Chăm con khỏe

1800 1190(miễn cước)

Chăm con khỏe - Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Sốt Và Các Biến chứng
  • Sản phẩm
  • Chuyên gia tư vấn
  • Góc chia sẻ
  • Điểm bán
Trang chủ|Hỏi đáp|Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?

Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?

Tôi mới ốm dậy, cơ thể vẫn còn mệt mỏi nên định mua thuốc vitamin C 500mg về uống để tăng cường sức đề kháng. Vậy xin hỏi trường hợp của tôi mua thuốc vitamin C uống được không và dùng vitamin c 500mg như thế nào cho phù hợp. Xin cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chuyên gia chamconkhoe.com.vn.

Để giải đáp tư vấn cho bạn, chuyên gia xin được trả lời qua việc tìm hiểu các vấn đề như sau:

Mục lục

  • Thuốc vitamin C 500g là gì?
  • Các dạng thuốc vitamin C hiện nay
  • Khi nào nên sử dụng thuốc vitamin C?
  • Chống chỉ định dùng thuốc vitamin C trong trường hợp nào?
  • Liều dùng và cách dùng thuốc vitamin C 500g
    • Liều dùng
    • Cách dùng:
  • Cảnh báo hậu quả nếu dùng vitamin C quá liều
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc vitamin C

Thuốc vitamin C 500g là gì?

Như chúng ta đã biết vitamin C hay tên khoa học là Axit ascorbic là một vitamin cần thiết cho cơ thể, có tác dụng quan trọng với sức khỏe cơ thể con người. Đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin C tham gia quá trình tổng hợp collagen – loại protein quan trọng của các mô liên kết, sụn khớp, dây chằng, giúp làm bền thành mạch, nhanh lành vết thương. Bên cạnh đó vitamin C còn cải thiện sự hấp thu sắt từ thực phẩm, tăng cường hệ miễn dịch..Cơ thể con người không thể tự sản xuất ra vitamin C mà cần được bổ sung từ các thực phẩm, vitamin bên ngoài. Xem chi tiết trong bài: Vitamin C là gì?

Thuốc vitamin C 500mc là sản phẩm bổ sung vitamin cho cơ thể được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau với thành phần chính là hàm lượng vitamin C 500mg

Các dạng thuốc vitamin C hiện nay

Vitamin C hiện được điều chế sản xuất ở nhiều dạng với hàm lượng khác nhau cụ thể như sau:

  • Dạng viên nang phóng thích kéo dài, thuốc uống: vitamin C 500mg.
  • Dạng lỏng, thuốc uống: 500mg/ 5 ml.
  • Dạng dung dịch, thuốc tiêm: 250mg/ml, 500mg/ml.
  • Dạng sirô, thuốc uống: 500mg/ml.
  • Dạng viên nén, thuốc uống: 100mg, 250mg, 500mg, 1000mg, 1500mg.
  • Dạng viên nén, thuốc nhai: 500mg, 1000mg, 1500mg.

Khi nào nên sử dụng thuốc vitamin C?

Thuốc vitamin C được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh Scorbut.
  • Các trường hợp thiếu vitamin C.
  • Mệt mỏi, suy nhược.
  • Tăng sức đề kháng của cơ thể trong các bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm và trong thời kỳ dưỡng bệnh.

Bạn nằm trong trường hợp mới ốm dậy, mong muốn tăng cường sức đề kháng nên có thể sử dụng thuốc vitamin C dạng 500mg hoặc các dạng thuốc bổ sung vitamin C khác.

Chống chỉ định dùng thuốc vitamin C trong trường hợp nào?

Tuy nhiên nếu bạn mắc hoặc gặp phải một trong những vấn đề sau thì tuyệt đối không nên sử dụng thuốc vitamin C:

  • Người bị sỏi thận, thiếu men G6PD (glucose-6-phosphat dehydrogenase).
  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Tăng oxalat và rối loạn chuyển hóa oxalat, tăng nguy cơ hấp thu sắt.
  • Nếu trong thành phần thuốc vitamin C có chứa lactose thì những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase Lapp hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.

Liều dùng và cách dùng thuốc vitamin C 500g

Liều dùng

Nhu cầu bổ sung hàm lượng vitamin C hàng ngày cho cơ thể được khuyến cáo bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ như sau:

  • Đối với trẻ từ 0–6 tháng: 40 mg
  • Trẻ từ 7-12 tháng: 50 mg
  • Trẻ từ 1–3 tuổi: 15 mg
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 25 mg
  • Trẻ từ 9–13 tuổi: 45 mg
  • 14–18 tuổi: 75 mg đối với nam, 65 mg đối với nữ
  • Trên 19 tuổi: 90 mg đối với nam, 75 mg đối với nữ

Với người muốn sử dụng viên uống vitamin C 500mg, cần được chỉ định cụ thể từ phía bác sĩ. Thông thường sẽ là:

  • 1-2 viên( 500mg) /ngày.
  • Liều dùng không nên quá 1g/ngày.

Cách dùng:

Uống sau ăn, theo thời gian chỉ định của bác sĩ. Đối với mỗi dạng cần có cách dùng đúng như sau:

  • Các dạng viên nhai phải được nhai hoàn toàn trước khi nuốt. Đối với vitamin C dạng kẹo cao su, bạn có thể nhai lâu tùy thích và vứt đi sau khi nhai.
  • Với các dạng viên nén uống: đừng nghiền nát, nhai hoặc đập vỡ viên phóng thích kéo dài. Hãy nuốt trọn viên thuốc.
  • Với dạng siro, dung dịch: ử dụng dụng cụ đo (muỗng đo, ly đo) để đo lường liều lượng chính xác
  • Với dạng viên ngậm: Giữ cho viên vitamin C rã nhanh trong gói bao bì cho đến khi bạn đã sẵn sàng để uống. Dùng tay khô để lấy vitamin và đặt nó trong miệng. Đừng nuốt cả viên mà hãy để vitamin tan rã trong miệng và không nhai. Bạn cần nuốt vài lần khi thuốc tan.

Cảnh báo hậu quả nếu dùng vitamin C quá liều

Tất cả các loại thuốc khi sử dụng quá liều, sử dụng kéo dài không tuân thủ theo chỉ định trên bao bì sản phẩm hoặc ý kiến bác sĩ đều sẽ gặp phải những tác dụng không mong muốn. Thuốc vitamin C cũng vậy. Nếu sử dụng quá liều hoặc kéo dài bạn có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Sỏi thận: tăng oxalat niệu và sự hình thành sỏi calci oxalat trong thận có thể xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.
  • Chứng tan máu: nếu người bệnh thiếu hụt G6PD dùng liều cao vitamin C uống có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C.
  • Mòn men răng: sử dụng quá mức và kéo dài các chế phẩm chứa vitamin C uống có thể gây nên sự ăn mòn men răng.
  • Nguy cơ tim mạch: uống vitamin C liều cao trong thời gian dài có thể gây bệnh cơ tim nguy hiểm ở người có lượng sắt dự trữ cao hoặc người bị nhiễm sắc tố sắt mô.

 ☛ Xem chi tiết hơn trong bài: Lạm dụng viên uống vitamin C gây hậu quả gì?

Lưu ý khi sử dụng thuốc vitamin C

  • Sử dụng vitamin đúng theo chỉ dẫn trên bao bì, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không sử dụng với liều lượng lớn hoặc nhỏ hơn, hoặc lâu hơn so với khuyến cáo.
  • Uống nhiều nước trong khi bạn đang sử dụng vitamin C.
  • Bạn không được đột ngột ngừng dùng vitamin C sau một thời gian dài dùng liều cao hoặc nếu bạn đang bị thiếu vitamin C. Các triệu chứng khi đột ngột ngừng dùng vitamin C như chảy máu nướu răng, cảm thấy mệt mỏi, các điểm màu đỏ hoặc xanh dương xung quanh các nang lông. Bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc giảm liều. Thiếu vitamin C có điều kiện sẽ khó điều trị hơn nếu không được bác sĩ tư vấn

Kết luận: Trong trường hợp của bạn có thể sử dụng thuốc vitamin C để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên để sử dụng được thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng cũng như cách dùng sao cho hiệu quả nhất nhé!

Ngoài ra để tăng cường sức khỏe, không chỉ thực hiện bổ sung vitamin C mà còn cần áp dụng nhiều cách như thể dục thể thao, chế độ ăn uống sinh hoạt. Bạn có thể tham khảo trong bài viết: "Bí kíp tăng cường sức đề kháng hiệu quả"

Chia sẻ
Câu hỏi thường gặp
  • Trẻ nhỏ uống lượng nước trong ngày bao nhiêu là đủ
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày có được không?
  • Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa vào mùa hè không?
  • Những triệu chứng sốt ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý
  • Sốt siêu vi ở trẻ là gì? cách xử trí và phòng ngừa

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?
  • Liều lượng uống vitamin c hàng ngày?
  • Phát ban đỏ trên da là bệnh gì?
  • Bệnh ban đỏ có lây không?
  • Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C?

Tin nổi bật

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Cnattu - Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch

Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Sốt và biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sĩ tư vấn
  • Người dùng trải nghiệm
  • Mua hàng

Chamconkhoe.com.vn là chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con.

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

* Các thông tin trên website dùng để tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa.

* Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên website gây ra

* Giấy phép Mạng xã hội số: 297/GP-BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/07/2019

* Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com

* Số điện thoại: 0243.9901436

* Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến

* Website đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật

* Điều khoản sử dụng.

↑