Chăm con khỏe

1800 1190(miễn cước)

Chăm con khỏe - Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Sốt Và Các Biến chứng
  • Sản phẩm
  • Chuyên gia tư vấn
  • Góc chia sẻ
  • Điểm bán
Trang chủ|Bệnh theo mùa|Cách điều trị sốt xuất huyết cần biết

Cách điều trị sốt xuất huyết cần biết

53 views | Ngày 03/09/2019

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm, nguyên nhân là do muỗi vằn truyền virus Degue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Sốt xuất huyết ở dạng nặng có thể dẫn tới tình trạng chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột và tử vong. Tìm hiểu phương hướng điều trị người bệnh sốt xuất huyết qua những thông tin dưới đây.

Cách điều trị sốt xuất huyết cần biết 1

Nội dung chính trong bài

  • Sốt xuất huyết nguy hiểm đến sức khỏe
  • Phương hướng điều trị sốt xuất huyết
  • Bài thuốc trị sốt xuất huyết
    • Người bệnh thể 1
    • Người bệnh ở thể 2
    • Người bệnh thể 3 và 4
    • Điều trị cho trẻ em
    • Người bệnh ở giai đoạn phục hồi
  • Sai lầm dễ mắc khi điều trị sốt xuất huyết
    • Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau sai cách
    • Dùng thuốc kháng sinh
    • Tùy tiện truyền dịch
    • Uống oresol không theo chỉ định
    • Dùng đồ ăn thức uống màu đỏ, đen, nâu
    • Cạo gió
    • Hạn chế tắm rửa
    • Tâm lý chủ quan

Sốt xuất huyết nguy hiểm đến sức khỏe

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm đặc biệt là vào mùa mưa, có thể thành dịch bất cứ lúc nào và đe dọa tính mạng và sức khỏe của mọi người. Bệnh có thể trở nặng bất ngờ và có tỷ lệ tử vong cao. Trong khi đó, hiện nay chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa bệnh lý này.

Biểu hiện của sốt xuất huyết không rõ ràng và khó phân biệt với các bệnh khác nhưng biến chứng mà chúng để lại thực sự nguy hiểm đối với sức khỏe. Phải kể tới:

  • Tình trạng sốc mất máu nhiều: Người bệnh bị chảy máu nhiều, nếu mất máu trong thời gian dài khiến người bệnh mất sức, cơ thể ra nhiều mồ hôi kèm sốt cao, nôn nhiều và liên tục
  • Mắt bị ảnh hưởng: Bệnh gây ra tình trạng tổn thương võng mạc ở mắt từ đó khiến người bệnh giảm thị lực. Bệnh nhân còn bị tăng các chất dịch nhầy ở vùng mắt, che tầm nhìn của người bệnh có thể dẫn tới mù lòa.
  • Suy tim, thận: Tình trạng chảy máu nhiều là nguyên nhân dẫn tới suy tim thận. Khi không được cung cấp đủ máu tim không đủ sức hoạt động bình thường. Thận bị ảnh hưởng xấu do phải hoạt động hết công suất để thực hiện chức năng bài tiết huyết tương cùng các chất độc hại khác qua đường tiểu.
  • Hôn mê: Người bệnh sốt xuất huyết có thể bị hôn mê khi các dịch ứ đọng gây phù não và các vấn đề khác. Một số người bệnh bị mất máu, sốc, suy gan thận cũng dẫn tới hôn mê
  • Tụt huyết áp đột ngột: Khi bị sốt xuất huyết khiến người bệnh bị tụt huyết áp đột ngột, thấp hơn so với bình thường. Kèm theo đó là các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…
  • Tràn dịch màng phổi: Biến chứng của sốt xuất huyết khiến huyết tương tràn ra ngoài, không chỉ dẫn tới tình trạng ứ đọng mà khiến phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị viêm, phù phổi đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Phụ nữ mang thai dễ sinh non, sảy thai: Bà bầu cần cẩn trọng và chú ý tới sức khỏe để không bị ảnh hưởng cả mẹ và bé khi mắc sốt xuất huyết.

☛ Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết là gì?

Phương hướng điều trị sốt xuất huyết

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho người bệnh sốt xuất huyết. Phần lớn người bệnh tự khỏi trong vòng 2 tuần. Quan trọng là bác sĩ điều trị tránh những biến chứng nặng có thể xảy ra. Điểu trị sốt xuất huyết thể nhẹ như sau:

  • Bác sĩ khuyên bạn nghỉ ngơi tại giường, có chế độ ăn uống hợp lý
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, bù điện giải trong đó sữa, nước hoa quả, các dung dịch điện giải đẳng trương (oresol) và nước cơm được khuyến khích cho người bệnh.
  • Kết hợp sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol, thuốc này cũng giúp giảm đau cơ. Bạn nên tránh các thuốc giảm đau có khả năng làm tăng biến chứng chảy máu chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium.

Với những trường hợp nặng hơn, người bệnh sốt xuất huyết xuất hiện các triệu chứng kèm theo sốt:

  • Sốt cao từ 38 – 40 độ C, gồm cả sốt nóng, sốt lạnh
  • Người nóng rực nhưng ngay sau đó rét run, đắp 2, 3 chăn vẫn lạnh
  • Chạm tay vào nước thấy ớn lạnh, sởn da gà
  • Mồ hôi túa ra toàn thân

Trong trường hợp này cần đưa người bệnh tới ngay bệnh viện để được cấp cứu ngay lập tức. Đặc biệt nếu gặp trường hợp xuất huyết cần phải báo bác sĩ hoặc đưa người bệnh nhập viện ngay. Bên cạnh điều trị, phòng và tránh lây bệnh cần được đặc biệt chú ý trong quá trình chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết để tránh lây lan thành dịch. Phun thuốc diệt muỗi, loại bỏ những vùng nước lưu và ngủ mắc màn cần được mọi người tuân theo.

Với trẻ em, cha mẹ cần chủ động tăng sức đề kháng, tăng sức bền thành mạch cho trẻ để giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tật và chống xuất huyết cũng như ngăn ngừa các biến chứng của sốt xuất huyết. Trẻ cần được bổ sung Vitamin C và Rutin tự nhiên một cách thường xuyên và đều đặn. Và Acerola cherry chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất bởi đây là loại quả duy nhất hiện nay chứa đồng thời cả Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên với hàm lượng C cao vượt trội (gấp 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài).

Đột phá mới tại Việt Nam, CNattu kids là duy nhất chứa Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên được chiết xuất 100% từ quả Acerola cherry mang lại hiệu quả vượt trội:

  • Hỗ trợ trong mọi trường hợp ốm sốt như sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết…
  • Ngăn ngừa biến chứng do sốt: xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Phương hướng điều trị sốt xuất huyết 1

Nguồn nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu, bào chế trên dây chuyên công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế GMP – WHO, Cnattu kids chính là giải pháp hàng đầu giúp trẻ khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật cũng như biến chứng sốt xuất huyết.

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Bài thuốc trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua muỗi đốt. Y học cổ truyền xếp bệnh này vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch, nhiệt tà tác động vào doanh, vệ, khí, huyết.

Với Y học hiện đại bệnh được chia làm 4 thể như sau:

  • Thể 1: người bệnh có dấu hiệu sốt 38 – 40oC, người nổi một số nốt đỏ
  • Thể 2: Người bệnh có các triệu chứng ở thể 1 kèm theo một số triệu chứng khác như: xuất huyết dưới da, nổi một số nốt ở mặt, ngực, lưng, tay, chân, có thể đau đầu, đau người, nhức hố mắt…
  • Thể 3:  Người bệnh cảm thấy ớn lạnh, sốt liên tục từ 38 – 40oC, đau đầu, đau nhức hai hố mắt, đau mỏi cơ bắp, người mệt mỏi, nổi ban, xoa bóp thấy dễ chịu, mạch nhanh và yếu, huyết áp kẹt hoặc tụt, da lạnh tái, vật vã, chảy máu bất thường, ồ ạt, choáng.
  • Thể 4: Người bệnh có các triệu chứng giống thể 3 kèm theo tình trạng sốt cao 40 – 42oC, run giật cơ, xuất huyết dưới da, toàn thân mẩn đỏ, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng vùng gan. Có thể xuất hiện tình trạng nôn ra máu, huyết áp không đo được, thân nhiệt giảm nhanh đột ngột, choáng do tình trạng mất máu thậm chí dẫn tới tử vong.

Y học cổ truyền có thể điều trị bệnh sốt xuất huyết tốt với người bệnh ở thể 1 và thể 2. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh:

Người bệnh thể 1

Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1:

  • Kim ngân hoa 10g
  • Liên kiều 10g
  • Sơn tra 10g
  • Cúc hoa 10g
  • Đường phèn 20 – 30g

Thực hiện: Thái nhỏ dược liệu, hãm với nước sôi 20 – 30 phút. Gạn lấy nước, thêm đường uống thay nước trong ngày.

Bài 2:

  • Lá cúc tần 12g
  • Cỏ nhọ nồi 10g (sao cháy)
  • Cây mã đề 10g
  • Trắc bá diệp 20g (sao cháy đen)
  • Củ sắn dây 20g
  • Rau má 10g
  • Trúc diệp 10g
  • Cỏ mần trầu 8g

Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, cách bữa ăn khoảng 1,5 giờ

Lưu ý: Trong trường hợp không có củ sắn dây có thể thay thế bằng lá dâu 12g, không có trắc bách diệp thay bằng lá sen sao đen 12g hoặc hoa kinh giới sao đen 12g.

Người bệnh ở thể 2

Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1:

  • Huyền sâm 20g
  • Sừng trâu 12g
  • Sinh địa 24g
  • Trúc diệp12g
  • Đan sâm 16g
  • Mạch đông 12g
  • Kim ngân hoa 16g
  • Liên kiều 16g
  • Hoàng liên 4g

Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần cách bữa ăn 1,5 giờ.

Bài 2:

  • Cây cối xay 20g
  • Rễ cỏ tranh 12g
  • Sài đất 12g
  • Kim ngân (lá, cành) 16g
  • Hoa hòe 20g (sao cháy)
  • Bồ công anh 10g
  • Cỏ nhọ nồi  20g (sao cháy)

Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, cách bữa ăn 1,5 giờ. Nếu ho gia củ rẻ quạt (xạ can) 10g, bách bộ 10g.

Lưu ý: uống từ 3 – 5 thang thuốc, nếu thấy hết sốt và hết xuất huyết thì cần dừng lại

Người bệnh thể 3 và 4

Người bệnh phải được cứu chữa ở cơ sở y tế

Điều trị cho trẻ em

Cần lưu ý liều điều trị cho trẻ em như sau:

  • Từ 1 – 5 tuổi bằng 1/3 liều người lớn
  • Từ 6 – 13 tuổi bằng 1/2 liều người lớn
  • Từ 14 tuổi trở lên liều bằng người lớn
  • Trẻ còn bú mẹ thì cho mẹ uống thuốc, pha thuốc vào sữa mẹ điều trị cho con.

Người bệnh ở giai đoạn phục hồi

Khi người bệnh ở giai đoạn phục hồi, người bệnh hết sốt, ban xuất huyết mờ dàn, cơ thể chán ăn, mệt mỏi, đau lưng mỏi gối, ngủ kém, đại tiện lỏng nát….Người bệnh ở giai đoạn này chủ yếu nghỉ ngơi và ăn uống bồi bổ hợp lý. Bên cạnh đó, có thể dùng bài thuốc bổ khí kết hợp bổ âm giúp tăng cường sức lực, bổ dưỡng cho cơ thể trong suốt thời gian bị sốt kéo dài:

Bài 1:

  • Đẳng sâm  20g
  • Hoài sơn 16g
  • Bạch truật 12g
  • Mạch môn 10g
  • Sa sâm 10g

Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2:

  • Xương dê 500g
  • Gạo tẻ 100g

Thực hiện: Xương dê làm sạch, chặt khúc, nấu cháo với gạo tẻ; cháo chín thêm muối, gừng tươi, hành, gia vị. Cần ăn nóng khi đói. Bài dùng tốt cho người xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu, thiếu máu do thiểu dưỡng.

☛ Tìm hiểu thêm: Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Sai lầm dễ mắc khi điều trị sốt xuất huyết

Do thiếu hiểu biết nhiều người mắc phải những sai lầm trong điều trị và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết dẫn tới những hậu quả khôn lường. Không những bệnh không thuyên giảm mà tình trạng bệnh còn trở nên nặng hơn gây nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Dưới đây là một số sai lầm trong điều trị bệnh:

Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau sai cách

Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau sai cách 1

Do thiếu hiểu biết nên nhiều người tự ý điều trị bằng cách dùng thuốc hạ sốt, giảm đau chống chỉ định cho người sốt xuất huyết như aspirin, mefenamic acid, ibuprofen…Những thuốc này có chức năng hạ sốt nhưng lại ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Nếu dùng điều trị sốt xuất huyết gây kích ứng xuất huyết dạ dày dữ dội, giảm tiểu cầu, khó cầm máu khi bị xuất huyết có thể gây rối đoạn đông máu gây nguy hiểm tính mạng.

Ngoài ra, một số người dùng thuốc hạ sốt, giảm đau quá liều có thể gây tổn thương gan, ngộ độc gan…

Dùng thuốc kháng sinh

Dùng kháng sinh với bệnh sốt xuất huyết không có tác dụng vì bệnh không phải do vi khuẩn gây ra

Tùy tiện truyền dịch

Sốt xuất huyết khiến người bệnh mệt mỏi, nhiều người nghĩ tới truyền dịch muối, đường, dung dịch sinh tố hay truyền đạm ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm. Đây là việc không nên vì có thể gây thừa dịch, phù phổi hoặc suy tim.

Uống oresol không theo chỉ định

Người bệnh sốt xuất huyết được khuyến cáo uống nhiều nước oresol, nước trái cây…Nhưng nhiều người pha nước oresol không đúng liều lượng so với hướng dẫn dẫn tới rối loạn nước điện giải trong cơ thể.

Một số trường hợp uống ít nước và oresol trong giai đoạn sốt nhưng lại bổ sung quá nhiều trong giai đoạn hết sốt dẫn tới thừa nước, phù phổi cấp tính.

Dùng đồ ăn thức uống màu đỏ, đen, nâu

Dùng đồ ăn thức uống màu đỏ, đen, nâu 1

Người bệnh sử dụng đồ ăn và thức uống có màu đỏ, đen, nâu dễ gây nhầm lẫn với phân biệt màu của thực phẩm với màu của máu, dịch khi người bệnh nôn hoặc đi ngoài. Người bệnh phù hợp với thức ăn giàu dinh dưỡng, lỏng, mềm, dễ tiêu, tránh món ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu.

Cạo gió

Sốt xuất huyết có triệu chứng dễ nhầm với cảm cúm nên nhiều người cạo gió để trị bệnh khiến người bệnh bầm da, chảy máu khó cầm, nhiễm trùng huyết từ vết xước do dụng cụ cạo gió.

Hạn chế tắm rửa

Nhiều người bệnh kiêng tắm rửa vì nghĩ bệnh sẽ nặng hơn, nhưng thực tế người bệnh vẫn nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió để giữ vệ sinh thân thể. Không những vậy, trong giai đoạn sốt tắm nước ấm là cách hạ sốt không dùng thuốc.

Tâm lý chủ quan

Nhiều người chủ quan nghĩ rằng sốt xuất huyết bị rồi sẽ không bị lại, nhưng thực tế người bị sốt xuất huyết vẫn có thể bị lần tiếp theo và lần sau mắc sẽ nặng hơn lần trước. Vì vậy, một người đã từng mắc sốt xuất huyết dưới 4 lần vẫn cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết như những người chưa mắc.

☛ Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa sốt xuất huyết như thế nào?

Hương Nguyễn - 26/01/2021
★★★★★★
Chia sẻ

Tin liên quan

  • Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết
  • Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt virus
  • Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết mọi bà mẹ nên biết
  • Cập nhật mới nhất của Bộ Y Tế về điều trị sốt xuất huyết
  • Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết – Đặc điểm và cách phòng muỗi đốt
  • Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết – Triệu chứng và điều trị
Từ khóa: Bệnh sốt xuất huyết
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận bài viết

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?
  • Liều lượng uống vitamin c hàng ngày?
  • Phát ban đỏ trên da là bệnh gì?
  • Bệnh ban đỏ có lây không?
  • Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C?

Tin nổi bật

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Cnattu - Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch

Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Sốt và biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sĩ tư vấn
  • Người dùng trải nghiệm
  • Mua hàng

Chamconkhoe.com.vn là chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con.

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

* Các thông tin trên website dùng để tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa.

* Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên website gây ra

* Giấy phép Mạng xã hội số: 297/GP-BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/07/2019

* Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com

* Số điện thoại: 0243.9901436

* Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến

* Website đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật

* Điều khoản sử dụng.

↑