Chăm con khỏe http://chamconkhoe.com.vn Wed, 11 Aug 2021 09:08:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Chảy máu chân răng thường xuyên do đâu? http://chamconkhoe.com.vn/chay-mau-chan-rang-thuong-xuyen-3409/ http://chamconkhoe.com.vn/chay-mau-chan-rang-thuong-xuyen-3409/#respond Fri, 20 Mar 2020 06:08:26 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3409 Không ít lần bạn gặp phải tình trạng chảy máu chân răng mà không hiểu lý do tại sao. Bạn cần lưu ý nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần có thể do nguyên nhân bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường xuyên.

Chảy máu chân răng thường xuyên do đâu? 1

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường xuyên

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên, có thể do nguyên nhân không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp là dấu hiệu của những bệnh lý gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Do bệnh viêm nướu

Chảy máu chân răng thường xuyên đặc biệt trong khi đánh răng là dấu hiệu thường gặp bệnh về nướu răng. Các mảng bám thức ăn ở trên răng không được làm sạch lắng đọng dần tạo thành cao răng. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Lâu dần dẫn tới các bệnh về viêm nướu.

Khi nướu bị sưng, đau, chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp chữa trị có thể dẫn tới nguy cơ tụt lợi xuống làm lộ chân răng ra ngoài gây mất thẩm mỹ thậm chí dẫn tới rụng răng.

Do dùng thuốc

Chảy máu chân răng thường xuyên có thể xảy ra khi bạn sử dụng một số loại thuốc như thuốc làm loãng máu. Loại thuốc này làm giảm khả năng đông máu nên khiến bạn dễ dàng bị chảy máu hơn. Một số loại thuốc khác có thể làm bạn khô miệng, điều này gây ảnh hưởng tới lượng nước bọt tiết ra trong miệng để trung hòa các axit béo tiêu diệt vi khuẩn trong răng.

Cần nói với nha sĩ về tình trạng sử dụng thuốc để tránh nguy cơ sử dụng thuốc gây chảy máu chân răng

Vệ sinh răng miệng kém

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường xuyên 1

Chăm sóc răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị chảy máu chân răng. Có thể do đánh răng không đủ lâu, chải răng không đúng cách, sử dụng bàn chải đánh răng thô cứng gây tổn thương nướu răng. Ngoài ra, sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách hoặc không sử dụng chỉ nha khoa lấy đi mảng bám có thể dẫn tới sưng và viêm nướu.

Bệnh lý về gan, thận

Một số bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe như bệnh về gan thận, bệnh về máu gây ra triệu chứng chảy máu chân răng. Khi gan tổn thương quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K bị ảnh hưởng khiến chân răng hay bị chảy máu.

Chế độ ăn thiếu chất

Chế độ ăn uống hàng ngày của bạn không cung cấp đủ vitamin C, vitamin K có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết dưới chân răng. Thậm chí ăn dồ ăn quá cứng gây tổn thương nướu cũng gây ra tình trạng này. Vì vậy, bạn nên có những lựa chọn lành mạnh và tốt cho sức khỏe bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào thực đơn mỗi ngày.

Hút thuốc lá nhiều

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường xuyên 2

Những người hút thuốc lá thường xuyên thường có nhiều cao răng hơn những người khác. Ngoài ra, các chất có hại ở trong thuốc lá khiến người hút dễ mắc các bệnh lý về nướu lợi. Vì vậy, bạn nên bỏ thói quen hút thuốc giúp cải thiện tình trạng này.

Căng thẳng

Stress kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng nói riêng, sức khỏe tổng thể nói chung. Khi lo lắng liên tục khiến hệ miễn dịch của bạn bị tổn thương và dễ bị bệnh về nướu răng. Căng thẳng có thể dẫn tới viêm mạch máu, phá vỡ các mô mềm trong miệng và ngăn chặn quá trình chữa lành.

Tìm hiểu thêm: Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Điều trị chảy máu chân răng thường xuyên như thế nào?

Chảy máu chân răng thường xuyên do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra mà có biện pháp điều trị phù hợp.  Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng này cần thực hiện:

Chăm sóc răng miệng đúng cách:

Việc đầu tiên để sức khỏe răng miệng tốt bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách. Đánh răng ngày hai lần, mỗi lần đánh răng phải trung bình từ 2 – 3 phút, đánh răng đúng kỹ thuật. Chọn bàn chải đánh răng có đầu lông mềm tránh gây tổn thương nướu lợi. Sử dụng chỉ nha khoa thay tăm để lấy thức ăn thừa và mảng bám dính trên răng.

Chế độ ăn bổ sung đủ dưỡng chất:

Điều trị chảy máu chân răng thường xuyên như thế nào? 1

Chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng đặc biệt vitmin C giúp đẩy nhanh lành vết thương, vitamin K hạn chế chảy máu chân răng. Những trái cây giàu vitamin C phải kể tới như cam, chanh, bưởi… vitamin K qua các loại thực phẩm như củ cải, chuối. Ngoài ra, bổ sung nhiều rau xanh vì chất xơ trong rau giúp bạn loại bỏ mảng bám trên răng.

Để bổ sung vitamin C cho trẻ ngăn ngừa chảy máu chân răng, bên cạnh thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày bạn lựa chọn sản phẩm uy tín giúp bổ sung vitamin C cho bé.

CNattu Kids là sản phẩm duy nhất chứa vitamin C tự nhiên, Rutin tự nhiên chiết xuất từ Acerola Cherry, mang lại hiệu quả vượt trội:  hỗ trợ trong mọi trường hợp ốm sốt như sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết…đồng thời ngăn ngừa biến chứng do sốt: xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Cùng với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu  Âu, bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế GMP-WHO, Cnattu Kids chính là sự lựa chọn hoàn hảo để bổ sung Vitamin C và Rutin tự nhiên cho trẻ, giúp trẻ tăng đề kháng, hạn chế ốm vặt.

Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY

Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Bỏ hút thuốc lá:

Loại bỏ thói quen này giúp bạn phòng tránh những bệnh nguy hiểm đặc biệt là ung thư. Đồng thời giúp hơi thở thơm tho hơn, răng không bị ố vàng, hạn chế chảy máu chân răng.

Dùng thuốc điều trị:

Với những trường hợp viêm nhẹ chỉ cần lấy cao răng bạn có thể loại bỏ chảy máu chân răng. Nhưng với trường hợp viêm nha chu nặng cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh…Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc điều trị.

Lấy cao răng định kỳ:

Lấy cao răng định kỳ rất càn thiết giúp lấy các mảng bám làm răng bị ố vàng, xỉn màu đồng thời loại bỏ nơi phát triển của vi khuẩn – tác nhân gây bệnh về nướu lợi.

Nếu trường hợp chảy máu chân răng kéo dài cần tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị cụ thể.

Mẹo giảm chảy máu chân răng

Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp bạn giảm chảy máu chân răng, những nguyên liệu sử dụng khá dễ kiếm.

Muối và Nước chanh

Muối và nước chanh là hai nguyên liệu đều có tác dụng hạn chế sự phát triển của viêm nướu, hạn chế sự phát triển của viêm nướu. Thực hiện như sau: Muối và nước chanh đã vắt sau đó dùng bông gòn bôi dung dịch này lên chân răng. Để nguyên 5 phút sau đó súc miệng lại với nước sạch.

Mật ong và Trà tươi

Công thức mật ong và trà tươi giúp giảm viêm nhiễm vùng chân răng. Mật ong có tính sát khuẩn, trà tươi có khả năng oxy hóa hiệu quả. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này giúp giảm viêm nhiễm vùng chân răng giúp răng nướu thêm chắc khỏe.

Cách thực hiện như sau: Lá trà xanh đun sôi kỹ, lấy nước trà hòa thêm với mật ong và súc miệng. Ngậm khoảng 3 – 4 phút rồi uống, sau đó không cần súc miệng lại bằng nước.

Trà tươi và tinh dầu đinh hương

Cây đinh hương mang lại tác dụng sát khuẩn, gây tê và giảm đau. Để cải thiện chảy máu chân răng bạn chỉ cần pha nước trà tươi kết hợp với vài giọt tinh dầu đinh hương và bôi lên vùng nướu đang chảy máu trong 4 – 5 phút. Bạn có thể bôi trực tiếp tinh dầu đinh hương lên trên các chân răng sau đó súc miệng lại với nước sạch.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị chảy máu chân răng cần làm gì?

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/chay-mau-chan-rang-thuong-xuyen-3409/feed/ 0
Viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ http://chamconkhoe.com.vn/viem-loi-chay-mau-chan-rang-o-tre-3399/ http://chamconkhoe.com.vn/viem-loi-chay-mau-chan-rang-o-tre-3399/#respond Thu, 19 Mar 2020 07:28:44 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3399 Viêm lợi gây chảy máu chân răng là tình trạng mà rất nhiều bé gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn nhiều đồ cay nóng…Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra và hướng dẫn cách phòng trị hiệu quả nhất cho bé.

Viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ 1

Nguyên nhân gây viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ

Viêm lợi là bệnh lý về răng miệng, đây là tình trạng các mô bao quanh có tác dụng nâng đỡ và hỗ trợ răng bị nhiễm trùng. Nếu không được chăm sóc răng cẩn thận khiến nướu răng bị tổn thương khiến tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn. Khi mủ xuất hiện quanh cổ răng có thể dẫn tới tiêu xương hàm, tổn thương toàn bộ tổ chức xung quanh răng. Những trường hợp bệnh nặng khiến nướu bị tụt xuống, xương ổ răng bị tiêu khiến răng lung lay cuối cùng gây rụng răng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi chảy máu chân răng, phải kể tới:

  • Những mảng bám trên răng (cao răng): Mảng bám là nơi chứa vi khuẩn bám chắc vào thành răng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày gây ra các độc tố làm kích ứng và hỏng nướu răng. Do đó, cha mẹ cần phải hướng dẫn chăm sóc vệ sinh răng miệng của bé thường xuyên và đúng cách.
  • Do mọc răng: Khi bé bước vào giai đoạn mọc răng cũng dẫn tới viêm lợi. Nhưng tình trạng này có tính chất tạm thời, khi trẻ  khoảng 6 – 7 tuổi là thời điểm mọc răng vĩnh viễn đầu tiên. Tình trạng viêm lợi ở trẻ 2 tuổi và viêm lợi ở trẻ 1 tuổi cũng có thể do trẻ mọc răng sữa.
  • Nhiệt miệng:  Khi trẻ bị nóng trong hoặc do cơ địa khiến nướu bị sưng, chảy máu và có thể kèm theo nhiệt miệng. Cha mẹ cần lưu ý, không nên cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng để tránh gây khó khăn hoặc đau đớn khi ăn.
  • Do sang chấn: Thường xảy ra khi xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay hay nhai phải thức ăn cứng…
  • Do vi khuẩn Herpes: Phần lớn các trường hợp này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Bình thường người bệnh tự khỏi trong vòng 2 tuần nhưng cũng có trường hợp xảy ra biến chứng liên quan tới não bộ.

Ngoài ra, viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ còn do một số nguyên nhân khác như:

  • Đánh răng không đúng cách: Chải răng không đúng cách, chải răng mạnh, bàn chải đánh răng thô cứng…gây ra chảy máu răng, viêm lợi ở trẻ
  • Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến thức ăn thừa bám và tích tụ ở chân răng và kẽ răng gây bệnh lý về răng miệng

Viêm lợi ở trẻ có triệu chứng gì?

Nếu thấy bé có các triệu chứng dưới đây rất có thể bé bị viêm lợi:

  • Lợi sưng phồng, dễ chảy máu đặc biệt khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng
  • Răng của bé bị lung lay
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu
  • Lợi có màu sắc bất thường
  • Lợi bị tụt xuống khiến chân răng bị lộ ra ngoài
  • Lở loét bên trong má và nướu răng
  • Xuất hiện các mảng hoặc đốm trắng trên nướu

☛ Tìm hiểu thêm: Đánh răng bị chảy máu là bệnh gì?

Các giai đoạn của bệnh viêm lợi ở trẻ

Bệnh viêm lợi ở trẻ thường được chia làm 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này lợi của bé bị sưng đỏ và rất dễ bị chảy máu đặc biệt khi trẻ đánh răng. Lợi sưng khiến trẻ gặp nhiều khó khăn khi ăn uống. Khi bệnh ở giai đoạn đầu nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh nhanh hồi phục.

Giai đoạn hai

Ở giai đoạn này lợi bị viêm, khi thức ăn bị tích tụ vào khe răng và chân răng không được vệ sinh hàng ngày gây ra nhiễm trùng. Lợi sưng đỏ, chảy máu khiến trẻ bị đau nhức, má sưng, miệng có mùi hôi. Thức ăn ở kẽ răng nếu không được lấy ra ngoài biến chứng gây viêm lợi có thể bị sâu răng, viêm tủy, viêm quanh cuống…

Biến chứng của viêm lợi nếu không được điều trị sớm và đúng cách:

  • Lợi của bé dễ bị chảy máu, miệng có mùi hôi lạ gây giảm đề kháng và thiếu vitamin C ở lợi
  • Chất lượng men răng kém khiến răng có màu vàng ngà và dễ gây sâu răng

Cách điều trị viêm lợi ở trẻ em

Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm lợi chảy máu chân răng cha mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ. Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Các phương pháp để điều trị viêm lợi ở trẻ bao gồm:

Lấy cao răng, loại bỏ mảng bám: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị viêm lợi, chảy máu chân răng chính do mảng bám trên răng. Loại bỏ mảng bám và lấy cao răng giúp cải thiện tình trạng này. Cha mẹ nên đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để khám và lấy cao răng định kỳ. Sau khi làm sạch nha sĩ sẽ hướng dẫn chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để vệ sinh hàng ngày tránh những mảng bám ở răng.

Dùng thuốc kháng sinh: Các triệu chứng viêm lợi ở trẻ trở nặng nha sĩ kê thuốc kháng sinh điều trị. Ngoài ra, trẻ có thể sử dụng thuốc súc miệng hoặc nước muối để vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Chăm sóc răng miệng tại nhà cho bé: Cha mẹ cần tập thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày cho trẻ bằng cách

  • Cho trẻ đánh răng kết hợp dùng chỉ nha khoa
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D giúp tăng đề kháng, răng chắc khỏe từ bên trong
  • Cho trẻ khám răng định kỳ 6 tháng/lần, nếu trẻ bị sưng lợi, chảy máu chân răng để được thăm khám kịp thời, tránh tự mua thuốc chữa trị ở nhà

Bài thuốc chữa viêm lợi ở trẻ

Một số trẻ dù mới có răng sữa nhưng thường xuyên bị viêm lợi khiến ăn uống gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là một số cách cải thiện tình trạng trên:

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối 1

Nước muối có tác dụng làm dịu và giảm tình trạng nhiễm khuẩn ở trẻ. Bên cạnh đó, súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ các thức ăn thừa trong khoang miệng và kẽ răng. Bạn có thể tự pha chế nước muối hoặc mua tại các hiệu thuốc. Súc miệng bằng nước muối ngày 2 lần.

Súc miệng bằng tinh dầu sả

Súc miệng bằng tinh dầu sả không những cải thiện tình trạng viêm lợi mà còn hạ chế hôi miệng ở trẻ. Cần lưu ý, khi sử dụng tinh dầu sả để súc miệng cần phải pha loãng để tránh gây kích ứng lợi. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 2 – 3 giọt tinh dầu sả pha với 225 ml nước
  • Súc miệng khoảng 30 giây
  • Ngày súc miệng 2 – 3 lần

Súc miệng bằng tinh dầu sả 1

Bên cạnh đó, cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, súc miệng nước muối và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của nha sĩ. Khi răng đau, sưng chân răng cần đưa trẻ đi kiểm tra và chữa trị sớm. Không ăn đồ ăn cay nóng, thức ăn chế biến dạng mềm dễ nhai.

☛ Tìm hiểu thêm: Điều trị chảy máu chân răng hiệu quả

Phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em

Để ngăn ngừa bệnh lý viêm lợi ở trẻ dưới đây là một số biện pháp đơn giản:

  • Cho bé súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp giảm tình trạng nhiễm khuẩn, loại bỏ các thức ăn thừa.
  • Đánh răng cho trẻ ngày 2 lần (sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần ít nhất 5 phút
  • Lấy thức ăn thừa ở kẽ răng cho trẻ
  • Sử dụng bàn chải đánh răng cho bé đầu lông mềm, thay 2 – 3 tháng/lần
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt, đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ
  • Cho trẻ đi kiểm tra răng miệng định kỳ, ít nhất 2 lần/năm. Nếu có các dấu hiệu bệnh lý về răng miệng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Để phòng ngừa viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ cách tốt nhất là tăng sức đề kháng cho bé. Chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung thực phẩm giúp tăng đề kháng đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C. Nhưng khi chế biến hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm bị hao hụt. Cách tốt nhất là sử dụng sản phẩm giúp bé bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng.

CNattu kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chiết xuất từ vitamin C tự nhiên trong Acerola cherry- loại quả giàu hàm lượng C nhất thế giới. Hàm lượng C trong Acerola được chứng minh là cao nhất thế giới (gấp 31 lần trong cam, 35 lần dứa, 46 lần xoài…). Ngoài ra, hoạt chất Rutin trong quả Acerola Cherry còn giúp tăng sức bền thành mạch, ngăn chặn chảy máu cam, chảy máu chân răng, phòng ngừa xuất huyết dưới da.

Nguồn nguyên liệu an toàn được nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn Quốc tế, CNattu kids chính là sự lựa chọn an toàn, hiệu quả để bổ sung Vitamin C tự nhiên, giúp trẻ tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm sốt, ngăn biến chứng do sốt cao như xuất huyết, chảy máu cam, rút ngắn thời gian ốm sốt và nhanh phục hồi sau sốt

CNATTU KIDS - Sản phẩm bổ sung vitamin C cho trẻ hàng đầu Việt Nam 1

Để mua sản phẩm Cnattu kids , vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY

Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/viem-loi-chay-mau-chan-rang-o-tre-3399/feed/ 0
Cẩn trọng chảy máu chân răng không ngừng http://chamconkhoe.com.vn/chay-mau-chan-rang-khong-ngung-3269/ http://chamconkhoe.com.vn/chay-mau-chan-rang-khong-ngung-3269/#respond Tue, 21 Jan 2020 02:35:09 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3269 Nhiều người cảm thấy rất hoang mang, lo lắng khi gặp phải tình trạng chảy máu chân răng không ngừng được. Nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trên và hướng xử lý đúng cách nhé.

Cẩn trọng chảy máu chân răng không ngừng 1

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Tình trạng chảy máu chân răng là hiện tượng các tổ chức quanh răng như xương ổ răng, dây chằng quanh răng, lợi bị tổn thương làm các mạch máu bị vỡ dẫn tới tổn thương và gây ra những khó chịu cho người bệnh.

Trong một số trường hợp chảy máu chân răng không ngừng và không cầm được. Thời điểm bị thường vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc vào ban đêm trong khi ngủ. Chảy máu chân răng thậm chí còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gây nguy hiểm cho sức khỏe như bệnh tim, huyết áp, ung thư…

☛ Tìm hiểu thêm: Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Dấu hiệu bị chảy máu chân răng liên tục

Người bệnh gặp phải một số dấu hiệu sau:

Chảy máu răng khi ăn bất cứ đồ cứng hoặc đồ lạ

Khi nướu của bạn đã bị tổn thương trước đó việc ăn những đồ ăn cứng hoặc hơi khác lạ dễ dàng kích thích nướu dẫn tới chảy máu, có người cảm thấy đau mỗi khi nhai. Khi này niêm mạc của nướu đã yếu sẵn và rất nhạy cảm nên dễ dàng gây chảy máu.

Khi ngủ vẫn có thể bị chảy máu chân răng

Ngay cả khi ngủ bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng chảy máu chân răng. Đây thường là dấu hiệu của các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu, thiếu vitamin..Nếu khi ngủ dậy vào buổi sáng bạn thấy xuất hiện màu hồng trên bàn chải đánh răng hoặc nước bọt của mình chứng tỏ bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe đặc biệt là sức khỏe răng miệng.

Chảy máu chân răng khi đánh răng

Khi sử dụng bàn chải thô cứng dễ khiến nướu bị sưng và chảy máu. Đặc biệt, với những người mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu…tình trạng chảy máu chân răng liên tục xảy ra sau khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

Sau khi ngủ dậy

Nếu sau khi ngủ dậy bạn phát hiện bản thân bị chảy máu chân răng cần lưu ý vì đây có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý. Nếu hiện tượng này kéo dài khoảng 1 tuần cần tìm bác sĩ nha khoa lập tức để được tư vấn và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng không ngừng

Hiện tượng chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không tốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:

Do vệ sinh răng miệng kém: Khi bạn vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn tích tụ lâu ngày ở chân răng và hình thành mảng bám trên răng. Những vi khuẩn này gây ra tình trạng viêm, sưng đau, chảy máu và viêm nướu.

Đánh răng không đúng cách: Khi đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng có thể dẫn tới mòn men răng, nướu bị kích thích.

Bệnh lý răng miệng: Viêm nướu và các bệnh về nướu răng có triệu chứng như nướu sưng, mềm, đỏ tươi và dễ chảy máu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn có thể gây loãng máu, khô miệng và có thể dẫn tới chảy máu nướu.

Mang thai: Trong thời kỳ mang thai nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể phụ nữ thay đổi trong đó bao gồm các phản ứng đối với vi khuẩn miệng, làm tăng lưu lượng máu tới nướu và gây chảy máu khi đánh răng.

Ngoài ra, chảy máu chân răng còn do một số bệnh lý nguy hiểm gây nên như:

Ung thư máu: Chảy máu chân răng không ngừng là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư máu. Người bệnh còn xuất hiện các vết bầm tím trên da, chảy máu răng có thể xuất hiện đột ngột ngay cả khi không do va đạp.

Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn hại cho răng và nướu của bạn. Do đó, bạn nên giữ cho lượng đường trong máu của mình ở giới hạn an toàn, nếu bạn hút thuốc nên bỏ ngay lập tức vì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng mà còn dẫn tới các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng.

Bệnh lý gan thận: Đây là những cơ quan quan trọng có chức năng tổn hợp chất đông máu từ vitamin K và vitamin C cho cơ thể. Khi các cơ quan này có vấn đề gây ảnh hưởng tới khả năng tổng hợp các vitamin kết quả dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng, máu khó đông hoặc không đông được.

Thiếu vitamin, canxi: Khi cơ thể thiếu vitamin C và K là những vitamin quan trọng tham gia vào quá trình đông máu gây ra tình trạng máu khó đông. Hơn nữa, canxi, magie và các chất chống viêm có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng góp phần giúp răng lợi khỏe mạnh hơn. Vì vậy, nên bổ sung những chất này thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

☛ Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Khi bị chảy máu chân răng không ngừng cần làm gì?

Khi bạn gặp phải tình trạng chảy máu chân răng không ngừng cần tới gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp khắc phục. Với các biện pháp xử trí tại nhà chỉ giúp bạn ngưng chảy máu răng vào thời điểm đó. Nếu chưa tìm được nguyên nhân và có biện pháp điều trị cụ thể tình trạng chảy máu chân răng vẫn tiếp tục diễn ra. Và để lâu sẽ khó điều trị và gây ra những tổn thương vĩnh viện không thể nào phục hồi được.

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ sau khi người bệnh đã được thăm khá và tư vấn cụ thể cần phải thay đổi những thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày góp phần quan trọng giúp bệnh mau bình phục.

Dưới đây là một số thói quen cần thay đổi:

  • Chọn bàn chải đánh răng: Khi gặp phải tình trạng chảy máu chân răng là dấu hiệu nướu răng nhạy cảm. Chọn bàn chải đánh răng cần được lưu ý, tránh những bàn chải có lông vừa và cứng. Nên chọn những loại bàn chải có lông mềm mại tránh kích ứng nướu răng.
  • Chải răng đúng cách:  Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, và chải răng ít nhất 2 phút mỗi lần. Chải răng nhẹ nhàng từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, chải răng cả mặt trong và mặt ngoài.
  • Chế độ ăn uống cân bằng: Một trong những nguyên nhân dẫn tới chảy máu chân răng là do thiếu hụt vitamin trong cơ thể. Vì vậy, cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và đủ chất không chỉ tốt cho sức khỏe răng miệng và tổng thể.
  • Chườm lạnh: Đây là biện pháp giúp ngăn chảy máu chân răng ngay lập tức vì tạo ra sự co thắt mạch máu làm giảm lượng máu lưu thông trong răng.
  • Hạn chế căng thẳng: Stress, căng thẳng khiến cơ thể sản xuất hormone cortisol với số lượng quá nhiều. Hormon đặc biệt này cũng có thể gây ra chảy máu.
  • Khám nha khoa thường xuyên: Cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, nha sĩ giúp bạn kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng. Nên khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần tại các cơ sở nha khoa uy tín là cách tốt nhất để bảo vệ răng miệng hiệu quả.
  • Tránh thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân khiến nướu răng nhạy cảm do đó cần loại bỏ thói quen xấu này

Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng là tình trạng khá phổ biến của nhiều trẻ em. Để cải thiện tình trạng trên, cha mẹ cần bổ sung đủ vitamin C trong chế độ ăn uống của các bé. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra một loại quả hoàn toàn phù hợp với trẻ nhỏ là Acerola Cherry khi chứa hàm lượng Vitamin C cao gấp 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài. Chưa kể loại trái cây này còn mang trong mình Rutin – một loại Vitamin P có tác dụng tăng cường sự vững bền của thành mạch, tăng cường khả năng phục hồi độ đàn hồi ở các mao mạch tổn thương, đảm bảo hạn chế tối đa sự xuất huyết ở trẻ nhỏ. Với mùi vị ngọt thanh, chua nhẹ phù hợp với vị giác và đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, Acerola Cherry được các chuyên gia Nhi khoa tin dùng trong điều trị và phòng các bệnh về mao mạch cho trẻ nhỏ, nhất là các vấn đề chảy máu chân răng.

CNattu Kids là sản phẩm duy nhất chứa vitamin C tự nhiên, Rutin tự nhiên chiết xuất từ Acerola Cherry, mang lại hiệu quả vượt trội: hỗ trợ trong mọi trường hợp ốm sốt như sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết…đồng thời ngăn ngừa biến chứng do sốt: xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ.

Cùng với nguyên liệu nhập khẩu từ châu Âu, sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP- WHO, CNattu kids chính là sự lựa chọn hảo hảo, an toàn giúp mẹ bổ sung Vitamin C và Rutin tự nhiên cho trẻ để con luôn khỏe mạnh và có được sự phát triển tốt nhất.

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/chay-mau-chan-rang-khong-ngung-3269/feed/ 0
Sốt xuất huyết gây chảy máu răng có nguy hiểm? http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-gay-chay-mau-rang-3265/ http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-gay-chay-mau-rang-3265/#respond Tue, 21 Jan 2020 02:28:56 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3265 Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh do virus Dengue. Trung gian truyền bệnh là muỗi vẵn, vào mùa mưa là thời điểm muỗi vằn phát triển mạnh nên sốt xuất huyết dễ bùng phát thành dịch. Biểu hiện chính của sốt xuất huyết là tình trạng sốt và xuất huyết. Xuất huyết với các biểu hiện như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết âm đạo. Trong những trường hợp nặng có thể gây vỡ hồng cầu, thoát mạch, cô đặc máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể gây ảnh hưởng tới tính mạng con người.

Sốt xuất huyết gây chảy máu răng có nguy hiểm? 1

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở nước ta, bệnh lây truyền bởi muỗi vằn. Hàng năm, vào mùa mưa ở những nơi có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước động tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và hút máu người lây truyền bệnh. Có 4 tuýp virus Dengue là: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Một người có thể bị mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời và lần sau thường bị nặng hơn lần trước do trong cơ thể đã có kháng thể của nhiều tuýp virus Dengue cùng tồn tại.

Thông thường, sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7 – 10 ngày với những diễn biến khá phức tạp. Người bệnh có thể chỉ sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ tới các dấu hiệu nặng hơn như nôn mửa nặng, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu, phân đen…

Dấu hiệu của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh được chia làm 3 loại:

  • Sốt xuất huyết thể nhẹ
  • Sốt xuất huyết chảy máu
  • Sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Tùy thuộc vào từng loại mà triệu chứng của bệnh có mức độ tăng dần.

Sốt xuất huyết thể nhẹ

Tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi vằn người bệnh có các triệu chứng sốt trong vòng từ 4 – 7 ngày. Dạng bệnh này có các triệu chứng khá điển hình và không có biến chứng. Người bệnh còn có một số triệu chứng khác như:

  • Sốt cao, lên đến 40,5 độ C
  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu
  • Khớp và cơ đau
  • Cảm giác buồn nôn và nôn
  • Phát ban, các ban của sốt xuất huyết xuất hiện trên cơ thể 3 – 4 ngày sau khi bắt đầu sốt và thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Cũng có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

Sốt xuất huyết có chảy máu

Khi bệnh ở dạng này người bệnh có tất cả các triệu chứng của sốt xuất huyết ở thể nhẹ kèm theo đó là các tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết, tình trạng chảy máu cam, chảy máu nướu răng, dưới da, gây ra các vết bầm tím trên cơ thể. Khi ở thể này nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng của sốt xuất huyết thậm chí tử vong.

Sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Đây là thể bệnh nặng nhất của sốt xuất huyết, các triệu chứng của bệnh bao gồm ở thể sốt xuất huyết nhẹ cộng với dấu hiệu của thể sốt xuất huyết chảy máu. Kèm theo đó là tình trạng huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Thể bệnh này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau khi người bệnh đã có miễn dịch chủ động, do người bệnh đã từng mắc bệnh trước đó hoặc thụ động (do mẹ truyền sang con). Bệnh có biểu hiện nặng đột ngột sau 2 – 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này thường xảy ra ở đối tượng trẻ em (đôi khi cũng xuất hiện ở người lớn), có thể gây tử vong đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

☛ Tìm hiểu thêm:Sốt xuất huyết – Các triệu chứng của bệnh

Vì sao sốt xuất huyết gây chảy máu chân răng?

Biểu hiện nhẹ của tình trạng xuất huyết ở người bệnh là xuất hiện các đốm xuất huyết, hồng ban ở dưới da, chảy máu cam và tình trạng chảy máu chân răng. Những triệu chứng trên khá phổ biến ở cả người bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ và trung bình. Nguyên nhân gây ra xuất huyết nhẹ do: Mao mạch trở nên mỏng vì giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu.

Vai trò của tiểu cầu rất quan trọng trong quá trình đông máu giúp duy trì tính toàn vẹn của các mối nối kết dính nội mô. Đa phần các trường hợp xuất huyết niêm mạc (tình trạng xuất huyết tiêu hóa và âm đạo) ở người bệnh sốt xuất huyết có liên quan tới tình trạng sốc kéo dài và nhiễm toan chuyển hóa.

Tóm lại, nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu trong đó có hiện tượng chảy máu chân răng có liên quan tới giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu. Chức năng tiểu cầu bị suy yếu dẫn tới tổn thương thành mạch gây xuất huyết.

Giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu xảy ra ở hầu hết những người bệnh sốt xuất huyết ngay cả ở thể bệnh nhẹ. Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu được cho là bắt nguồn từ tế bào tủy xương bị ức chế hoạt động, gây ra do nhiễm trùng trực tiếp tại các tế bào tiền thân hoặc tác động của đại thực bào kích hoạt các tế bào T làm giải phóng cytokine và ức chế quá trình tạo máu.

Tiểu cầu giảm còn do sự phá hủy tiểu cầu qua trung gian miễn dịch ngoại vi dưới sự tác động của virus gây sốt xuất huyết và kháng thể NS1.  Thời gian bán hủy của tiểu cầu giảm dẫn tới số lượng tiểu cầu giảm đi nhanh chóng ở người bệnh sốt xuất huyết.

Rối loạn đông máu

Tình trạng này khá thường gặp ở người bệnh sốt xuất huyết. Nguyên nhân của tình trạng rối loạn đông máu là do cơ thể bị mất các protein thiết yếu tham gia vào quá trình đông máu do rò rỉ huyết tương. Sự tương tác giữa virus sốt xuất huyết NS1 và lớp vỏ glucid ở mặt ngoài của màng tế bào có thể gây ra sự rò rỉ protein huyết tương và giải phóng heparan sulfate vào tuần hoàn. Heparan sulfate hoạt động như một chất chống đông máu, là một tác nhân dẫn đến rối loạn đông máu.

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Với tình trạng chảy máu chân răng thông thường không quá nguy hiểm, nhưng nếu hiện tượng này xuất hiện ở người bệnh sốt xuất huyết kèm theo các triệu chứng như sốt, cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp…thì người bệnh cần gặp ngay bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh sốt xuất huyết diễn biến qua nhiều giai đoạn khác nhau nên người bệnh cần chú ý một số giai đoạn nguy hiểm như:

Sau 4 – 7 ngày từ khi bị muỗi truyền virus Dengue, người bệnh với các triệu chứng như:

  • Sốt cao đột ngột
  • Đau cơ và khớp
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau sau mắt
  • Nôn và cảm thấy buồn nôn
  • Nốt ban xuất hiện vào ngày thứ 3 sau khi sốt bắt đầu

Ngày 3 – 7 các nốt ban sẽ nổi khắp người, sốt giảm khiến nhiều người bệnh lầm tưởng bệnh đã thuyên giảm nhưng đây mới là giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Giai đoạn sốt xuất huyết chuyển nặng với các triệu chứng:

  • Tình trạng xuất huyết niêm mạc với biểu hiện chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài, rong kinh hoặc ra máu âm đạo bất thường
  • Xuất huyết nội tạng với tình trạng nôn mửa nhiều, nôn ra máu, đau tức vùng gan, thượng vị, đi ngoài phân đen, tay chân lạnh…Nguy hiểm hơn là xuất huyết não nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
  • Thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch, nguyên nhân do tính thấm thành mạch tưng gây ra cô đặc máu, tràn dịch màng bụng, màng phổi và có thể làm tụt huyết áp, trụy tim mạch, sốc phản vệ.

Khi người bệnh sốt xuất huyết có xuất hiện chảy máu chân răng cũng như các dấu hiệu trên cần tới ngay trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều trị chảy máu nặng khi sốt xuất huyết

Với những trường hợp sốt xuất huyết gây chảy máu nặng người bệnh sẽ được bác sĩ cho truyền dịch điện giải, truyền máu tươi, bổ sung tiểu cầu… Có thể dùng thêm thuốc corticoid để chống viêm, thuốc trợ tim, an thần và theo dõi chặt chẽ, đề phòng biến chứng sốc nặng với nguy cơ tử vong rất cao.

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần tuyệt đối tránh những việc như xông hơi hoặc xông bằng lá. Người bệnh thiếu máu, cơ tim bị viêm trong khi đó xông hơi làm thoát dịch, mất nước khiến tình trạng của người bệnh ngày càng nặng hơn. Các thuốc cần tránh như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium (nhóm NSAIDs) vì đây là những thuốc có hoạt tính chống kết tập tiểu cầu, ức chế khả năng đông máu, và vì vậy khiến cho biến chứng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh gặp các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu nặng, sốc cần cấp cứu tại bệnh viện.

Đối với các dạng nhẹ hơn, điều trị bao gồm:

  • Ngăn ngừa tình trạng mất nước: Người bệnh sốt xuất huyết thường có triệu chứng sốt cao và nôn khiến cơ thể bị mất nước. Do đó, cần bù nước cho cơ thể bằng cách cho người bệnh uống nước sạch, bổ sung muối và điện giải bằng oresol cũng có thể giúp thay thế chất lỏng và khoáng chất.
  • Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol  có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Cần lưu ý, sử dụng thuốc dưới sự giám sát của dược sĩ chuyên môn và sử dụng không quá 4g/ ngày.
  • Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen, không được khuyến cáo, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong.

Với những người bệnh ở thể nặng hơn cần:

Chỉ định truyền tĩnh mạch được điều chỉnh sau khi theo dõi chặt chẽ trong thời gian từ 1 – 2 giờ trong suốt 24 giờ

Thiết lập áp lực tĩnh mạch trung tâm có thể là cần thiết trong việc quản lý các trường hợp nghiêm trọng không dễ hồi phục.

Người bệnh bị rò rỉ huyết tương lớn và trong đó một khối lượng lớn tinh thể được cung cấp chất lỏng keo được chỉ định

Với trường hợp người bệnh bị sốc liên tục mặc dù đã giảm hematocrit sau khi thay thế chất lỏng ban đầu và hồi sức bằng thuốc giãn nở huyết tương, truyền máu sau đó có thể được chỉ định.

Một số lưu ý:

  • Với bệnh sốt xuất huyết sử dụng kháng sinh không có tác dụng nên không dùng kháng sinh trong sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra.
  • Ngăn ngừa chảy máu chân răng và xuất huyết tiêu hóa người bệnh nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và hấp thu như cháo, súp…
  • Bổ sung cơ thể nhiều nước để bù dịch

☛ Tìm hiểu thêm: Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?

Phòng chống chảy máu trong sốt xuất huyết

Để phòng tránh tình trạng chảy máu trong sốt xuất huyết người bệnh cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi ở trên giường, giảm các hoạt động như chạy nhảy, đạp xe, các môn thể thao có thể gây té ngã và chấn thương
  • Tránh đánh răng và làm tổn thương mũi khi số lượng tiểu cầu của bạn giảm xuống dưới mức bình thường sẽ gây chảy máu chân răng, chảy máu cam nhiều, khó cầm máu.
  • Tình trạng chảy máu bề mặt xảy ra, áp dụng áp lực vững chắc đến điểm chảy máu trong vài phút. Với người bị chảy máu cam cần dùng tay để áp lực vào phần sống mũi (bằng cách bóp) và nghiêng về phía trước

Người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu của bệnh để kịp thời tới viện thăm khám và điều trị đúng phác đồ. Nếu có dấu hiệu chảy máu chân răng cần lưu ý vì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang chuyển nặng.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết, để tăng sức đề kháng, giảm sốt và phòng ngừa biến chứng của sốt xuất huyết bổ sung vitamin C rất cần thiết. Rutin giúp ngăn ngừa các nguy cơ do sốt: Vỡ mạch, xuất huyết, chảy máu nội tạng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu não, xuất huyết dưới da, v.v…

CNattu kids – sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa vitamin C và Rutin 100% tự nhiên được chiết xuất từ Acerola cherry – loại quả giàu hàm lượng Vitamin C nhất thế giới. Sử dụng Cnattu Kids giúp mang lại hiệu quả vượt trội: hỗ trợ giảm sốt, ngăn biến chứng xuất huyết, chảy máu cam do sốt

  • Giảm và hỗ trợ điều trị trong mọi trường hợp sốt như sốt virus, sốt phát ban, sốt xuất huyết
  • Tăng sức bền thành mạch máu, ngăn xuất huyết, chảy máu cam

Đặc biệt với độ pH trung tính, CNattu kids không có vị chua, mùi dịu nhẹ dễ uống nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.

Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-gay-chay-mau-rang-3265/feed/ 0
Chảy máu chân răng khi ngủ dậy buổi sáng là bệnh gì? http://chamconkhoe.com.vn/chay-mau-chan-rang-buoi-sang-ngu-day-3242/ http://chamconkhoe.com.vn/chay-mau-chan-rang-buoi-sang-ngu-day-3242/#respond Sat, 11 Jan 2020 01:45:28 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3242 Có khá nhiều người gặp phải tình trạng chảy máu chân răng vào buổi sáng sau khi thức dậy. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này đơn giản do vệ sinh răng miệng kém, thói quen lạm dụng chất kích thích, chế độ ăn uống thiếu chất, nghiêm trọng hơn do một số bệnh lý gây nên. Cùng tìm hiểu nguyên nhân chảy máu chân răng vào buổi sáng và cách khắc phục.

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy buổi sáng là bệnh gì? 1

Tìm hiểu thêm: Chảy máu chân răng – Tổng hợp các thông tin hữu ích

Chảy máu chân răng buổi sáng khi ngủ dậy do đâu?

Chảy máu chân răng sau khi ngủ dậy là hiện tượng khá thường gặp với tình trạng chảy máu ở vùng răng nướu lợi sau khi dậy hay khi đánh chải răng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này:

Mắc các bệnh lý về răng miệng

Khi gặp phải tình trạng chảy máu chân răng vào buổi sáng không phải do đánh răng có thể bạn mắc phải một số bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu hoặc viêm nướu.

Viêm nướu: Khi không loại bỏ hết mảng bám ở nướu, vi trùng tấn công các mô khỏe mạnh xung quanh răng. Sự tích tụ của mảng bám có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc khi sử dụng chỉ nha khoa.

Viêm nha chu: Viêm nướu tiến triển nghiêm trọng hơn chuyển sang viêm nha chu. Viêm nha chu có thể gây mất răng và xương. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng khác như áp xe đau đớn, trôi răng khiến việc nhai gặp khó khăn.

Sử dụng chất kích thích

Một số người có thói quen sử dụng các chất kích thích như cà phê, nước uống có gas, thuốc lá…là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe răng miệng. Nếu sau khi sử dụng chúng mà không vệ sinh răng miệng đúng cách gây ra hậu quả mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển có thể dẫn tới sâu răng, viêm lợi và gây chảy máu chân răng.

Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai

Khi mang thai nội tiết tố thay đổi có thể gây ra viêm nướu thai kỳ. Nướu trở nên nhạy cảm hơn, gây chảy máu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Tiền sử bệnh lý

Nếu mắc phải một số bệnh lý như tiểu đường, xuất huyết giảm tiểu cầu máu, thiếu canxi có thể gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy. Ở những trường hợp này, chảy máu chân răng chỉ là triệu chứng của bệnh.

Chế độ ăn thiếu chất

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu chất dinh dưỡng như vitamin C, K có thể dẫn tới chảy máu chân răng. Vì đây là những vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Khi cơ thể thiếu vitamin này có thể dẫn tới chảy máu chân răng bất thường.

Sử dụng thuốc

Một số thuốc bạn sử dụng có thể làm nướu dễ chảy máu như thuốc làm loãng máu và aspirin giữ cho máu của bạn không bị đông máu. Những loại thuốc trên làm tăng nguy cơ chảy máu nướu răng và khiến bạn bị chảy máu trong một thời gian dài sau khi đánh răng.

Vệ sinh răng miệng sai cách

Nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng là vệ sinh răng miệng kém. Không loại bỏ mảng bám kịp thời khiến một số chất vôi hóa bám vào và tiếp tục kích thích nướu răng gây ra chảy máu và tiến triển thành các dạng bệnh nướu tiến triển hơn.

Chảy máu chân răng không đáng ngại nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì rất có thể bạn đang gặp phải bệnh lý nào đó như viêm chân răng, viêm nướu. Vì vậy, khi có hiện tượng chảy máu chân răng bất thường mỗi sáng khi thức dậy cần tới gặp nha sỹ để khám và điều trị ngay.

Tìm hiểu thêm: Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng sau khi ngủ dậy nên dùng thuốc nào?

Để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng bạn có thể sử dụng một số thuốc như:

  • Kamistad
  • Tetracycline
  • Viêm ngậm chống sưng, giảm đau,…

Những thuốc kể trên có tác dụng khống chế tình trạng chảy máu chân răng nhanh chóng. Nhưng cần sử dụng các thuốc theo liều hượng và hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể dùng một số bài thuốc dân gian để chữa chảy máu chân răng như dùng lá đinh hương, bạc hà hay mật ong…

Chảy máu chân răng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên do đó người bệnh cần phải được thăm khám và có giải pháp điều trị phù hợp cho từng người bệnh. Nếu chảy máu chân răng do nguyên nhân răng miệng đơn thuần (viêm lợi, viêm quanh răng…) thì không quá nguy hiểm và có thể chữa trị được.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả

Biện pháp cải thiện chảy máu chân răng buổi sáng khi ngủ dậy

Biện pháp cải thiện chảy máu chân răng buổi sáng khi ngủ dậy 1

Có nhiều cách giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, dưới đây là một số mẹo giúp bạn giữ răng nướu khỏe mạnh và giảm tình trạng chảy máu chân răng khi ngủ dậy:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Cần đánh răng bằng bàn chải có lông mềm theo chuyển động tròn giúp kích thích nướu của bạn giúp giảm chảy máu chân răng, củng cố mô bảo vệ răng của bạn.
  • Dùng chỉ nha khoa: Là một trong những cách quan trọng giúp ngăn ngừa chảy máu nướu răng, duy trì sức khỏe răng miệng tốt. Sử dụng chỉ nha khoa giúp bạn loại bỏ mảng bám và các hạt thức ăn có thể nằm dưới đường nướu và gây ra chảy máu chân răng.
  • Tránh sử dụng thuốc lá và chất kích thích: Khi sử dụng thuốc lá, chất kích thích làm hỏng nướu của bạn là nguyên nhân khiến bạn mắc các bệnh về nướu răng
  • Khám răng định kỳ để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cũng như chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nha khoa có thể xảy ra.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng có tác dụng trị viêm nướu
  • Bổ sung thêm vitamin C giúp nướu khỏe mạnh bằng các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, đu đủ, dâu tây, xoài…

Để bổ sung vitamin C giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng : XEM TẠI ĐÂY

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/chay-mau-chan-rang-buoi-sang-ngu-day-3242/feed/ 0
Chảy máu chân răng nên ăn gì? http://chamconkhoe.com.vn/chay-mau-chan-rang-an-gi-3235/ http://chamconkhoe.com.vn/chay-mau-chan-rang-an-gi-3235/#respond Sat, 11 Jan 2020 01:37:01 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3235 Chảy máu chân răng là hiện tượng khá phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như viêm nướu, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thiếu vitamin C, hút thuốc…Bên cạnh điều trị có nhiều người thắc mắc khi bị chảy máu chân răng ăn gì để cải thiện tình trạng. Cùng tìm hiểu những thực phẩm người bệnh nên sử dụng qua những thông tin dưới đây.

Chảy máu chân răng nên ăn gì? 1

Nguyên nhân chảy máu chân răng

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng rất đa dạng, có thể do bệnh lý gây nên hoặc đơn giản chỉ là những thói quen xấu khi chăm sóc răng miệng khiến nhiều người gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng:

  • Viêm nướu: Mảng bám trên răng không được chải đi hoặc dùng chỉ nha khoa không lấy đi hết khiến vi khuẩn đọng lại gây ra viêm nướu khiến bạn dễ bị chảy máu răng. Tình trạng này kéo dài mà không chữa trị có nguy cơ tụt lợi xuống làm chân răng bị lộ ra ngoài gây mất thẩm mỹ và gây rụng răng.
  • Sử dụng thuốc: Một số thuốc có thể gây chảy máu chân răng như thuốc làm loãng máu.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Lơ là khi chăm sóc răng miệng có thể khiến bạn bị chảy máu chân răng như đánh răng vội vã, đánh răng không đủ lâu. Hoặc thói quen không dùng chỉ nha khoa để lấy đi mảng bám có thể dẫn tới sưng và viêm nướu
  • Sử dụng bàn chải thô cứng: Một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng do bàn chải thô cứng. Vì vậy, nên chọn bàn chải có đầu lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng sẽ hạn chế tổn thưởng tới lợi.
  • Chế độ ăn thiếu chất: Thực phẩm bạn sử dụng có thể gây kích ứng nướu và dẫn tới chảy máu. Đặc biệt là chế độ ăn thiếu hụt vitamin C, K – vitamin cần thiết giúp cho việc đông máu.
  • Hút thuốc lá nhiều: Những người thường xuyên hút thuốc lá dễ mắc các bệnh về nướu lợi gây ra chảy máu chân răng
  • Stress: Căng thẳng gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nói chung, sức khỏe răng miệng nói riêng. Tình trạng này kéo dài dễ gây bệnh nướu răng.
  • Thay đổi nội tiết tố nữ: Hiện tượng này xuất hiện ở trong các giai đoạn của phụ nữ như dậy thì, mang thai, mãn kinh hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai. Đây là vấn đề khá phổ biến làm tăng nguy cơ chảy máu nướu răng.

Tìm hiểu thêm: Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Khi bị chảy máu chân răng nên ăn gì?

Các loại hoa quả tươi và rau xanh

Các loại hoa quả tươi và rau xanh 1

Đây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt là các loại rau giòn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho nướu răng. Những chất này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện tuần hoàn máu và hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Hãy bổ sung trong thực đơn hàng ngày của bạn và gia đình các loại rau xanh và trái cây tốt cho sức khỏe.

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng đối với cơ thể, khi thiếu vitamin C quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, khiến các vết thương lâu lành dẫn đến xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau (vỡ mao mạch, chảy máu dưới da, chảy máu chân răng), thành mạch yếu…Hãy tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C từ các loại hoa quả, rau củ giúp tăng sức đề kháng và hạn chế chảy máu chân răng. Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin C:

Quả bưởi: Một quả bưởi trung bình có chứa tới gần 92,5 mg vitamin C. Khi ăn 2 quả bưởi mỗi ngày trong thời gian nửa tháng giúp tình trạng chảy máu chân răng cải thiện đáng kể. Cần lưu ý, không nên đánh răng sau khi ăn bưởi vì các loại quả chua có nhiều axit nên dễ làm yếu men răng và gây ra mòn răng.

Quả chanh + tỏi: Dùng 1 trái chanh và 2g tỏi mỗi ngày giúp bổ sung vitamin C đồng thời ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng

Quả xoài: Một trong những trái cây giàu vitamin C, vitamin A giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng. Nên dùng quả xoài gần chín có chứa nhiều vitamin C, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước ép.

Quả Acerola Cherry : Được mệnh danh là “Nữ hoàng vitamin C tự nhiên” với hàm lượng vitamin C cao nhất hiện nay khi gấp 7 lần ổi, 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài,….

Mang đến một giải pháp vượt trội nhất từ trước đến nay, Cnattu kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry – loại quả có hàm lượng vitamin C cao nhất hiện nay giúp phát huy tối đa công năng:

  • Hỗ trợ giảm sốt
  • Ngăn biến chứng do sốt như xuất huyết, chảy máu cam
  • Rút ngắn thời gian ốm sốt và nhanh phục hồi sau sốt

Cnattu kids chính là sự lựa chọn hoàn hảo để bổ sung Vitamin C và Rutin tự nhiên cho trẻ.

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Nước chè xanh

Nước chè xanh 1

Trà xanh có công dụng chống viêm, sát khuẩn kết hợp với mật ong giúp ngăn chặn nhiều bệnh lý về răng miệng. Sự kết hợp hoàn hảo này có tác dụng điều trị chảy máu chân răng. Cách thực hiện như sau:

Lá trà xanh tươi nấu rồi cho thêm 1 thìa mật ong và dùng nước trà xanh mật ong ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày có hiệu quả nhanh chóng.

Quả mơ

Một trong những nguyên nhân gây tụt nướu và chảy máu chân răng là thiếu vitamin A. Trong khi đó, quả mơ là nguồn cung cấp beta-carotene dồi dào, giúp cơ thể sản xuất vitamin A. Vì vậy, bổ sung loại trái cây này vào thực đơn hàng ngày giúp giảm tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung rau bina và cà rốt là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào.

Sữa

Là nguồn thực phẩm bổ sung lượng calci cho cơ thể để giúp lợi và nướu răng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, khi bổ sung calci giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng. Hãy uống ít nhất 2 ly sữa mỗi ngày để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.

Dưa chuột

Là thực phẩm có tác dụng giúp duy trì sự cân bằng acid trong miệng của bạn, hỗ trợ ngăn ngừa các vấn để răng miệng. Có thể thêm vài lát dưa chuột vào món rau hoặc ăn kèm với các món khác

Quả nam việt quất

Quả nam việt quất 1

Quả nam việt quất có tác dụng kháng khuẩn giúp làm sạch nướu răng và các vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Bạ có thể ăn sống hoặc uống 1 cốc nước ép giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng.

Tìm hiểu thêm: Đánh răng bị chảy máu chân răng phải làm sao?

Lời khuyên khi điều trị chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nếu nguyên nhân do bệnh lý về răng miệng gây ra bạn cần được khám và điều trị đúng cách. Sử dụng thực phẩm cải thiện chảy máu chân răng chỉ là giải pháp tạm thời và trong một số trường hợp do thiếu chất gây nên. Cần tìm ra nguyên nhân, sau khi kiểm tra và xác định nguyên nhân bác sĩ sẽ có biện pháp chữa trị hợp lý.

Dưới đây là một số lời khuyên khi bị chảy máu chân răng:

  • Từ bỏ thuốc lá: Đây là nguyên nhân hàng gây ra các bệnh răng miệng. Vì thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thuốc có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.
  • Lấy cao răng: Đi lấy cao răng theo định kỳ giúp loại bỏ mảng bám ở chân răng giảm thiểu các bệnh lý về răng miệng
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Nên đánh răng 2 lần/ngày, chải răng đúng cách, sử dụng bàn chải đánh răng có đầu lông mềm. Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để ngăn ngừa các mảng bám, giảm chảy máu chân răng. Nên sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng thay vì tăm xỉa răng.
  • Chế độ ăn đủ chất: Bổ sung các loại vitamin như vitamin C, K giúp hạn chế chảy máu chân răng
  • Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng. Do đó, cần có suy nghĩ tích cực, tránh bị căng thẳng để hạn chế chảy máu chân răng và nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Thường xuyên đến nha khoa uy tín khám định kỳ 6 tháng/lần để phòng ngừa và điều trị các bệnh về răng miệng.

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/chay-mau-chan-rang-an-gi-3235/feed/ 0
Chảy máu chân răng ở trẻ có nguy hiểm? http://chamconkhoe.com.vn/tre-chay-mau-chan-rang-nguy-hiem-3231/ http://chamconkhoe.com.vn/tre-chay-mau-chan-rang-nguy-hiem-3231/#respond Sat, 11 Jan 2020 01:27:35 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3231 Chảy máu chân răng là tình trạng không hề hiếm gặp ở trẻ em. Nguyên nhân gây ra khá đa dạng nhưng chiếm tỷ lệ cao do vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đủ chất. Nhiều cha mẹ thắc mắc chảy máu chân răng ở bé có thực sự nguy hiểm. Cùng tham khảo qua những thông tin dưới đây.

Chảy máu chân răng ở trẻ có nguy hiểm? 1

Tìm hiểu thêm: Chảy máu chân răng – Tổng hợp các thông tin hữu ích

Chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm?

Chry máu chân răng ở trẻ có thể gây ra nguy hiểm, kèm theo là các dấu hiệu như sưng tấy, đỏ ửng khiến bé luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu nên không ăn uống được nhiều.  Tình trạng chảy máu chân răng do viêm nướu – bệnh lý răng miệng nguy hiểm nếu không được điều trị có thể gây ra triệu chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Mặt khác, nếu không được điều trị có thể gây mất răng (răng sữa khá yếu và mối liên kết giữa răng sữa và nướu răng chưa cao).

Nguyên nhân gây ra tình trạng này do vi khuẩn trong khoang miệng kết hợp với mảng bám thức ăn tạo thành vôi răng tạo ra viêm nhiễm xâm nhập vào nưới và gây ra chảy máu. Mặt khác, chúng ta đều biết răng sữa có công dụng giúp ăn nhai trong giai đoạn đầu đời của trẻ và định hướng sự mọc thẳng hàng của răng vĩnh viễn sau này. Tình trạng chảy máu chân răng khiến răng vĩnh viễn mọc không thẳng hàng, dễ gây ra các bệnh lý về răng miệng sau này.

Chảy máu chân răng ở trẻ còn do trẻ mắc phải một số bệnh lý như:

  • Bệnh lý về tim mạch: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ
  • Dấu hiệu của thiếu vitamin C, K, bệnh lý gan mật gây ảnh hưởng tới quá trình đông máu
  • Bệnh ung thư máu, giảm tiểu cầu dẫn tới xuất huyết gây nguy hiểm tới tính mạng của bé
  • Các bệnh tiểu đường: Có liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe.

Do đó, khi bé bị chảy máu chân răng cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ tới nha khoa để kiểm tra và có biện pháp chữa trị sớm

Làm gì khi bé bị chảy máu chân răng?

Khi bé bị chảy máu chân răng việc điều trị là rất cần thiết. Các bác sĩ tiến hành lấy cao răng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây viêm nướu, kê thuốc cho bé và hướng dẫn cha mẹ dạy bé cách vệ sinh răng miệng hiệu quả.

Uống thuốc theo toa

Bác sĩ kê thuốc theo toa cho bé kết hợp với việc vệ sinh răng miệng thật tốt. Nhưng trong thời gian nướu răng bị chảy máu không nên cho bé đánh răng có thể gây tổn thương nướu răng thêm. Cha mẹ hãy dùng gạc và NaCl 0,9% để vệ sinh nhẹ nhàng răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn.

Chế độ ăn bổ sung vitamin C

Một trong những nguyên nhân khiến bé bị chảy máu chân răng do chế độ ăn uống hàng ngày không bổ sung đủ vitamin C. Do đó, cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin C cho bé như cam, chanh, ổi, đu đủ, kiwi…

Nhiều cha mẹ không biết một loại trái cây được mệnh danh là “Nữ hoàng Vitamin C tự nhiên” là trái Acerola Cherry. Acerola Cherry chứa tới 1677,6 mg Vitamin C trong 100 g khối lượng và được công nhận là loại quả có chứa hàm lượng vitamin C cao nhất thế giới. Acerola cherry còn chứa hàm lượng lớn Rutin. Đây là một loại Vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, tăng sức bền thành mạch, chống xuất huyết và chảy máu cam.

Mang đến một giải pháp vượt trội nhất từ trước đến nay, Cnattu Kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry phát huy tối đa công năng:

  • Hỗ trợ giảm sốt
  • Ngăn biến chứng do sốt cao như xuất huyết, chảy máu cam
  • Rút ngắn thời gian ốm sốt và nhanh phục hồi sau sốt

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Vệ sinh răng miệng cho trẻ 1

Đối với trẻ còn nhỏ không thể tự vệ sinh răng miệng cha mẹ nên thực hiện giúp bé. Nên chọn bàn chải có lông mềm, dùng gạc rơ lưỡi cho bé.

Cần nhắc trẻ súc miệng bằng nước muối hàng ngày, đây là cách đơn giản nhất để vệ sinh răng miệng. Mẹ hãy hòa nước muối loãng và cho bé súc miệng ngày 2-3 lần.

Lấy cao răng cho bé

Với những trẻ đã mọc răng vĩnh viễn đầy đủ đây là việc làm cần thiết giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám chứa vi khuẩn trên răng giúp nưới dần dần lành thương. Duy trì lấy cao răng 6 tháng/lần để nha sĩ có thể thăm khám và phát hiện các vấn đề về răng miệng sớm nhất.

Các liệu pháp thiên nhiên chữa chảy máu chân răng

Khi trẻ bị chảy máu chân răng có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên như sử dụng dầu đinh hương, muối chanh….để cải thiện tình trạng. Những nguyên liệu trên có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa chảy máu chân răng hiệu quả và đảm bảo an toàn cho bé.

Dầu đinh hương:

Lấy tăm bông thấm một ít dầu đinh hương và chà nhẹ lên phần răng và nướu bị chảy máu của bé. Sau khoảng 5 phút cho bé súc miệng lại với nước sạch hoặc nước muỗi loãng sẽ cho kết quả bất ngờ.

Trà túi lọc:

Lấy trà túi lọc ngâm trong nước sôi khoảng 20 phút sau đó lấy túi lọc ra để nguội. Đắp lên phần răng bị chảy máu của trẻ từ 5 -10 phút khiến tình trạng chảy máu chân răng chấm dứt.

Chanh – tỏi:

Giã nhuyễn tỏi sau đó trộn đều với một ít nước cốt chanh và đắp lên răng của trẻ đang chảy máu tầm 5 phút sau đó nhả ra ngoài. Mỗi khi chảy máu thực hiện các này hiệu quả tốt. Cần lưu ý, sau khi dùng cần cho bé súc miệng kỹ lại với nước sạch vì chanh có tính axit cao.

Tìm hiểu thêm: Thường xuyên bị chảy máu chân răng là bệnh gì?

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/tre-chay-mau-chan-rang-nguy-hiem-3231/feed/ 0
Chảy máu chân răng ở trẻ em – Nguyên nhân và điều trị http://chamconkhoe.com.vn/be-bi-chay-mau-chan-rang-2992/ http://chamconkhoe.com.vn/be-bi-chay-mau-chan-rang-2992/#respond Thu, 14 Nov 2019 07:16:16 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=2992 Chảy máu chân răng ở trẻ là tình trạng không hề hiếm gặp mà cha mẹ cần quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như viêm nướu, thiếu vitamin C hoặc đơn giản vệ sinh răng miệng không đúng cách. Khi gặp phải tình trạng này cha mẹ cần có biện pháp khắc phục sớm cho bé để cảm thấy bớt khó chịu đồng thời không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé.

Chảy máu chân răng ở trẻ em - Nguyên nhân và điều trị 1

Tìm hiểu thêm: Chảy máu chân răng – Tổng hợp các thông tin hữu ích

Nguyên nhân khiến bé bị chảy máu chân răng

Trẻ bị chảy máu chân răng thường do các nguyên nhân chính như viêm nướu răng, chế độ ăn uống thiếu chất, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Cụ thể như sau:

Do viêm nướu răng

Vi khuẩn trên răng phát triển khi trẻ vệ sinh răng miệng không tốt, các vi khuẩn này gây viêm và sản sinh ra độc tố khiến nướu ngày càng trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu hơn.

Khi trẻ bị viêm nướu thường cảm thấy đau, mỗi khi đánh răng thường bị chảy máu chân răng.

Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị viêm nướu răng vì nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ dẫn tới viêm nha chu, tụt nướu khiến răng dễ bị lung lay. Với những trẻ chưa mọc đầy đủ răng tình trạng chảy máu chân răng gây nguy cơ ảnh hưởng lớn tới răng vĩnh viễn sau này.

Chế độ ăn thiếu vitamin C

Chế độ ăn thiếu vitamin C 1

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chảy máu chân răng là tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin C. Khi thiếu vitamin C cơ thể trẻ sẽ không thể tổng hợp được collagen thông qua quá trình chuyển hóa lysin và prolin.

Thiếu vitamin C còn khiến vết thương lâu lành, gây ra tình trạng xuất huyết ở một số vị trí trên cơ thể như nướu, chân răng. Tình trạng chảy máu chân răng kéo dài gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ khiến trẻ trở nên biếng ăn hơn do nướu đau nhức và gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến lợi dễ tổn thương, chân răng sưng và dễ chảy máu. Nếu tình trạng này kéo dài dẫn tới các bệnh lý răng miệng ở bé. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng kỹ thuật tránh xảy ra tình trạng chảy máu chân răng.

Cảnh giác chảy máu chân răng ở bé do bệnh lý?

Trong trường hợp cha mẹ thấy bé bị chảy máu chân răng liên tục dù nướu răng không hề bị viêm, chế độ ăn uống bổ sung đủ chất thì nguyên nhân do một số bệnh lý như sau:

Bệnh lý về máu

Bệnh giảm tiểu cầu, ưa chảy máu, thiếu canxi trong đó một dạng ung thư ở trong máu hoặc tủy xương có biểu hiện là thiếu thành phần đông máu gây ra xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau.

Bệnh lý về gan

Gây ra rối loạn đông máu vì gan có vai trò tham gia vào quá trình tổng hợp các chất đông máu từ vitamin K. Khi gan có vấn đề dẫn tới tình trạng rối loạn đông máu, một trong những biểu hiện ra ngoài là tình trạng chảy máu chân răng.

Bệnh tiểu đường

Một trong những bệnh lý có liên quan tới chảy máu chân răng là tiểu đường. Bệnh lý này liên quan tới mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Bệnh lý về tim mạch

Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhồi máu cơ tim có dấu hiệu ở răng miệng, xuất phát từ tình trạng chảy máu chân răng. Khi máu cung cấp tới tim bị gián đoạn khiến tế bào tim chết và là nguyên nhân ngăn chặn máu lưu thông lên não gây ra đột quỵ nguy hiểm tới sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Chảy máu chân răng do đâu?

Làm gì khi bé bị chảy máu chân răng?

Cha mẹ cần có kiến thức để phân biệt chảy máu chân răng bình thường hay là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Với tình trạng chảy máu chân răng bình thường cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chữa chảy máu chân răng an toàn và hiệu quả dưới đây để chăm sóc răng miệng cho bé.

Dùng thuốc và rơ miệng

Điều đầu tiên nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ kiểm tra và kê thuốc điều trị. Bên cạnh đó, cần vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt. Nếu bé bị viêm nướu chảy máu chân răng không nên cho trẻ tự đánh răng có thể gây chảy máu và khiến bé tổn thương thêm. Thay vào đó, mẹ nên dùng gạc rơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi ăn. Khi thực hiện, mẹ nhớ làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.

Lấy cao răng cho bé

Lấy cao răng cho bé 1

Khi trẻ đã mọc răng vĩnh viễn đầy đủ cha mẹ nên dẫn bé đi lấy cao răng càng sớm càng tốt để bảo vệ răng một cách tốt nhất. Khi cao răng đã hình thành dưới nướu và quanh cổ răng gây ra tình trạng chảy máu chân răng cần đưa bé tới nha sĩ để làm sạch cao răng.

Việc làm này rất cần thiết giúp loại sạch mảng bám và vi khuẩn trên răng giúp nướu dần dần lành thương. Nên duy trì 6 tháng/lần để nha sĩ có thể thăm khám và phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng.

Súc miệng bằng nước muối

Đây là phương pháp rất đơn giản mà hiệu quả không ngờ. Hòa nước muỗi loãng và cho bé súc miệng ngày 2 – 3 lần không chỉ hạn chế chảy máu chân răng mà còn giúp giảm nguy cơ các bệnh lý răng miệng khác.

Bổ sung vitamin C

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu chân răng là thiếu vitamin C. Để cải thiện tình trạng này cần bổ sung vitamin C đầy đủ thông qua ăn uống. Nên cho trẻ ăn các loại trái cây thơm ngon mà giàu vitamin C như cam, dâu tây, xoài, kiwi, dưa gang, mâm xôi,…  vào khẩu phần ăn của bé hàng ngày. Các loại trái cây giàu vitamin C giúp thúc đẩy quá trình lành vết thường và giúp tăng cường sức đề kháng.

Nhiều cha mẹ không biết “Nữ hoàng vitamin C tự nhiên” phải kể tới chính là trái Acerola Cherry – loại quả có hàm lượng vitamin C cao nhất hiện nay khi gấp 7 lần ổi, 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài. Bên cạnh đó, hàm lượng rutin cho trong Acerola Cherry làm tăng sức bền thành mạch và ngăn ngừa xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Mang đến một giải pháp vượt trội nhất từ trước đến nay, Cnattu Kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry phát huy tối đa công năng:

  • Hỗ trợ giảm sốt
  • Ngăn biến chứng do sốt cao như xuất huyết, chảy máu cam
  • Rút ngắn thời gian ốm sốt và nhanh phục hồi sau sốt

Đặc biệt, C Nattu Kids có pH trung tính, không chua nên rất thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ, đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo để bổ sung Vitamin C và Rutin tự nhiên cho bé yêu giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ.

Bổ sung vitamin C 1

Dạy cho bé đánh răng đúng cách

Một trong những nguyên nhân khiến bé bị chảy máu chân răng do đánh răng không đúng cách khiến lợi dễ tổn thương, chân răng sưng đau. Vì thế cha mẹ cần cho trẻ đánh răng vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ và hướng dẫn trẻ đánh răng đúng kỹ thuật.

  • Chải răng sẽ chải dọc theo các chân răng từ trên xuống rồi chải từ dưới lên để lấy sạch mảng bám ở răng cửa. Tiếp đó, chải nhẹ phần lợi và làm sạch khe lợi. Với răng hàm nên chải chếch 45 độ so với răng. Cần chải cả ba mặt răng là mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai.
  • Bàn chải đánh răng nên chọn loại có kích thước phù hợp với răng của bé tránh gây xước, tổn thương các mô mềm trong khoang miệng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa vừa giữ thẩm mỹ cho răng vừa đảm bảo sức khỏe. Nên cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa 1 lần/ngày để loại bỏ mảng bám ở răng và nướu
  • Cho bé sử dụng kem đánh răng có chứa flour nhằm giúp men răng chắc khỏe hơn và giúp loại bỏ các vi khuẩn và mảng bám trên răng.

Hạn chế thói quen có hại cho răng

Có những thói quen của bé vô tình gây hại cho sức khỏe răng miệng chẳng hạn như: Cắn móng tay, mút ngón tay, cắn môi, thở bằng miệng…Cần hạn chế những thói quen xấu này là cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả với trẻ.

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần

Cần cho trẻ đi khám răng định kỳ giúp phát hiện những vấn đề về răng khi mới chớm có triệu chứng. Trẻ sớm được điều trị, hạn chế biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng nói riêng và sự phát triển của trẻ nói chung. Định kỳ 6 tháng 1 lần nên cho trẻ đi khám răng.

Chữa chảy máu chân răng ở bé theo phương pháp tự nhiên

Dầu đinh hương

Dầu đinh hương 1

Khi bé gặp phải tình trạng chảy máu chân răng cha mẹ sử dụng một ít dầu tinh dầu đinh hương sau đó dùng tăm bông chấm nhẹ và chà xát nhẹ nhàng lên phần răng và nướu bị chảy máu của bé. Sau 5 phút cho bé súc miệng lại với nước sạch hoặc nước muối loãng cho kết quả tốt.

Trà túi lọc

Trà túi lọc ngâm trong nước sôi khoảng 20 phút, sau đó lấy túi lọc ra ngoài cho nguội dần. Đắp trà túi lọc lên phần răng chảy máu của trẻ từ 5 – 10 phút giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng.

Chanh và tỏi

Chanh và tỏi 1

Tỏi giã nhuyễn sau đó trộn đều với một ít nước cốt chanh rồi đắp hỗn hợp trên lên răng của trẻ đang chảy máu khoảng 5 phút sau đó nhả ra ngoài. Mỗi khi bé bị chảy máu chân răng, sử dụng cách này khá hiệu quả.

Cần lưu ý, sau khi dùng hỗn hợp trên nên cho bé súc miệng kỹ với nước sạch vì chanh có tính axit cao.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp cách chữa chảy máu chân răng

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/be-bi-chay-mau-chan-rang-2992/feed/ 0
Tự nhiên chảy máu răng cần làm gì? http://chamconkhoe.com.vn/tu-nhien-chay-mau-rang-2898/ http://chamconkhoe.com.vn/tu-nhien-chay-mau-rang-2898/#respond Mon, 21 Oct 2019 03:57:48 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=2898 Đôi khi bạn gặp phải tình trạng tự nhiên bị chảy máu chân răng chẳng hạn như đang đánh răng, ăn một món ăn nào đó thậm chí tự nhiên có cảm giác có máu ở chân răng chảy ra. Bạn thực sự lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Liệu tình trạng này có thực sự nguy hiểm tới sức khỏe?

Tự nhiên chảy máu răng cần làm gì? 1

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp những thông tin về hiện tượng chảy máu chân răng

Tự nhiên chảy máu chân răng là dấu hiệu bệnh gì?

Sức khỏe răng miệng rất quan trọng đối với tất cả mọi người, khi răng lợi có vấn đề gây ra nhiều phiền toái cho bạn, không những gây ra những khó chịu mà còn ảnh hưởng tới ăn uống hàng ngày của bạn. Lợi khỏe mạnh có đặc điểm:

  • Màu hồng nhạt
  • Ôm sát chân răng
  • Không bị sưng
  • Khi nhai không bị đau

Khi không cần tác động hoặc tác động nhẹ vào khiến chảy máu chân răng đôi khi xảy ra ít lần ở một số người. Nhưng đây cũng là triệu chứng của bệnh lý khác trong cơ thể chẳng hạn như viêm lợi, viêm nướu, sâu răng, suy dinh dưỡng, tiểu đường, bệnh bạch cầu, thiếu vitamin C hoặc vitamin K…Nhưng phần lớn triệu chứng này liên quan trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.

Dưới đây là một số bệnh lý gây chảy máu chân răng:

Viêm lợi: Khi mảng bám tích tụ nhiều ở chân răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ra các bệnh răng miệng điển hình là viêm lợi. Các triệu chứng khác như sưng lợi, đau lợi khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống.  Nếu không được chữa trị viêm lợi phát triển thành viêm nha chu, một dạng tiêu cực của bệnh về lợi.

Viêm nha chu:  Chảy máu chân răng kèm theo các triệu chứng như hôi mồm, răng yếu, lung lay. Trong trường hợp nếu không được điều trị có thể dẫn tới rụng răng gây ảnh hưởng tới khả năng nhai cũng như thẩm mĩ của người bệnh.

Sâu răng: Trong trường hợp bị sâu răng nặng tác động tới buồng tủy gây ra cảm giác đau và ê buốt răng. Tủy răng lộ ra ngoài kèm tất nhiên có ít máu

Thiếu máu, suy nhược cơ thể: Thiếu máu do giảm tiểu cầu trong máu, chảy máu chân răng do thể trạng suy nhược khi chế độ ăn thiếu chất. Nếu khẩu phần ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc những người hay bỏ bữa có thể gây ra chảy máu chân răng đặc biệt là tình trạng thiếu vitamin C và vitamin K.

Ung thư máu: Chảy máu chân răng là dấu hiệu của ung thư máu – bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì vậy, khi có các triệu chứng như tự nhiên mệt mỏi, tự nhiên chảy máu chân răng nhiều, xuất hiện các mảng bầm tím trên da…nên tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Bệnh tiểu đường: Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của đầu tiên của tình trạng rối loạn chuyển hóa lượng đường và insulin trong máu.

Bệnh lý về gan, thận: Vai trò của các cơ quan này tổng hợp chất đông máu từ vitamin K. Vì vậy, khi cơ quan nội tạng này có vấn đề các chất đó không thể tổng hợp được dẫn tới máu không đông và gây ra chảy máu chân răng.

Ngoài ra, nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới tình trạng tự nhiên chảy máu chân răng là vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến các vi khuẩn có hại trong cao răng gây nên tình trạng chảy máu chân răng. Vì vậy, khi có triệu chứng này đừng nên chủ quan mà nên chủ động tới cơ sở nha khoa để kiểm tra cụ thể.

Xử lý thế nào khi tự nhiên chảy máu chân răng?

Để khắc phục hiệu quả tự nhiên chảy máu chân răng việc thăm khám có ý nghĩa rất quan trọng. Xác định nguyên nhân gây chảy máu chân răng thì mới có biện pháp điều trị đúng cách và hiệu quả.

Nhiều trường hợp chảy máu chân răng do cao răng gây ra thì việc lấy sạch cao răng rất cần thiết. Lấy cao răng 6 tháng/lần để loại sạch mảng bám, vi khuẩn gây bệnh về răng miệng.

Tự nhiên chảy máu chân răng do nguyên nhân là bệnh lý gây nên tùy thuộc từng bệnh lý có biện pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi người cần chủ động phòng tránh chảy máu chân răng bằng cách:

  • Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để được kiểm tra và vệ sinh răng miệng cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên, nên đánh răng 2 lần/ngày vào sáng và tối. Chọn bàn chải đánh răng có phần lông thật mềm, chải răng nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương nướu cũng như gây ra tình trạng mòn răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch các cặn thức ăn còn dính lại trên răng đồng thời kết hợp với nước súc miệng diệt khuẩn
  • Bổ sung rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn uống hàng ngày đặc biệt là rau trái giàu vitamin C
  • Ngưng hút thuốc lá, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng và hôi miệng

Xử lý thế nào khi tự nhiên chảy máu chân răng? 1

Tìm hiểu thêm: Chảy máu chân răng thường xuyên phải làm gì

Một số cách chữa “tự nhiên chảy máu chân răng”

Bên cạnh một số biện pháp vệ sinh răng miệng (đánh răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng…) để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng dưới đây là một số mẹo chữa trị khi gặp phải tình trạng này.

Cách 1

  • Hoa cúc vàng 50g
  • Rượu trắng 300ml

Hoa cúc vàng tưới ngâm trong rượu trắng trong 2 tuần. Sau đó, bạn dùng nó ngâm và súc miệng vài lần mỗi ngày. Cúc vàng có tác dụng trong điều trị nhiệt miệng, viêm lợi, viêm họng và sâu răng khá hiệu quả.

Cách 2

Lấy 3 tép tỏi giã nát rồi cho muối vào trộn đều. Sau đó, bạn dùng tăm bông thấm dung dịch này vào chỗ bị chảy máu chân răng. Hai nguyên liệu này có tính sát khuẩn, giảm viêm. Nên thực hiện khoảng 3 – 5 lần/ngày để có hiệu quả nhanh.

Cách 3

Dùng lá cây lô hội (nha đam) sau đó cắt mỏng phần làm thịt bên trong đắp vào phần nướu. Lá lô hội có tính mát giúp giảm sưng khá hiệu quả.

Cách 4

Một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng là tình trạng thiếu vitamin C. Vitamin C giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa xuất huyết để hạn chế gây chảy máu chân răng. Do đó, để bổ sung vitamin C cho bé mẹ có thể thêm các loại trái cây như cam, chanh, bưởi…vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên nhiều bà mẹ phản hồi tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ giảm không đáng kể. Nguyên nhân có thể do hàm lượng vitamin C trong các loại quả này không cao, chua và độ pH lớn khiến hệ tiêu hóa của trẻ khó hấp thu.

Acerola Cherry là một loại quả hoàn toàn phù hợp với trẻ nhỏ khi chứa hàm lượng Vitamin C cao gấp 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài. Chưa kể loại trái cây này còn mang trong mình Rutin – một loại Vitamin P có tác dụng tăng cường sự vững bền của thành mạch, tăng cường khả năng phục hồi độ đàn hồi ở các mao mạch tổn thương, đảm bảo hạn chế tối đa sự xuất huyết ở trẻ nhỏ. Acerola Cherry được các chuyên gia Nhi khoa tin dùng trong điều trị và phòng các bệnh về mao mạch cho trẻ nhỏ, nhất là các vấn đề chảy máu chân răng.

Mang đến một giải pháp vượt trội nhất từ trước đến nay, Cnattu Kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry hỗ trợ trong mọi trường hợp ốm sốt như sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết…đồng thời ngăn ngừa biến chứng do sốt: xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ.

Cùng với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu, bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế GMP-WHO, Cnattu Kids chính là sự lựa chọn hoàn hảo để bổ sung Vitamin C và Rutin tự nhiên cho trẻ.

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Tìm hiểu thêm: Làm gì khi chảy máu chân răng và hôi miệng

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/tu-nhien-chay-mau-rang-2898/feed/ 0
Trẻ bị viêm lợi và sốt phải làm gì? http://chamconkhoe.com.vn/tre-bi-viem-loi-sot-2893/ http://chamconkhoe.com.vn/tre-bi-viem-loi-sot-2893/#respond Mon, 21 Oct 2019 03:53:03 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=2893 Một trong những bệnh răng miệng mà khá nhiều bé gặp phải là viêm lợi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này như mọc răng, đánh răng không đúng cách, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ…Nếu không điều trị dễ gây chảy máu, miệng có mùi hôi ảnh hưởng tới men răng.

Trẻ bị viêm lợi và sốt phải làm gì? 1

Tìm hiểu thêm: Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Cha mẹ cần lưu ý khi phát hiện trẻ có các triệu chứng của viêm lợi không nên tự ý điều trị mà cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số biện pháp điều trị viêm lợi cho trẻ bao gồm:

Lấy mảng bám, cao răng

Lấy mảng bám, cao răng 1

Một trong những nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ là do mảng bám và cao răng tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, loại bỏ cao răng là cách hạn chế viêm lợi. Bạn có thể đưa bé tới phòng khám để lấy cao răng, sau khi làm sạch nha sĩ sẽ hướng dẫn các bé cách chải răng và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng hàng ngày tránh tạo mảng bám ở chân răng.

Dùng thuốc

Khi bệnh trở nặng hơn cần điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, trẻ có thể dùng nước súc miệng để vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Phẫu thuật

Khi viêm lợi chuyển biến sang bệnh viêm nha chu một số trường hợp nha sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để lấy sạch cao răng bên trong túi nha chu, có thể phải bóc tách phần lợi để loại bỏ cao răng.

Ghép nướu

Khi mô nướu bị tổn thương nghiêm trọng không thể điều trị được nha sĩ có thể lấy một mô nướu khỏe mạnh từ một phần khác và đắp vào phần mô bị hỏng. Phương pháp này giúp trẻ tránh sự ê buốt khi ăn uống, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như phá hủy mô nướu, phá hủy xương…đồng thời giúp trẻ có nụ cười đẹp.

Khám nha khoa định kỳ

Không nên khi nào mắc bệnh răng miệng mới đưa trẻ đi khám bác sĩ, bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để nắm bắt tình hình phát triển của răng một cách chính xác nhất.

Chăm sóc răng miệng cho bé

Chăm sóc răng miệng cho bé 1

  • Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé ăn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng và thể trạng của trẻ
  • Hạn chế cho trẻ cắn móng tay, mút tay, dùng tăm để tránh vi khuẩn xâm nhập vào miệng của bé từ các thói quen này
  • Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách và thường xuyên mỗi ngày
  • Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt nhất là vào ban đêm

Với trẻ sơ sinh càng cần có sự chăm sóc đặc biệt từ gia đình bằng cách:

  • Tránh để bé bú bình hoặc ngậm ti giả với núm vú cứng, vệ sinh sạch sẽ miệng của bé sau khi bú tránh vi khuẩn xuất hiện
  • Pha sữa không nên pha quá nóng gây tổn thương lợi của bé
  • Cần vệ sinh và tiệt trùng các vật dụng như bình sữa, núm vú, các dụng cụ ăn uống của trẻ

Để tăng cường sức khỏe răng miệng cha mẹ hãy tăng cường Vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng các loại rau củ quả, trái cây có chứa nhiều Vitamin C tốt cho răng miệng của trẻ. Trái cây cung cấp vitamin C dồi dào như ổi, cam, chanh, bưởi, dâu tây…Bên cạnh đó, phải kể tới Acerola  cherry chứa đến 1667,7 mg Vitamin C, tức là cao gấp 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài…Vì vậy Acerola cherry mới là vị vua về Vitamin C tự nhiên với biệt danh siêu trái cây.

Mang đến một giải pháp vượt trội nhất từ trước đến nay, Cnattu Kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry phát huy tối đa công năng:

  • Hỗ trợ giảm sốt
  • Ngăn biến chứng do sốt như xuất huyết, chảy máu cam
  • Rút ngắn thời gian ốm sốt và nhanh phục hồi sau sốt

Cùng với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu  u, bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế GMP-WHO, Cnattu Kids chính là sự lựa chọn hoàn hảo để bổ sung Vitamin C và Rutin tự nhiên cho trẻ.

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các phương pháp chữa chảy máu chân răng tại nhà

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/tre-bi-viem-loi-sot-2893/feed/ 0