…

Tây Y

Tùy thuộc vào mức độ bệnh đang gặp phải mà bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Điều trị dị ứng, mề đay, rôm sảy

Những bệnh lý trên gây kích ứng ngoài da và  có thể khắc phục được. Người bệnh cần phát hiện sớm, có biện pháp điều trị đúng cách để tránh gây tổn thương nặng nề trên da.

Thông thường với nhóm nguyên nhân này, bác sĩ kê đơn thuốc bôi ngoài da chủ yếu là thuốc mỡ hay các loại kem bôi da có chứa steroid.

Bệnh rôm sảy thuốc Anhydrous lanolin sẽ có thể được dùng với mục đích ngăn ngừa tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi. Với nổi ban đỏ do mề đay, dị ứng gây nên sử dụng thuốc kháng Histamine thường được sử dụng kèm theo thuốc điều trị tại chỗ để cải thiện nhanh hơn triệu chứng.

Điều trị bệnh viêm mao mạch dị ứng

Khi gặp phải tình trạng này bạn không nên chủ quan, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh này. Mục đích của điều trị là khắc phục triệu chứng và kiểm soát tốt tình trạng bệnh để hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng.

Trước khi điều trị bác sĩ có thể chỉ định một số chẩn đoán bằng các xét nghiệm như: Xét nghiệm công thức máu, chức năng đông máu, phân tích nước tiểu, sinh thiết thận hoặc da…

Với người bệnh viêm mao mạch dị ứng bác sĩ chỉ định một số loại thuốc sau nhằm kiểm soát triệu chứng:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Corticoid
  • Thuốc ứng chế miễn dịch
  • Kháng sinh

Lưu ý: Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý thay đổi liều lượng và loại thuốc điều trị dẫn đến quá liều, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hiệu quả mang lại.

Phương pháp dân gian

Sử dụng thuốc tây có tác dụng nhanh nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nhiều người sử dụng các mẹo dân gian giúp giảm tình trạng mẩn ngứa, khó chịu trên da. Một số mẹo dân gian dưới đây được nhiều người áp dụng như:

Lá trà xanh

Phương pháp dân gian 1

Lấy 1 nắm lá trà xanh đem rửa sạch và ngâm qua nước muỗi loãng. Sau đó, vò nát và cho vào bình đổ nước sôi vào hãm khoảng 15 phút. Sau đó, lọc lấy nước và dùng vệ sinh vùng da bị nổi mẩn. Nên sử dụng khi nước còn ấm mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong lá trà xanh có thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt đối với làn da.

Lá trầu không

Phương pháp dân gian 2

Lấy khoảng 7 – 9 lá trầu không, rửa sạch và vò nát. Cho vào nồi đun sôi cùng 1 – 2 lít nước, sau đó gạn lấy nước và pha thêm chút muối. Để nước nguội bớt, sử dụng hỗn hợp trên vệ sinh da khi còn ấm có tác dụng làm giảm triệu chứng nổi ban đỏ trên cơ thể.

Cây sài đất

Phương pháp dân gian 3

Lấy 1 nắm cây sài đất, rửa sạch và đun sôi với nước để tắm cho trẻ khi có hiện tượng nổi ban đỏ trên da. Cây sài đất dùng chữa rôm sảy gây nổi mẩn đỏ ở cổ và toàn thân rất hiệu quả.

Sử dụng mẹo dân gian chỉ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng điều trị. Vì vậy, kết hợp với chữa nổi mẩn đỏ bằng thảo dược người bệnh cần có giải pháp hoàn chỉnh để điều trị tận gốc.

Hương Nguyễn - 26/01/2021
★★★★★★
Chia sẻ

Tin liên quan

  • Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết
  • Mặt nổi ban đỏ không ngứa – Nguyên nhân và cách khắc phục
  • Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em – Dấu hiệu và điều trị
  • Trẻ bị sốt phát ban cần làm gì nhanh khỏi?
  • Điều trị sốt phát ban dạng sởi
  • Sốt phát ban nên ăn gì?
Từ khóa: Bệnh sốt phát ban
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận bài viết

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?
  • Liều lượng uống vitamin c hàng ngày?
  • Phát ban đỏ trên da là bệnh gì?
  • Bệnh ban đỏ có lây không?
  • Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C?

Tin nổi bật

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Cnattu - Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch

Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Sốt và biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sĩ tư vấn
  • Người dùng trải nghiệm
  • Mua hàng

Chamconkhoe.com.vn là chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con.

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

* Các thông tin trên website dùng để tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa.

* Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên website gây ra

* Giấy phép Mạng xã hội số: 297/GP-BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/07/2019

* Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com

* Số điện thoại: 0243.9901436

* Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến

* Website đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật

* Điều khoản sử dụng.

↑