Chăm con khỏe

1800 1190(miễn cước)

Chăm con khỏe - Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Sốt Và Các Biến chứng
  • Sản phẩm
  • Chuyên gia tư vấn
  • Góc chia sẻ
  • Điểm bán
Trang chủ|Bệnh theo mùa|Sốt xuất huyết là gì? Triệu chứng và điều trị

Sốt xuất huyết là gì? Triệu chứng và điều trị

115 views | Ngày 03/09/2019

Thời tiết thay đổi liên tục là yếu tố thuận lợi khiến dịch bệnh bùng phát điển hình là các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe, mỗi lần dịch bùng phát số người tử vong tăng cao kèm theo đó tốn kém khá nhiều chi phí y tế. Mỗi người cần có biện pháp để phòng ngừa bệnh hiệu quả tránh tình trạng dịch hoành hành. Khi có triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết cần tới cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết là gì? Triệu chứng và điều trị 1

Nội dung chính trong bài

  • Sốt xuất huyết là gì?
  • Triệu chứng nhận biết sốt xuất huyết
    • Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển
    • Sốt xuất huyết có chảy máu
    • Sốt xuất huyết dengue
  • Yếu tố tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết
  • Chẩn đoán sốt xuất huyết như thế nào?
  • Phương pháp điều trị sốt xuất huyết
    • Bù nước
    • Thức ăn dạng lỏng
    • Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
    • Biến chứng về mắt
    • Tình trạng sốc mất máu
    • Biến chứng mất ý thức, hôn mê
    • Tràn dịch màng phổi
    • Bà bầu dễ bị sảy thai, sinh non
    • Biến chứng suy gan, tim, thận
    • Chóng mặt, đau đầu, tụt huyết áp
  • Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Degue gây ra thông qua vết đốt trung gian của muỗi vằn Aedes aegypti mang virus. Đặc điểm đặc trưng của bệnh là tình trạng sốt cao đột ngột, đau mỏi và phát ban xuất huyết. Ở nước ta, tỷ lệ người trên 15 tuổi mắc sốt xuất huyết ngày càng tăng cao, tại các tỉnh thành phía Nam tăng từ 35% năm 1999 lên tới 60% năm 2017. Điều này thực sự đáng lo ngại vì người lớn bị sốt xuất huyết dễ dẫn tới tử vong hơn trẻ em.

Nghiêm trọng hơn, sau khi muỗi hút máu người bệnh từ 4 – 10 ngày bắt đầu truyền bệnh sốt xuất huyết cho tới khi hết đời của chúng. Hơn thế nữa, chúng còn có khả năng di truyền lại cho thế hệ muỗi sau và lây lan rộng ra cộng đồng. Vì vậy, phòng bệnh sốt xuất huyết có ý nghĩa rất quan trọng bằng cách hạn chế ao tù, nước đọng, tránh nhà ẩm mốc để tiêu diệt điều kiện cho muỗi sinh sôi.

Sốt xuất huyết là gì? 1

Triệu chứng nhận biết sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có tự khỏi hay không tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh diễn ra như thế nào. Sốt xuất huyết được chia làm 3 loại:

  • Sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)
  • Sốt xuất huyết chảy máu
  • Sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển

Bệnh ở thể nhẹ, những người lần đầu mắc bệnh thường bị dạng này vì chưa có miễn dịch với bệnh. Người bệnh có các triệu chứng điển hình của bệnh và không xảy ra biến chứng. Người bệnh bắt đầu với các dấu hiệu sốt kéo dài từ 4 – 7 ngày tính từ sau khi bị muỗi truyền bệnh. Các triệu chứng kèm theo như:

  • Người bệnh bị sốt cao có lúc lên tới 40,5oC
  • Nhức đầu
  • Đau khớp và cơ
  • Đau sau mắt
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Phát ban

Những ban xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể từ 3 – 4 ngày sau khi cơ thể bắt đầu sốt và giảm sau 1 – 2 ngày. Người bệnh cũng có thể bị nổi ban lại vào ngày sau đó.

Sốt xuất huyết có chảy máu

Bệnh ở thể này người bệnh có tất cả các triệu chứng sốt xuất huyết ở thể nhẹ kèm theo đó là tình trạng tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu nướu hoặc dưới da, chảy máu cam, gây ra tình trạng vết bầm tím. Người bệnh ở thể bệnh này có thể dẫn tới tình trạng tử vong.

Sốt xuất huyết dengue

Hay còn gọi là hội chứng sốc dengue, đây là thể bệnh nặng nhất của sốt xuất huyết. Người bệnh ở thể này có tất cả triệu chứng của sốt xuất huyết dạng nhẹ kèm theo tình trạng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, tình trạng chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

☛ Tìm hiểu thêm:  Các dấu hiệu của sốt xuất huyết

Yếu tố tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm dễ lây truyền và bùng phát thành dịch. Một số yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh thể nặng:

  • Người sinh sống hoặc đi du lịch ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới có nguy cơ cao tiếp xúc với virus gây bệnh sốt xuất huyết. Điển hình là các khu vực như Đông Nam Á, đảo Tây Á Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh,…
  • Người đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết trước đây, mắc lại triệu chứng nặng và nguy hiểm hơn
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Phụ nữ và người da trắng

Chẩn đoán sốt xuất huyết như thế nào?

Chẩn đoán mắc sốt xuất huyết khá khó khăn vì những triệu chứng của bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác như sốt thương hàn, bệnh sốt rét…

Để chẩn đoán sốt xuất huyết dựa vào một số xét nghiệm dưới đây:

  • Điện giải đồ
  • Khí máu
  • Chức năng đông máu
  • Men gan
  • X-quang phổi để phát hiện biến chứng tràn dịch phổi

Phương pháp điều trị sốt xuất huyết

Hiện nay, vacxin phòng bệnh Dengue và sốt xuất huyết có hội chứng thận đang trong giai đoạn nghiên cứu. Điều trị cần lưu ý không nên điều trị giảm đau và hạ sốt. Với trường hợp bệnh nhẹ thường khỏi bệnh trong vòng vài ngày nên bạn có thể điều trị tại nhà mà không cần nhập viện. Trường hợp bệnh nặng cần nhập viện và chăm sóc tích cực các biến chứng như huyết áp thấp, chảy máu, truyền máu/tiểu cầu…trong những trường hợp cần thiết.

Chế độ chăm sóc điều trị người bệnh sốt xuất huyết:

Bù nước

Bù nước 1

Người bệnh sốt xuất huyết có đặc điểm sốt cao, mệt mỏi nên ăn uống kém đi. Bên cạnh đó, sợ nhất là tình trạng người bệnh sốc, thoát huyết tương ra ngoài gây tình trạng cô đặc máu nên cần bù nước điện giải như uống oresol.

Người bệnh sốt cao kèm mất nước nên cần được bù nước đầy đủ. Có thể cho người bệnh uống nước trái cây, nước ép hoa quả (nước cam, nước chanh, nước dừa) vì chúng chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng giúp thành mạch bền tốt hơn khiến tình trạng bệnh giảm đi.

Thức ăn dạng lỏng

Nên cho người bệnh ăn thức ăn dạng lỏng và mềm ví dụ như cháo, soup giàu dinh dưỡng và dễ hấp thu. Không nên ăn cơm hoặc đồ cứng khó nuốt hơn

Với trẻ em mắc sốt xuất huyết, cha mẹ lưu ý sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Trẻ còn đang bú mẹ cần tiếp tục cho con bú. Khi trẻ ăn nên chia nhỏ nhiều bữa ăn và nước uống không nên cho trẻ ăn quá nhiều một lúc. Bổ sung các món ăn giàu đạm như trứng, thịt, sữa,…các thực phẩm giàu vitamin A, kẽm (thịt gà, thịt bò…) giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại bệnh.

Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ

Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ 1

Những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như thực phẩm chiên rán, gia vị chua cay gây ra tình trạng khó tiêu nên cần kiêng những thực phẩm này trong chế độ ăn của người bệnh. Còn lại nên ăn cân đối đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất…

☛ Tìm hiểu thêm:  Tổng hợp các phương pháp điều trị sốt xuất huyết

Điều trị sốt xuất huyết đối tượng trẻ em:

Trẻ em mắc sốt xuất huyết cha mẹ cần đưa ngay bé tới các trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra mức độ của bệnh cũng như có biện pháp điều trị tích cực. Với trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bé nhanh chóng hồi phục thể trạng:

  • Giảm đau hạ sốt bằng Paracetamol, không dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng có thể khiến tình trạng xuất huyết nặng nên do cơ chế chống kết tập tiểu cầu của 2 thuốc này. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng sốt khiến cơ thể mất nước và chất điện giải, ưu tiên các chế phẩm bù điện giải như oresol cho bé.
  • Bổ sung bộ đôi vitamin C và Rutin thường xuyên cho bé bởi vitamin C là chất quan trọng tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, giúp giảm sốt và duy trì mô liên kết. Rutin làm tăng sức bền thành mạch và ngăn ngừa xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Vì thế trong giai đoạn mạch máu của bé dễ bị tổn thương như thế này thì chuyện bổ sung vitamin C và Rutin trong thực đơn hàng ngày luôn là cách bảo vệ con yêu hữu hiệu nhất.

Mang  một giải pháp vượt trội nhất từ trước đến nay, Cnattu kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry – loại quả có hàm lượng vitamin C cao nhất hiện nay khi gấp 7 lần ổi, 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài,…. giúp phát huy tối đa công năng:

  • Giúp hỗ trợ giảm sốt
  • Tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa xuất huyết

Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ 2

Cùng với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu  Âu, bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế GMP-WHO, Cnattu kids chính là sự lựa chọn hoàn hảo để bổ sung Vitamin C và Rutin tự nhiên cho trẻ.

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Theo Cục Y tế dự phòng, sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Nhưng phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu sẽ tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra với người bệnh sốt xuất huyết:

Biến chứng về mắt

Gây mù đột ngột, xuất huyết trong dịch kính mắt là những biến chứng cực kì nguy hiểm của bệnh cần đề phòng.Tình trạng xuất huyết võng mạc làm cho các mạch máu của võng mạc tổn thương dẫn tới giảm sút thị lực. Sốt xuất huyết làm che phủ lớp dịch kính (chất nhầy khiến ta có thể nhìn được) và hòa tan gây ra xuất huyết trong dịch kính mắt khiến người bệnh gần như không nhìn thấy được.

Tình trạng sốc mất máu

Sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy hiểm có thể làm tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô máu. Vì vậy, máu bị đẩy ra ngoài với các triệu chứng như:

  • Chảy máu khi chưa tới chu kỳ kinh nguyệt
  • Chảy máu qua vết thương hở
  • Nặng hơn có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Cơ thể kiệt quệ, sốt cao dài ngày, vã mồ hôi

Biến chứng mất ý thức, hôn mê

Đây là biến chứng nặng nhất của sốt xuất huyết có thể khiến người bệnh bị mất ý thức và hôn mê. Nguyên nhân do dịch huyết tương bị ứ đọng ở màng não qua các thành mạch gây ra tình trạng phù não, hội chứng thần kinh dẫn tới hôn mê.

Tràn dịch màng phổi

Khi lượng huyết tương tăng nhanh dẫn tới tình trạng tràn dịch màng phổi, viêm phổi, phù phổi ảnh hưởng trực tiếp tới đường hô hấp. Tình trạng này nếu không được cấp cứu kịp thời

Bà bầu dễ bị sảy thai, sinh non

Với bà bầu bị sốt xuất huyết, người mệt mỏi, kiệt quệ, chán ăn nên không đủ dinh dưỡng để nuôi bào thai. Thậm chí có trường hợp dẫn tới bụng to cổ trướng do huyết tương bị thoát ra ngoài nhanh.

Biến chứng suy gan, tim, thận

Tình trạng xuất huyết làm máu chảy liên tục, tim không đủ sức bơm máu dẫn tới tình trạng suy tim. Bên cạnh đó, tim còn bị tràn dịch gây ứ đọng do dịch huyết tương xuất huyết và gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Bên cạnh đó, để bài tiết huyết tương qua nước tiểu thận phải làm việc hết công suất. Do đó, người bệnh có thể bị suy thận cấp khá nguy hiểm tới sức khỏe.

Chóng mặt, đau đầu, tụt huyết áp

Người bệnh bị nhức đầu cực độ có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết não và tử vong. Bệnh nhân cảm thấy huyết áp giảm đột ngột, nhức đầu và khó khăn cho việc đứng và đi lại.

Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm và có khả năng truyền nhiễm thành dịch rất nhanh. Khi mắc bệnh chi phí điều trị tốn kém mà còn mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe. Do đó, mọi người hãy nâng cao ý thức cảnh giác, đề phòng bệnh sốt xuất huyết. Trường hợp có dấu hiệu cần đến trung tâm y tế để được thăm khám kịp thời. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền nâng cao ý thức của mọi người và toàn thể cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng bệnh để bản thân không phải là nạn nhân của muỗi mang virus gây sốt xuất huyết.

Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào? 1

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, bệnh phổ biến vào mùa mưa và do muỗi Aedes aegypti gây nên. Muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh hơn vào ban ngày và nơi sản sinh ra chúng thường là những nơi ứ đọng nước. Để phòng bệnh hiệu quả hãy thực hiện một số biện pháp dưới đây:

Loại bỏ vật dụng gây đọng nước: Cần lưu ý loại bỏ những thùng chứa nước nếu không còn sử dụng, trường hợp những thùng xô chưa dùng đến cần lật úp chúng để đảm bảo không có nước dư thừa

Nơi ở không để nơi tồn đọng nước: Bất kì nơi nào trong không gian ở của bạn không nên để tồn đọng nước vì điều này vô tình tạo môi trường lý tưởng sinh sản muỗi và có thể tạo ra ổ dịch Dengue.

Dùng thuốc chống muỗi và côn trùng: Cần có ý thức đuổi muỗi ra khỏi khu vực sinh hoạt của gia đình bằng cách phun thuốc và sử dụng các thiết bị đuổi muỗi để tránh khả năng lây lan sốt xuất huyết.

Lắp đặt cửa chống muỗi: Nhà ở cần lắp đặt các loại lưới chống muỗi vào các ô thoáng, ô cửa sổ, cửa ra vào để ngăn muỗi xâm nhập vào không gian sống của bạn.

Cẩn thận với bệnh nhân sốt xuất huyết: Trong trường hợp trong gia đình có người nhà mắc sốt xuất huyết cần cố gắng cách ly và tránh bị muỗi đốt triệt để. Chăm sóc đặc biệt các thành viên trong gia đình vì muỗi có thể nhắm vào người bệnh một lần nữa và truyền bệnh cho người khác.

Ngủ màn cả ngày và đêm: Cần ngủ màn cả ngày và đêm để tránh muỗi đốt đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ.

Trồng cây đuổi muỗi: Đây là biện pháp tự nhiên giúp đuổi muỗi hiệu quả. Bạn có thể trồng một khóm đuổi muỗi gần cửa sổ nhà chẳng hạn như cây holy tulsi có một số đặc tính ngăn không cho muỗi sinh sản.

Đốt dầu long não: Long não có tác dụng như loại thuốc đuổi muỗi, khi đốt dầu long não trong phòng và đóng kín các cửa ra vào và cửa sổ trong vòng 15 – 20 phút bạn đã loại bỏ muỗi một cách triệt để.

☛ Tìm hiểu thêm: Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Hương Nguyễn - 26/01/2021
★★★★★★
Chia sẻ

Tin liên quan

  • Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết
  • Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt virus
  • Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết mọi bà mẹ nên biết
  • Cập nhật mới nhất của Bộ Y Tế về điều trị sốt xuất huyết
  • Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết – Đặc điểm và cách phòng muỗi đốt
  • Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết – Triệu chứng và điều trị
Từ khóa: Bệnh sốt xuất huyết
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận bài viết

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?
  • Liều lượng uống vitamin c hàng ngày?
  • Phát ban đỏ trên da là bệnh gì?
  • Bệnh ban đỏ có lây không?
  • Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C?

Tin nổi bật

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Cnattu - Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch

Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Sốt và biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sĩ tư vấn
  • Người dùng trải nghiệm
  • Mua hàng

Chamconkhoe.com.vn là chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con.

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

* Các thông tin trên website dùng để tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa.

* Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên website gây ra

* Giấy phép Mạng xã hội số: 297/GP-BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/07/2019

* Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com

* Số điện thoại: 0243.9901436

* Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến

* Website đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật

* Điều khoản sử dụng.

↑