Chăm con khỏe http://chamconkhoe.com.vn Wed, 11 Aug 2021 09:08:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sốt xuất huyết có nên uống thuốc hạ sốt không? http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-co-nen-uong-thuoc-ha-sot-3601/ http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-co-nen-uong-thuoc-ha-sot-3601/#respond Sat, 13 Jun 2020 03:51:30 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3601 Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, bệnh có thể lây lan thành dịch lớn đặc biệt là ở những nơi có điều kiện vệ sinh còn kém. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng bệnh nên người dân cần thực hiện biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Khi có dấu hiệu của sốt xuất huyết cần tới ngay trung tâm y tế để thăm khám cụ thể. Nhiều người thắc mắc: Sốt xuất huyết có dùng thuốc hạ sốt? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Sốt xuất huyết có nên uống thuốc hạ sốt không? 1

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Muỗi vằn mang virus truyền virus sang người khỏe mạnh thông qua vết đốt. Ở nước ta, sốt xuất huyết lưu hành rất phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, đặc biệt thời gian từ tháng 7 – 10 hàng năm.

Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau 4 – 7 ngày sau khi bị muỗi nhiễm virus cắn và kéo dài từ 5 – 7 ngày. Các triệu chứng của bệnh ở mỗi người khác nhau, có người mắc ở thể nhẹ nhưng cũng có người bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng thường gặp nhất phải kể tới:

  • Sốt cao
  • Nhức đầu
  • Đau cơ, khớp
  • Bệnh nặng hơn có thể khiến người bệnh đau bụng dữ dội, nôn ra máu, chảy máu mũi hoặc co giật

Các triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm cúm, viêm họng hay sốt phát ban nên nhiều người bệnh tự ý mua thuốc về uống. Sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn tới xuất huyết nặng và có thể gây tử vong. Do đó, khi bị sốt xuất huyết sử dụng thuốc nào và không được sử dụng thuốc nào cần sự tư vấn của bác sĩ.

Có dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt xuất huyết không?

Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng sốt, đau đầu và đau mỏi người. Điều trị bệnh có thể dùng các loại thuốc hạ sốt và giảm đau thông thường. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt với các tên biệt dược khác nhau. Tuy nhiên, các thuốc hạ sốt được chia thành 2 loại chính paracetamol (còn gọi là acetaminophen) và aspirin cùng nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm không steroid (diclofenac, ibuprofen, piroxicam…)

Có dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt xuất huyết không? 1.

Thông thường thường sử dụng Paracetamol (Acetaminophen). Thuốc có thể không có đơn của bác sĩ, dùng cho mọi độ tuổi (khi không có chống chỉ định) nhưng cần sử dụng đúng liều, theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc hoặc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Nếu sử dụng quá liều có thể dẫn tới ngộ độc, hoại tử gan và các biến chứng nguy hiểm khác.

Thuốc hạ sốt nào không nên dùng khi bị sốt xuất huyết?

Bên cạnh những loại thuốc được sử dụng khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần lưu ý không nên dùng các loại thuốc hạ sốt khác như Aspirin hoặc Ibuprofen (hay các thuốc kháng viêm khác cùng nhóm) để giảm sốt và đau nhức do sốt xuất huyết gây ra.

Aspirin

Thuốc hạ sốt nào không nên dùng khi bị sốt xuất huyết? 1

Là thuốc hạ sốt, giảm đau ở mức độ vừa và nhẹ, nhưng đối với người bệnh sốt xuất huyết thì không được dùng. Điều này được lý giải, người bệnh sốt xuất huyết có hiện tượng chảy máu, trong khi đó aspirin lại có tác dụng ngăn cảns ự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do SXH gây ra không cầm được (nhất là XH đường tiêu hóa), kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm. Sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác như xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, xuất huyết dưới da…

Cần lưu ý, aspirin cũng không nên sử dụng hạ sốt và giảm đau cho trẻ dưới 18 tuổi đặc biệt là trẻ đang mắc hoặc hồi phục khỏi các bệnh do virus gây ra như cúm mùa, thủy đậu…Sử dụng Aspirin không đúng chỉ định có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye là bệnh lý não gan, gây phù não và suy gan có thể dẫn đến tử vong và để lại di chứng tổn thương não không hồi phục.

Ibuprofen và các thuốc giảm đau kháng viêm không Steroids khác

Tương tư Aspirin, Ibuprofen cũng là một thuốc không nên dùng trong bệnh sốt xuất huyết. Nguyên nhân do tăng nguy cơ chảy máu và các biến chứng khác của bệnh sốt xuất huyết. Các thuốc khác cùng nhóm với ibuprofen (các thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroids – NSAIDs) như diclofenac, meloxicam … cũng không được dùng do các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng làm ức chế kết tập tiểu cầu, gây nguy cơ chảy máu, biến chứng ở mức độ khác nhau trong bệnh sốt xuất huyết.

Xem thêm: Các loại thuốc điều trị sốt xuất huyết

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt

Người bệnh sốt xuất huyết cho dù mới chớm bị sốt hay đã có chẩn đoán mắc bệnh thì cần lựa chọn paracetamol (acetaminophen) để hạ sốt.  Ngoài ra, cần lưu trữ sẵn các loại thuốc hạ sốt để dùng mỗi khi cần. Khi sốt cao cần khẩn trương hạ sốt.

Cần sử dụng thuốc hạ sốt theo đùng liều lượng, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và không được dùng quá liều quy định. Không dùng phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Với trẻ em, do có cả thuốc viên, siro, thuốc bột và viên đạn đặt hậu môn thì không dùng phối hợp cả thuốc uống và thuốc đặt vì dễ dẫn đến ngộ độc thuốc, có thể gây tổn thương gan, làm nặng thêm rối loạn đông máu do suy giảm chức năng gan.

Trước khi dùng thuốc hạ sốt, nên kết hợp các biện pháp như chườm mát, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, bù đủ lượng dịch cho người bệnh để tăng hiệu quả hạ sốt. Trong quá trình sử dụng thuốc vẫn cần theo dõi thân nhiệt của người bệnh thường xuyên và các biểu hiện của bệnh. Không dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 giờ đồng hồ.

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Điều trị và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết quan trọng nhất là hạ sốt và bù dịch. Khi nhiệt độ cơ thể cao nhanh chóng tìm cách hạ sốt bằng cách:

  • Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát
  • Chườm mát các vị trí như nách, bẹn, trán
  • Mặc quần áo rộng thoáng, tránh mặc quần áo hoặc đắp chăn khi ớn lạnh vì có thể hạn chế tỏa nhiệt của cơ thể
  • Uống  thuốc hạ sốt paracetamol để hạ thân nhiệt khi sốt cao trên 38,5 độ C với liều dùng như hướng dẫn.

Để bù dịch cho cơ thể, người bệnh có thể:

  • Uống nước điện giải oresol theo chỉ dẫn (khoảng 2 lít nước/ngày)
  • Uống nước hoa quả, sinh tố

Bên cạnh đó, người bệnh cần được bổ sung những món ăn dễ tiêu như súp để vừa bổ sung nước vừa cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể để nhanh chóng hồi phục.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên ăn những món có nhiều nước và dễ tiêu như súp, vừa để bổ sung nước vừa cung cấp thêm các dưỡng chất cho cơ thể, để nhanh chóng phục hồi.

Cần lưu ý, trong ngày 4 – 7 nếu người bệnh sốt xuất huyết có các triệu chứng như vã mồ hôi, mệt lả, chân tay lạnh, đau bụng, khó thở, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, rong kinh…cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế ngay lập tức để chữa trị ngăn các biến chứng của bệnh.

Để tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm sốt do sốt xuất huyết hiệu quả một trong những giải pháp vượt trội sử dụng Cnattu kids. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry – loại quả có hàm lượng vitamin C cao nhất hiện nay khi gấp 7 lần ổi, 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài,…. giúp phát huy tối đa công năng:

  • Hỗ trợ trong mọi trường hợp ốm sốt như sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết…
  • Ngăn ngừa biến chứng do sốt: xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Cùng với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu  Âu, bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế GMP-WHO, Cnattu kids chính là sự lựa chọn hoàn hảo để bổ sung Vitamin C và Rutin tự nhiên cho trẻ.

Hướng dẫn phòng bệnh sốt xuất huyết 1

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Xem thêm: Hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết tại nhà

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-co-nen-uong-thuoc-ha-sot-3601/feed/ 0
Sốt xuất huyết thể nhẹ – Triệu chứng, điều trị http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-the-nhe-3525/ http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-the-nhe-3525/#respond Fri, 08 May 2020 08:15:52 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3525 Một trong những bệnh truyền nhiễm gặp khá phổ biến ở nước ta được nhiều người quan tâm phải kể tới sốt xuất huyết. Bệnh gây ra các triệu chứng điển hình như sốt cao, đau đầu, đau phía sau mắt, phát ban…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh với nhiều mức độ khác nhau. Với những người mắc sốt xuất huyết lần đầu thường ở thể nhẹ và điều trị không quá phức tạp. Cùng tìm hiểu các triệu chứng của sốt phát ban thể nhẹ và cách phòng trị.

Sốt xuất huyết thể nhẹ - Triệu chứng, điều trị 1

Phân loại các mức độ sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gặp khá phổ biến ở nước ta, nguyên nhân gây bệnh do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan từ người này qua người khác thông qua muỗi vằn truyền virus gây bệnh. Muỗi vằn truyền bệnh từ người bệnh cho người khỏe mạnh thông qua vết đốt. Bệnh dễ bùng phát vào mùa mưa vì thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, phát triển và lây lan bệnh.

Virus gây bệnh sốt xuất huyết Degue có 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vì vậy, mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời tương ứng với 4 type dengue, nhưng thực tế có ít người mắc tới lần thứ 2, chủ yếu mắc lần 2, 3.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO năm 2009, bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ như sau:

  • Sốt xuất huyết Dengue (thể nhẹ)
  • Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
  • Sốt xuất huyết Dengue nặng (Sốc sốt xuất huyết Dengue)

Sốt xuất huyết có chảy máu: Dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết cổ điển kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở chân răng hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím;

Sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue): Đây là thể bệnh dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp). Vì vậy, việc điều trị và theo dõi sốt xuất huyết ở người bệnh cần phải thận trọng.

Tìm hiểu thêm:Sốt xuất huyết ở trẻ – Dấu hiệu, điều trị

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ

Sốt xuất huyết là bệnh truyễn nhiễm cấp tính có thể gây thành dịch, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa đặc biệt các tháng 7, 8, 9 , 10 quanh năm.

Những người mắc sốt xuất huyết thể nhẹ thường là người bệnh lần đầu tiên mắc sốt xuất huyết vì cơ thể chưa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh có triệu chứng sốt kéo dài trong 4 – 7 ngày tính từ sau khi bị muỗi truyền bệnh kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Đau phía sau mắt
  • Nhức đầu nghiêm trọng
  • Đau khớp và cơ
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Phát ban xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó

3 giai đoạn tiến triển của sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện rất đa dạng, diễn biến nhanh chóng với mức độ từ nhẹ tới nặng. Bệnh trải qua 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn sốt
  • Giai đoạn nguy hiểm
  • Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn sốt:

Người bệnh bị sốt cao đột ngột và liên tục 39 – 40 độ C, kéo dài từ 2 – 7 ngày và khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu, có thể xuất hiện nổi mẩn, phát ban, da xung huyết, ăn uống không ngon miệng, buồn nôn, đau cơ khớp.

Giai đoạn nguy hiểm:

Xuất hiện vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh, người bệnh có thể giảm sốt nhưng không có nghĩa là bệnh đang hồi phục. Giai đoạn này thực sự là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, nếu không chăm sóc và xử trí đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Cần phải theo dõi tình trạng của người bệnh nếu có dấu hiệu cảnh báo và tiến triển thành sốt xuất huyết dengue nặng.

Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch, tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Trường hợp bị thoát huyết tương nhiều có thẻ dẫn tới sốc với các dấu hiệu như vật vã, bứt rứt, li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, tiểu ít.

Dấu hiệu xuất huyết với các biểu hiện xuất huyết dưới da ( các nốt xuất huyết rải rác, chấm xuất huyết, mảng bầm tím), xuất huyết niêm mạc ( chảy máu mũi, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài hoặc sớm hơn kì hạn), xuất huyết nội tạng ( đi ngoài phân đen, nôn ra máu). Một số người bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng có biểu hiện suy tạng như viêm não, viêm gan nặng, viêm cơ tim.

Các dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã, hoảng hốt ( hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng dẫn tới mất máu và tụt huyết áp) cần phải đưa ngay tới cơ sở y tế để cấp cứu nhanh chóng.

Giai đoạn hồi phục:

Giai đoạn này thường sau giai đoạn nguy hiểm từ 24 – 48 giờ, người bệnh có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Quá trình này kéo dài trong khoảng 48 – 72 giờ. Thể trạng của người bệnh dần tốt lên, ăn uống ngon miệng hơn, đi tiểu nhiều, nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ. Ở giai đoạn này cần lưu ý không nên truyền dịch quá mức có thể dẫn tới phù phổi hoặc suy tim.

Lưu ý: Giai đoạn sốt tương ứng với thể bệnh sốt xuất huyết Dengue thông thường, nếu bệnh chuyển qua giai đoạn nguy hiểm tức là đã chuyển qua mức độ của thể bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết dengue nặng. Cần cho người bệnh nhập viện ngay tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị sốt xuất huyết thể nhẹ

Hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Mục đích của điều trị giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Phần lớn các trường hợp thể nhẹ thường khỏi bệnh trong vài ngày. Với những trường hợp nặng hơn cần nhập viện và chăm sóc tích cực tránh biến chứng xảy ra.

Sốt xuất huyết trong 3 ngày đàu có phản ứng sốt cao như các loại sốt virus thông thường khác và chưa có biến chứng nên người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách:

Hạ sốt:

Điều trị sốt xuất huyết thể nhẹ 1

Theo dõi nhiệt độ bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn hay bên khóe miệng vài giờ một lần. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên cần tìm mọi cách để làm cơ thể tỏa nhiệt. Sử dụng thuốc paracetamol pha theo đúng liều lượng kết hợp với chườm mát tại các vị trí như nách, bẹn, các nếp gấp và lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm giúp hạ nhiệt.  Cần lưu ý, mặc quần áo rộng thoáng cho người bệnh, tránh đắp chăn hoặc mặc nhiều quần áo cho người bệnh vì có người có cảm giác ớn lạnh khi sốt.

Lưu ý, không sử dụng aspirin hoặc ibuprofen để hạ sốt mà chỉ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C với liều paracetamol 10-15mg/kg/lần, có nghĩa là người 40kg uống 1 viên 500mg/lần và người trên 70kg uống 2 viên/lần, cách 4-6h uống 1 lần kết hợp với hạ sốt bằng phương pháp vật lý như kể trên.

Bù nước:

Khi bị sốt cao cơ thể rất dễ mất nước do đó cần bù nước bằng cách cho người bệnh uoongs nước có pha bột điện giải oresol theo chỉ dẫn (từ 2 lít/ngày), uống nước hoa quả, sinh tố, bổ sung vitamin C, B1;

Chế độ ăn uống:

Cần cho người bệnh ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu năng lượng, giàu protein như cháo thịt nạc, súp, thực phẩm giàu vitamin C…Trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết cần tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, nếu trẻ ăn ít hoặc bị nôn cần chia nhỏ thành nhiều bữa để cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, trẻ đang bú mẹ tăng thêm số lần bú và kéo dài thêm thời gian bú.

Chế độ nghỉ ngơi:

Cần cho người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối trong môi trường thoáng mát, có điều hòa nhiệt độ là lý tưởng nhất. Người bệnh bị sốt xuất huyết phải nằm trong màn, tránh để muỗi đốt để không lây sang cho người khác.

Nếu người bệnh có các dấu hiệu như lừ đừ, mệt mỏi, chân tay lạnh, vã mồ hôi, đau bụng, khó thở, chảy máu cam hoặc chân răng, rong kinh…cần tới ngay cơ sở y tế để chữa trị ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Tìm hiểu thêm:Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên cần chủ động “phòng bệnh” bằng cách diệt muỗi và tránh muỗi đốt bằng cách:

  • Dọn dẹp các vũng nước đọng để không tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, hạn chế vứt bỏ các vật dụng có thể chứa nước mưa như vỏ dừa, lốp xe cũ
  • Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn như bể, giếng, chum, vại…diệt lăng quăng/ bọ gậy
  • Cọ rửa sạch sẽ các dụng cụ chứa nước như thùng, bể, lu, chum, vại…đậy nắp thùng để muỗi không đẻ trứng
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát kê chân chạn/tủ đựng chén bát, lọ hoa, chậu cây cảnh… thay nước ít nhất một lần trong một tuần.
  • Dọp dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ, không treo quần áo đã mặc lâu trong nhà
  • Mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn để hạn chế muỗi đốt
  • Sử dụng các loại bình xịt, kem đuổi muỗi, vợt điện diệt muỗi…
  • Dùng rèm màn tẩm hóa chất diệt muỗi
  • Phối hợp với chính quyền địa phương để phun thuốc diệt muỗi

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết nhất do chưa biết bảo vệ mình nên dễ bị muỗi đốt. Để tăng sức đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm sốt cha mẹ lựa chọn sử dụng CNattu kids cho bé. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa vitamin C và Rutin 100% tự nhiên được chiết xuất từ Acerola cherry – loại quả giàu hàm lượng Vitamin C nhất thế giới. Sử dụng Cnattu Kids giúp mang lại hiệu quả vượt trội:

  • Hỗ trợ giảm sốt, ngăn biến chứng xuất huyết, chảy máu cam do sốt
  • Giảm và hỗ trợ điều trị trong mọi trường hợp sốt như sốt virus, sốt phát ban, sốt xuất huyết
  • Tăng sức bền thành mạch máu, ngăn xuất huyết, chảy máu cam

Đặc biệt với độ pH trung tính, CNattu kids không có vị chua, mùi dịu nhẹ dễ uống nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.

Biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết 1

Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-the-nhe-3525/feed/ 0
Sốt xuất huyết gây nổi ban ngứa và cách khắc phục http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-noi-ban-ngua-3516/ http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-noi-ban-ngua-3516/#respond Thu, 07 May 2020 08:13:32 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3516 Sốt xuất huyết được xếp vào danh sách những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với các triệu chứng điển hình như sốt cao, nổi ban, đau đầu, chóng mặt….Thậm chí có nhiều người bệnh bị nổi mẩn ngứa dày đặc khắp cơ thể, cũng có trường hợp sau sốt xuất huyết mới bị ngứa. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng nổi ban ngứa khi bị sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết gây nổi ban ngứa và cách khắc phục 1

Sốt xuất huyết là bệnh gì? Các triệu chứng của bệnh

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh do virus Dengue, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Sau khi đốt người bệnh sốt xuất huyết, chúng truyền bệnh cho người khỏe mạnh thông qua vết đốt. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những nơi có vệ sinh môi trường kém, có nhiều ao nước đọng.

Trước đây, sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em nhưng hiện tại có nhiều người lớn cũng bị mắc bệnh với tỷ lệ tử vong khá cao. Cho tới nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vacxin phòng bệnh. Các trường hợp nặng hầu như chỉ hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực. Với những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần.

Với những trường hợp sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Trường hợp sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

☛ Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ em

Các triệu chứng của sốt xuất huyết

BIểu hiện của sốt xuất huyết khá đa dạng, có diễn biến nhanh chóng từ nhẹ tới nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột, diễn biến qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn sốt
  • Giai đoạn nguy hiểm
  • Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn sốt:

Giai đoạn sốt xuất hiện sau thời gian ủ bệnh, kéo dài từ 4 – 10 ngày sau khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Trong 3 ngày đầu tiên người bệnh bị sốt cao đột ngột và liên tục 39 – 40 độ C và khó hạ sốt. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như:

  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu
  • Chán ăn, buồn nôn
  • Có thể nổi mẩn, phát ban, da xung huyết
  • Đau cơ, đau khớp

Tuy nhiên, giai đoạn này không phải là thời điểm nguy hiểm nhất và không xuất hiện các biến chứng, người bệnh vẫn có thể điều trị bệnh tại nhà.

Giai đoạn nguy hiểm:

Giai đoạn này vào khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 tính từ khi sốt, người bệnh không còn sốt cao như giai đoạn trước. Nhưng cần lưu ý, nhiệt độ cơ thể giảm không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục mà ngược lại cần phải đặc biệt theo dõi các biểu hiện của người bệnh. Vì đây là giai đoạn nguy hiểm, có thể dẫn tới các biến chứng nặng như:

Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch kéo dài từ 24 – 48 giờ, tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Thoát huyết tương nhiều có thể dẫn tới sốc như mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn. Ở trẻ em thấy trẻ li bì, bứt rứt, vật vã, tiểu ít, bỏ bú.

Xuất huyết: Xuất huyết dưới da với các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết, thường ở mặt trước cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, đùi, mạng sườn hoặc các mảng bầm tím. Xuất huyết niêm mạc với dấu hiệu chảy máu mũi, đi tiểu ra máu, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài. Xuất huyết nội tạng với dấu hiệu đi ngoài ra máu, đi cầu phân đen…

Một số trường hợp sốt xuất huyết nặng có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xuất hiện ở những người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.

Do đó, người bệnh sốt xuất huyết cần tới những cơ sở y tế để làm xét nghiệm, đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh và có biện pháp khắc phục cần thiết.

Giai đoạn hồi phục:

Sau giai đoạn nguy hiểm từ 24 – 48 giờ cơ thể người bệnh có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Quá trình này kéo dài từ 48 – 72 giờ. Người bệnh hết sốt, thể trạng dần tốt lên, ăn uống ngon miệng hơn, đi tiểu nhiều, huyết động ổn định. Nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ. Cần lưu ý, giai đoạn này nếu truyền dịch quá mức cho người bệnh có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.

Biện pháp khắc phục ban ngứa do sốt xuất huyết

Nốt ba ngứa sau khi bị sốt xuất huyết có thể thuyen giảm sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp các triệu chứng này có thể xuất hiện dài hơn thậm chí lên tới vài tuần gây ngứa ngáy dữ dội ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

Dùng thuốc

Dùng thuốc 1

Sử dụng các loại thuốc chống dị ứng như Loratadine, Chlorpheniramin, Telfast có thể làm giảm nhanh triệu chứng do các nốt mẩn ngứa gây ra. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này khiến bạn dễ buồn ngủ, giảm mức độ tập trung và gây chóng mặt nhẹ. Do đó, khi sử dụng thuốc cần hạn chế lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện các hoạt động trên cao.  Lưu ý, nhóm thuốc này chỉ sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi, trường hợp sử dụng cho trẻ sơ sinh cần trao đổi với bác sĩ.

Bổ sung vitamin C

Bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của các yếu tố có hại. Khi tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch được củng cố, các tế bào tổn thương trên da cũng sẽ nhanh chóng được phục hồi.

Có thể bổ sung vitamin C thông qua chế độ ăn uống hàng ngày với các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, ổi, kiwi, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông, dâu tây…

Trái cây giàu vitamin C nhất thé giới phải kể tới Acerola Cherry. Đây là loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin C tự nhiên cao nhất trong các loại hoa quả, gấp 31 lần Cam và 46 lần xoài. Và đặc biệt, vitamin C trong Acerola Cherry được chứng minh có khả năng hấp thu tốt hơn đến 35% so với vitamin C tổng hợp – Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thực hiện

Rutin tự nhiên có trong quả Acerola Cherry được khoa học thế giới nghiên cứu kĩ lưỡng, chứng minh công dụng bảo vệ thành mạch,  ngăn ngừa biến chứng do sốt như: Vỡ mạch, xuất huyết, chảy máu nội tạng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu não, xuất huyết dưới da, v.v…

Hiện nay, Cnattu Kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry giúp: hỗ trợ điều trị trong các trường hợp sốt như sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết… đồng thời ngăn ngừa biến chứng do sốt như: Vỡ mạch, xuất huyết, chảy máu nội tạng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu não, xuất huyết dưới da, v.v…

Bổ sung vitamin C 1

Nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ châu Âu cùng với công nghệ chiết xuất hiện đại đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO, CNattu Kids là giải pháp được hàng triệu mẹ bỉm sữa lựa chọn trong hành trình bảo vệ con yêu khỏi ốm sốt, vui khỏe mỗi ngày.

  • Thông tin về CNattu kids, xem ngay TẠI ĐÂY
  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Chế độ ăn uống

Để cải thiện ban ngứa do sốt xuất huyết, chế độ ăn uống hàng ngày cần đảm bảo đủ chất, hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ, các thực phẩm gây dị ứng nặng như hải sản, thịt rừng, những món ăn mà cơ thể bị dị ứng từ trước…

Dầu dừa

Để cải thiện ban ngứa do sốt xuất huyết hiệu quả nhất vẫn là sử dụng dầu dừa. Nhỏ vài giọt dầu dừa và xoa trực tiếp vào vùng da bị nổi mẩn để có tác động tốt nhất. Nếu ngứa lan khắp cơ thể, người bệnh ngâm mình trong nước ấm và thoa dầu dừa lên da giúp cải thiện tình trạng.

Ngoài dầu dừa, bạn có thể sử dụng lô hội để giảm ngứa nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, giảm viêm giúp làm dịu các mẩn đỏ và ngứa nhanh chóng. Người bệnh cũng có thể ngâm tay hoặc chân trong nước ấm, có thể thêm muối hoặc nước cốt chanh để mang lại hiệu quả tốt hơn.

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-noi-ban-ngua-3516/feed/ 0
Khám bệnh sốt xuất huyết ở đâu? http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-kham-o-dau-3436/ http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-kham-o-dau-3436/#respond Thu, 09 Apr 2020 07:07:52 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3436 Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Khám và điều trị sốt xuất huyết ở đâu là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Cùng tìm hiểu các địa chỉ khám bệnh uy tín tại nước ta.

Khám bệnh sốt xuất huyết ở đâu? 1

Sốt xuất huyết là bệnh gì? Triệu chứng?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây bệnh, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti. Muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh qua người khỏe mạnh thông qua vết đốt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp sốt xuất huyết vào nhóm những căn bệnh nguy hiểm cần được quan tâm. Phần lớn các trường hợp bệnh tương đối nhẹ và biến mất trong một tuần mà không gây ra biến chứng sức khỏe. Nhưng trong một số trường hợp bệnh có nguy cơ trở nặng và đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh.

Sốt xuất huyết diễn ra khi người bệnh bị nhiễm một trong 4 chủng virus dengue DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4 Một người có thể bị sốt xuất huyết tối đa 4 lần trong đời, vì khi đã hồi phục sau khi nhiễm một chủng virus dengue thì sẽ miễn dịch suốt đời với chủng đó.

Sốt xuất huyết là bệnh gì? Triệu chứng? 1

Triệu chứng sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có các triệu chứng như sau:

Người bệnh bị đau đầu, đau mình mẩy, viêm kết mạc (đau mắt đỏ), hiện tượng xuất huyết từ nhẹ đến nặng thậm chí gây tử vong

Sốt cao đột ngột, nhiệt độ từ 39 – 40 độ C, sốt kéo dài từ 2 – 7 ngày kèm theo các triệu chứng khác như chán ăn, đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, cơ thể mệt mỏi, đôi khi có thể nôn, một số trường hợp da xung huyết hoặc phát ban.

  • Tình trạng xuất huyết: Thường xảy ra vào ngày thứ hai của bệnh, người bệnh có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi tiêm chích quanh nơi tiêm.
  • Xuất huyết ngoài da: Với các biểu hiện như xuất hiện các chấm xuất huyết, vết bầm tím rõ nhất là xuất huyết ở mặt trước của hai cẳng chân, mặt trong của 2 cẳng tay, lòng bàn chân, gan bàn tay..
  • Xuất huyết niêm mạc: Hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới màng tiếp hợp, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc sớm hơn kỳ hạn
  • Xuất huyết tiêu hóa: Nôn ra máu, đi đại tiện ra máu

Hội chứng thần kinh: Với các biểu hiện như đau cơ, đau khớp, đau quanh hố mắt, nhức đầu, trẻ em bị sốt cao (thậm chí co giật, hốt hoảng, không có biểu hiện màng não)

Sốc: Đây là dấu hiệu nặng của bệnh và thường xuất hiện từ ngày thứ 3 – 6 đặc biệt khi người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt. Dấu hiệu của sốc bao gồm: Trẻ mệt li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít có thể kèm ói hoặc đi cầu ra máu. Thời gian diễn ra sốc thường khá ngắn từ 12 – 24 giờ nên cần đưa người bệnh tới viện gấp.

☛ Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết

Giai đoạn tiến triển của sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết trải qua 3 giai đoạn tiến triển như sau:

Giai đoạn sốt: Các triệu chứng ở giai đoạn này thường khó phân biệt với các bệnh sốt virus thông thường. Người bệnh bị sốt cao từ 39 – 40 độ C đột ngột trong 1 hoặc 2 ngày đầu. Tốt nhất người bệnh nên đến các trung tâm y tế để được khám và làm xét nghiệm nhanh chóng

Giai đoạn xuất huyết: Giai đoạn này bắt đầu từ ngày 3 – 7 kể từ khi bị sốt. Ở giai đoạn này các triệu chứng nặng của bệnh bắt đầu xuất hiện như xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc. Những biến chứng nặng hơn có thể xuất hiện như chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não. Người bệnh cần được theo dõi sát sao và xét nghiệm tiểu cầu khi bệnh tiến triển tới giai đoạn này.

Giai đoạn hồi phục: Người bệnh hết sốt, thể trạng dần tốt lên, có cảm giác thèm ăn, huyết dộng dần ổn định, người bệnh đi tiểu nhiều, khi xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở lại trạng thái bình thường.

Khám sốt xuất huyết ở đâu tốt? Địa chỉ khám bệnh tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

Trong trường hợp khu vực bạn sống đang có dịch sốt xuất huyết hoặc cơ thể có các triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết bạn nên đi khám cụ thể. Nhưng nhiều người băn khoăn không biết khám sốt xuất huyết ở đâu. Dưới đây là một số địa chỉ khám chữa bệnh ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh giúp bạn đọc tham khảo.

Khám sốt xuất huyết tại Hà Nội

Nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc sốt xuất huyết có thể đến các bệnh viện gần khu vực mình sinh sống để được chăm sóc y tế. Các bệnh viện lớn dưới đây tiếp nhận và điều trị sốt xuất huyết, phải kể tới:

Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương

Khám sốt xuất huyết tại Hà Nội 1

Địa chỉ:

Cơ sở 1: Số 78, Đường Giải Phóng, Hà Nội.

Tel: (024).35763491

Phòng tiêm vắc xin: (024).63265762

Cơ sở 2: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Tel: (024).35810170

Phòng tiêm vắc xin: 0978.667.832

Bệnh viện nhiệt đới Trung Ương là bệnh viện công lập chuyên khoa hàng đầu về điều trị bệnh, phục hồi chức năng về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới tại Việt Nam. Bệnh viện là đơn vị đi đầu và làm nòng cốt khi có dịch bệnh nguy hiểm và các dịch bệnh mới xuất hiện.

Tại đây, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi nhất trong lĩnh vực. Dịch vụ y tế hàng đầu nên nếu có mắc bệnh bạn hoàn toàn có thể đến khám sốt xuất huyết tại đây.

Trong những đợt dịch bùng phát, bệnh viện luôn trong trình trạng quá tải. Nếu thực sự không cần thiết người bệnh nên đi khám và theo dõi ở địa phương nơi mình sinh sống để tránh gây ra tình trạng quá tải cho bệnh viện.

Bệnh viện Xanh -Pôn

Địa chỉ: số 12, Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội

Bệnh viện Xanh Pôn là bệnh viện Đa khoa tuyến cuối trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội. Đây là một trong những cơ sở y tế chính yếu tại Hà Nội phục vụ nhân dân khu vực nội thành và các bệnh nhân từ các quận huyện khác chuyển lên tuyến trên. Bệnh viện là một trong những địa chỉ tiếp nhận bệnh nhân trong mùa dịch sốt xuất huyết.

Bệnh viện Thanh Nhàn

Địa chỉ: 42 Thanh Nhàn, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Thanh Nhàn là một trong những bệnh viện đa khoa lớn trong nước. Hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có trình độ cao. Do đó, để thăm khám và điều trị sốt xuất huyết đây là địa chỉ uy tín mà bạn không nên bỏ qua.

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

Địa chỉ: Số 2 Bế Văn Đàn, Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

Bệnh viện nằm trên địa phận quận Hà Đông, bệnh viện Đa khoa Hà Đông gắn liền với sự hình thành và phát triển của thị xã Hà Đông và tỉnh Hà Tây ( cũ).

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là bệnh viện hạng 1 thuộc quản lý của Sở Y tế Hà Nội và là nơi được người dân tin tưởng để thăm khám và điều trị bệnh. Trong trường hợp người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết có thể đến trực tiếp để khăm khám và theo dõi từ các bác sĩ chuyên môn cao tại bệnh viện.

Khám sốt xuất huyết tại Tp.HCM

Tại các thành phố lớn dễ bùng phát dịch sốt xuất huyết trong đó phải kể tới Tp. Hồ Chí Minh. Nếu bạn nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu của sốt xuất huyết có thể tới thăm khám tại các bệnh viện đa khoa tại địa phương. Một số bệnh viện đa khoa lớn tại Tp. Hồ Chí Minh có tiếp nhận, điều trị và theo dõi sốt xuất huyết cụ thể:

Bệnh viện Chợ Rẫy

Khám sốt xuất huyết tại Tp.HCM 1

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. HCM

Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa trung ương cấp quốc gia, phục vụ người bệnh toàn niềm nam. Đây là bệnh viện tuyến cuối lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2010 bệnh viện được Bộ Y tế xếp hạng đặc biệt với tổng cộng hơn 66 khoa lâm sàng và cận lâm sàng cùng nhiều chuyên khoa khác.

Bệnh viện được thành lập vào năm 1990 là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất. Nếu muốn thăm khám, điều trị sốt xuất huyết đây là địa chỉ bạn nên quan tâm.

Bệnh Viện Nhiệt Đới

Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, TP. HCM

Tên cũ là Bệnh viện Chợ Quán, là bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm tại TP. Hồ Chí Minh, chuyên điều trị các bệnh liên quan tới truyền nhiễm và phòng chống dịch. Đây là bệnh viện công trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh.

Bệnh viện tiếp nhận, khám chữa bệnh, cấp cứu cho bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh viện có nhiệm vụ khác là thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh và phòng chống dịch nguy hiểm, chỉ đạo chuyên môn mạng lưới chữa trị các bệnh truyền nhiễm ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam.

 Bệnh viện Đại học y dược Tp. HCM

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: ở 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM
  • Cơ sở 2: ở 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM
  • Cơ sở 3: ở 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TPHCM

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM hoạt động theo hình thức liên kết Trường – Viện với 3 cơ sở cùng với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viện giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực cùng với sự đa dạng của nhiều chuyên khoa. Đây là địa chỉ được nhiều người bệnh tin tưởng tìm đến khám chữa bệnh.

Những thông tin trên giải đáp thắc mắc khám sốt xuất huyết ở đâu cũng như gợi ý một số địa chỉ khám chữa bệnh sốt xuất huyết tại hai thành phố lớn Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh.

☛ Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết dùng thuốc gì?

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-kham-o-dau-3436/feed/ 0
Có mấy loại sốt xuất huyết? http://chamconkhoe.com.vn/co-may-loai-sot-xuat-huyet-3337/ http://chamconkhoe.com.vn/co-may-loai-sot-xuat-huyet-3337/#respond Tue, 03 Mar 2020 06:00:35 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3337 Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm ở nước ta nhưng dễ thành dịch lớn vào mùa mưa. Đây là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn sinh sản, phát triển và truyền bệnh. Bệnh sốt xuất huyết chia làm 3 mức độ, cùng tìm hiểu triệu chứng của bệnh qua từng mức độ khác nhau.

Có mấy loại sốt xuất huyết? 1

Phân loại các mức độ của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan do muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua vết cắn. Bệnh có thể bùng phát thành dịch, đặc biệt vào thời điểm mùa mưa. Đặc biệt ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi và phát triển.

Bệnh sốt xuất huyết chia làm 3 mức độ:

  • Sốt xuất huyết thể nhẹ (cổ điển)
  • Sốt xuất huyết có chảy máu
  • Sốt xuất huyết Dengue nặng (Sốc sốt xuất huyết Dengue)

Triệu chứng sốt xuất huyết theo từng mức độ

Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)

Thông thường, những người bệnh ở thể nhẹ thường là những người đầu tiên mắc bệnh sốt xuất huyết, họ chưa có miễn dịch với bệnh. Sốt xuất huyết cổ điển có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Người bệnh xuất hiện triệu chứng sốt và kéo dài rtong 4 – 7 ngày từ sau khi bị muỗi truyền bệnh. Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác kèm theo như:

  • Sốt cao thậm chí lên tới 40,5 độ C
  • Nhức đầu nghiêm trọng
  • Đau khớp và cơ
  • Đau phía sau mắt
  • Buồn nôn, nôn
  • Phát ban, các ban có thể xuất hiện trên cơ thể từ 3 – 4 ngày sau khi bắt đầu sốt. Sau đó, thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Người bệnh cũng có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu

Người bệnh sốt xuất huyết ở mức độ này có triệu chứng bao gồm tất cả các triệu chứng của sốt xuất huyết thể nhẹ kèm theo:

  • Tổn thương mạch máu và hạch bạch huyết
  • Chảy máu cam
  • Chảy máu ở nướu hoặc dưới da tạo ra vết bầm tím

Ở thể bệnh này người bệnh có thể tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Đây là thể bệnh nặng nhất của sốt xuất huyết. Các triệu chứng của bệnh ở thể này bao gồm các dấu hiệu của sốt xuất huyết thể nhẹ cộng triệu chứng chảy máu kèm theo:

  • Tình trạng thoát huyết tương khỏi mạch máu
  • Chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể
  • Sốc (huyết áp thấp)

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue) 1

Thể này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau khi bạn đã có miễn dịch chủ động, tức là đã từng mắc bệnh hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Biểu hiện của bệnh nặng đột ngột sau từ 2 – 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này thường xảy ra ở đối tượng trẻ em, đôi khi có người lớn. Người bệnh ở thể này có thể gây tử vong đặc biệt trẻ em và thanh thiếu niên.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết, khi trẻ mắc bệnh từ 3 ngày có dấu hiệu sốt cao khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn cảm cúm hoặc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Để tìm hiểu kỹ về sốt xuất huyết ở trẻ, bạn có thể xem : TẠI ĐÂY

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết gây nên do virus Dengue, bệnh lây lan thông qua vật trung gian là muỗi vằn. Chúng truyền virus từ người bệnh qua người khỏe mạnh thông qua vết cắn. Có 4 loại virus sốt xuất huyết được gọi là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Muỗi vằn hoạt động ban ngày và chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và gây bệnh. Virus sốt xuất huyết ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 – 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi vằn hút máu thì virus được truyền cho muỗi.

Điều nguy hiểm là hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng bệnh. Bệnh thường gây ra dịch lớn cùng một lúc khiến công tác điều trị gặp nhiều khó khăn thậm chí có thể gây tử vong, đặc biệt là trẻ em.

Theo thống kê có tới hơn 85% các ca mắc sốt xuất huyết dengue và 90% trường hợp tử vong xảy ra ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Trong đó, 90% các ca tử vong do sốt xuất huyết là dưới 15 tuổi.

Cả tuýp ký hiệu là D1, D2, D3, D4 này đều có khả năng gây bệnh ở Việt Nam và luân phiên gây ra dịch bệnh. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng tuýp riêng lẻ. Trong khi đó lại có 4 chủng virus khác nhau, có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi loại khác. Điều quan trọng là bạn phải xác định các dấu hiệu và đi chữa trị. Nếu đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết trước đây thì khi bị nhiễm lại, các triệu chứng sẽ nặng và nguy hiểm hơn.

Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?

Để điều trị bệnh sốt xuất huyết cần khám cụ thể phát hiện mức độ bệnh từ đó có biện pháp điều trị cụ thể. Một số xét nghiệm giúp bác sĩ phát hiện mức độ của bệnh như:

  • Điện giải đồ
  • Khí máu
  • Chức năng đông máu
  • Men gan
  • X-quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch phổi

Cho tới nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi trong 2 tuần. Điều trị chủ yếu để tránh những biến chứng nặng xảy ra cho người bệnh. Các bác sĩ khuyên người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường, bổ sung nhiều nước và kê thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau cơ khớp. Nên tránh các thuốc giảm đau làm tăng biến chứng chảy máu như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium.

Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi sát sao, nếu có dấu hiệu nặng cần thông báo với bác sĩ để xử trí kịp thời.

Hướng dẫn phòng bệnh

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền từ người này qua người khác qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Do đó, để phòng ngừa sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em là tránh muỗi đốt và diệt muỗi.

  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở và môi trường sống xung quanh để hạn chế nơi trú ngụ của muỗi
  • Làm sạch dụng cụ chứa nước, dụng cụ chứa nước lớn cần được đậy kín, dọn dẹp các vũng nước đọng để loại bỏ nơi sinh sản cảu muỗi
  • Thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy
  • Sử dụng các dụng cụ diệt muỗi như vợt muỗi, phun thuốc muỗi, đốt nhang muỗi
  • Phát quang bụi rậm, ngủ màn để tránh muỗi đốt
  • Khi có dịch thì đôi khi bạn phải nhờ đến chính quyền địa phương để phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm với nguy cơ biến chứng cao. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh hãy cố gắng có ý thức để phòng ngừa bệnh. Hãy nhớ rằng không có muỗi không có sốt xuất huyết. Khi bạn có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ sốt xuất huyết, hãy đi đến khám tại cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Để hỗ trợ giảm sốt, tăng sức đề kháng cho trẻ lựa chọn tốt nhất sử dụng CNattu kids . Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa vitamin C và Rutin 100% tự nhiên được chiết xuất từ Acerola cherry – loại quả giàu hàm lượng Vitamin C nhất thế giới. Sử dụng Cnattu Kids giúp mang lại hiệu quả vượt trội:

  • Giảm và hỗ trợ điều trị trong mọi trường hợp sốt như sốt virus, sốt phát ban, sốt xuất huyết
  • Tăng sức bền thành mạch máu, ngăn xuất huyết, chảy máu cam

Đặc biệt với độ pH trung tính, CNattu kids không có vị chua, mùi dịu nhẹ dễ uống nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.

Hướng dẫn phòng bệnh 1

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/co-may-loai-sot-xuat-huyet-3337/feed/ 0
3 giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết http://chamconkhoe.com.vn/giai-doan-benh-sot-xuat-huyet-3333/ http://chamconkhoe.com.vn/giai-doan-benh-sot-xuat-huyet-3333/#respond Tue, 03 Mar 2020 05:54:13 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3333 Sốt xuất huyết thường xảy ra ở những nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, bệnh hoành hành quanh năm nhưng bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa. Vì đây là mùa sinh sản cao điểm của muỗi vằn – trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Bệnh có diễn biến phức tạp, có thể gặp ở mọi đối tượng và trải qua 3 giai đoạn bệnh với các triệu chứng điển hình được mô tả dưới đây.

3 giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết 1

Các giai đoạn bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chủ yếu do virus Dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua vết đốt. Các biểu hiện của bệnh khá đa dạng từ nhẹ tới nặng, nếu không được phát hiện sớm và xử lý đúng cách có thể dẫn tới tử vong do xuất huyết.

Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn sốt
  • Giai đoạn nguy hiểm
  • Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt xuất hiện sau thời gian ủ bệnh từ 4 – 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Người bệnh có các biểu hiện như:

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C
  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu
  • Chán ăn, buồn nôn và nôn
  • Đau cơ, đau khớp

Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn này thường vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Giai đoạn này cần đặc biệt theo dõi các biểu hiện của người bệnh có dấu hiệu cảnh báo và tiến triển thành sốt xuất huyết dengue nặng.

Người bệnh bị thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (kéo dài từ 24 – 48 giờ); tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Nếu bị thoát huyết tương nhiều có thể dẫn tới sốc với các triệu chứng như vật vã, bứt rứt, li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, huyết áp tụt hoặc không đo được huyết áp, người bệnh đi tiểu ít.

Dấu hiệu xuất huyết:

  • Xuất huyết dưới da: Các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím
  • Xuất huyết niêm mạc:  Chảy máu mũi, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn
  • Xuất huyết nội tạng: Xuất huyết tiêu hóa, phổi, não với các biểu hiện nôn ra máu, đi ngoài ra máu do xuất huyết nội tạng

Một số trường hợp bị sốt xuất huyết nặng có thể có các biểu hiện suy tạng như:

  • Viêm gan nặng
  • Viêm não
  • Viêm cơ tim

Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở những người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc. Những trường hợp phải cấp cứu nhanh chóng như đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng…

Giai đoạn hồi phục

Qua giai đoạn nguy hiểm từ 24 – 48 giờ người bệnh bước vào giai đoạn hồi phục và kéo dài trong 2 – 3 ngày. Cơ thể người bệnh có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch.

Thể trạng người bệnh tốt dần lên, người bệnh hết sốt, có cảm giác thèm ăn và đi tiểu nhiều hơn. Trong giai đoạn này nhịp tim bệnh nhân còn chậm và điện tâm đồ thay đổi. Xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng.

Dấu hiệu nguy hiểm và biến chứng sốt xuất huyết

Dấu hiệu nguy hiểm cảnh giác

Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, người bệnh xuất hiện triêu chứng này cần nhập viện ngay lập tức:

  • Chảy máu: Các chấm hay đốm màu đỏ trên da, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt nhiều bất thường hoặc chảy máu âm đạp
  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn liên tục
  • Rối loạn ý thức hoặc co giật
  • Xanh tím, tay chân lạnh ẩm
  • Khó thở

Ngoài ra, nếu người bệnh gặp phải tình trạng sốt cao liên tục không kiểm soát được ngay cả khi sử dụng thuốc hạ sốt thông thường cần đưa người bệnh tới bệnh viện để được xử trí càng sớm càng tốt.

2 biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm:

  • Hạ tiểu cầu: Biến chứng này không khiến người bệnh mệt mỏi hay li bì nên nhiều người bệnh chủ quan không theo dõi cho tới khi bị xuất huyết ồ ạt.
  • Cô đặc máu: Biến chứng này có liên quan tới các triệu chứng của người bệnh như đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn, lơ mơ, li bì và thường kéo dài  24-48 giờ.

Cách chăm sóc và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết

Cho tới nay bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ yếu điều trị triệu chứng của bệnh kết hợp với chế độ chăm sóc.

Hạ sốt: Người bệnh hạ sốt bằng paracetamol, trẻ em khó uống thuốc có thể chọn thuốc có vị ngọt. Bên cạnh đó, lau mát cho người bệnh bằng nước ấm, chườm khăn ấm lên trán, mặc quần áo rộng thoáng.

Cách chăm sóc và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết 1

Cần hạ sốt đúng cách cho người bệnh

Bù nước và điện giải: Cần bổ sung đủ nước cho người bệnh để bù nước và điện giải đã mất do sốt cao. Trong trường hợp mất nước vừa và nặng người bệnh nôn nhiều, không uống được truyền dung dịch Nacl 0,9%… để bù nước và điện giải cho người bệnh.

Chế độ nghỉ ngơi: Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, không làm việc nặng nhọc

Chế độ ăn uống: Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, hạn chế đồ ăn có màu đỏ, nâu hay đen để tránh nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa

Cần thường xuyên theo dõi người bệnh nếu điều trị ngoại trú vì khi các dấu hiệu nặng lên hay tình trạng không cải thiện cần đưa ngay tới cơ sở y tế.

Tìm hiểu thêm:Sốt xuất huyết ở trẻ – Dấu hiệu, điều trị

Phòng bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, chưa có vacxin phòng bệnh sốt xuất huyết. Do đó, biện pháp phòng bệnh chủ yếu đề phòng muỗi đốt và diệt muỗi:

  • Loại bỏ những nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá vào dụng cụ chứa nước, vệ sinh dụng cụ chứa nước thường xuyên đồng thời dọn vệ sinh khu vực sống.
  • Phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày, sử dụng các sản phẩm chống muỗi, khiến muỗi tránh xa
  • Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun thuốc diệt muỗi phòng chống dịch sốt xuất huyết.
  • Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết nhất do chưa biết bảo vệ mình nên dễ bị muỗi đốt. Để tăng sức đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm sốt cha mẹ lựa chọn sử dụng CNattu kids cho bé. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa vitamin C và Rutin 100% tự nhiên được chiết xuất từ Acerola cherry – loại quả giàu hàm lượng Vitamin C nhất thế giới. Sử dụng Cnattu Kids giúp mang lại hiệu quả vượt trội:

  • Hỗ trợ giảm sốt, ngăn biến chứng xuất huyết, chảy máu cam do sốt
  • Giảm và hỗ trợ điều trị trong mọi trường hợp sốt như sốt virus, sốt phát ban, sốt xuất huyết
  • Tăng sức bền thành mạch máu, ngăn xuất huyết, chảy máu cam

Đặc biệt với độ pH trung tính, CNattu kids không có vị chua, mùi dịu nhẹ dễ uống nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.

Phòng bệnh sốt xuất huyết 1

Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/giai-doan-benh-sot-xuat-huyet-3333/feed/ 0
Đồ uống tốt cho người bệnh sốt xuất huyết http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-nen-uong-gi-3324/ http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-nen-uong-gi-3324/#respond Tue, 03 Mar 2020 05:45:14 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3324 Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng với các triệu chứng điển hình như sốt cao, nhức đầu, phát ban, ói mửa…Thậm chí nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực dẫn tới sốt xuất huyết nặng gây chảy máu nặng, sốc và tử vong. Khi phát hiện bệnh, cần có biện pháp điều trị tích cực kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Dưới đây là danh sách những đồ uống tốt cho người bệnh sốt xuất huyết nên tham khảo.

Đồ uống tốt cho người bệnh sốt xuất huyết 1

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân do virus Dengue gây ra. Trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, muỗi truyền virus từ người bệnh sang người lành thông qua vết đốt. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa đặc biệt là ở những nơi có vệ sinh môi trường kém, có nhiều ao nước tù đọng. Đây là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sản, đi hút máu người và lây nhiễm virus Dengue.

Trước đây, sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em nhưng hiện tại nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao. Cho tới nay, bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như vacxin phòng bệnh. Những trường hợp bệnh nặng hầu như chỉ hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực. Với những trường hợp bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau 1 tuần.

Các triệu chứng của bệnh ở thể nhẹ bao gồm:

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C và rất khó hạ sốt
  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu
  • Có thể phát ban, nổi mẩn

Với những trường hợp bệnh nặng bao gồm các triệu chứng trên kèm theo một số dấu hiệu:

  • Xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài ra máu
  • Đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, người vật vã, hốt hoáng. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Bị sốt xuất huyết nên uống gì?

Nhiều người lo lắng không biết bị sốt xuất huyết uống gì để giúp bệnh mau khỏi và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là danh sách đồ uống tốt cho người bệnh:

Nước

Nước 1

Người bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện sốt cao nên cơ thể dễ mất nước. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải bù nước, điện giải bằng cách uống oresol.

Bên cạnh đó, người bệnh nên được uống các loại nước ép trái cây vì chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giúp thành mạch bền tốt hơn giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Nước dừa

Tình trạng sốt cao khiến người bệnh sốt xuất huyết bị mất nước. Một trong những lựa chọn tốt cho người bệnh thời điểm này là bổ sung nước dừa. Đây là nguồn nước tự nhiên, khoáng chất thiết yếu và chất điện giải bổ sung lượng chất lỏng cho cơ thể. Các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh uống nước dừa trong quá trình điều trị và phục hồi bệnh.

Nước ép rau

Nước ép rau tươi là lựa chọn tốt cho người bệnh sốt xuất huyết. Cà rốt, dưa chuột và nước ép rau lá khác rất tốt cho người sốt xuất huyết. Những loại rau này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm đau cho người bệnh sốt xuất huyết.

Nước ép trái cây

Nước ép trái cây 1

Các loại nước ép trái cây như ổi, dâu, cam, kiwi, dứa…cũng rất tốt cho cơ thể giúp tăng sản xuất tế bào lympho chống lại virus. Do đó, người bệnh nên bổ sung nước ép rau củ hoặc trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Nước ép cam: Giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện tình trạng khó tiêu, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây là loại nước uống không thể thiếu đối với người bệnh sốt xuất huyết.

Nước chanh: Giúp loại bỏ các độc tố từ virus sốt xuất huyết ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Do đó, nước chanh là một lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh.

Nước ép lá đu đủ

Nước ép lá đu đủ 1

Các bác sĩ cũng như các chuyên gia trên thế giới công nhận lá đu đủ là thực phẩm rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn chỉ cần lấy 2 lá đu đủ tươi sau đó nghiền nát và ép lấy nước để dùng, uống mỗi ngày hai lần để chống sốt xuất huyết.

Trà thảo mộc

Một trong những đồ uống giúp giảm triệu chứng của sốt xuất huyết là trà thảo mộc. Nên chọn hương vị như thảo quả, bạc hà hoặc gừng. Gừng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa nên giảm sốt rất tốt cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm:Chế độ ăn uống cho người sốt xuất huyết

Bị sốt xuất huyết không nên uống gì?

Một số loại đồ uống dưới đây khiến các triệu chứng của bệnh càng thêm trầm trọng, phải kể tới:

Nước lạnh

Lý do là vì nước lạnh có khả năng làm co mạch ngoài da nhưng lại làm giãn mạch bên trong nội tạng, đây là tình trạng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong đột ngột.

Đồ uống sẫm màu

Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết nên trong chế độ ăn uống hàng ngày cần tránh những loại thực phẩm, đồ uống có màu đỏ, nâu, đen trong suốt quá trình theo dõi bệnh như socola, coca, dưa hấu…

Mục đích của việc này để bác sĩ không nhầm lẫn và dễ dàng phân biệt được người bệnh bị chảy máu tiêu hóa hay không.

Đồ uống ngọt

Người bệnh sốt xuất huyết không nên uống các loại đồ ngọt như soda, mật ong, các loại đường tự nhiên khác để tránh tình trạng bệnh lâu hồi phục. Vì tiêu thụ lượng đường khiến các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn.

Rượu bia, chất kích thích

Người bệnh không nên uống rượu bia, ngừng hút thuốc trong thời gian bị bệnh để giúp tình trạng sức khỏe mau hồi phục.Cafein và các chất kích thích nói chung sẽ khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi hơn, không đủ sức chống chịu các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.

Tìm hiểu thêm:Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết

Những việc cần làm khi bị sốt xuất huyết

Hạ sốt

Khi bị sốt cao cần giảm thân nhiệt nhanh chóng, người bị sốt quá 39ºC có thể sử dụng paracetamol (Hapacol) để hạ sốt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý liều lượng thuốc khi cho trẻ nhỏ dùng (10 – 15mg/kg cân nặng).

Có thể dùng thuốc hạ sốt nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống nên cách nhau từ 4 – 6 giờ. Mặt khác, nếu không muốn bị ngộ độc thuốc, bạn chỉ nên dùng paracetamol ít hơn năm lần trong cùng một ngày.

Ngoài ra, bạn dùng một số cách khác để hạ thân nhiệt như:

  • Lau người bằng nước ấm
  • Chườm khăn mát lên trán, không nên dùng nước đá hoặc nước lạnh
  • Mặc đồ mỏng thoáng để dễ thoát nhiệt
  • Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát

Cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được cạo gió. Không tự ý sử dụng thuốc hạ nhiệt nhất là aspirin và ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng xuất huyết ở bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn, có khả năng xảy ra xuất huyết dạ dày dữ dội, đe dọa đến tính mạng.

Ngăn muỗi tiếp xúc với da

Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, không để muỗi tiếp xúc với da vì khả năng muỗi sẽ đốt và truyền thêm một lượng virus gây bệnh không chỉ khiến bệnh càng nặng hơn mà còn có nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.

Cần ngủ màn kể cả ban ngày, trẻ em không cho chơi những chỗ tối, ẩm ướt đồng thời mặc quần áo dài tay, dùng kem hoặc các sản phẩm chống muỗi.

Diệt muỗi trong khu vực sống

  • Sử dụng thuốc diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng..
  • Dùng vợt điện, bình xịt muỗi, nhang muỗi
  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thu dọn các đồ vật đọng nước quanh nhà như lốp xe cũ, chai lọ, gáo dừa…
  • Dọn dẹp xung quanh môi trường sống, phát phang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, vũng nước mưa
  • Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không nên treo nhiều quần áo làm nơi cho muỗi ẩn nấp

Không ra gió và tắm nước lạnh

Người bệnh nên được nghỉ ngơi tại nhà, không nên ra gió và tắm nước lạnh. Tốt nhất vệ sinh cơ thể bằng cách lau người với nước ấm. Vì nước lạnh có khả năng làm co mạch ngoài da nhưng giãn mạch bên trong nội tang dẫn tới nguy cơ tử vong đột ngột.

Trẻ em chưa biết tự bảo vệ mình nên dễ bị muỗi đốt và là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết. Để hỗ trợ giảm sốt, tăng sức đề kháng cho trẻ lựa chọn tốt nhất sử dụng CNattu kids . Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa vitamin C và Rutin 100% tự nhiên được chiết xuất từ Acerola cherry – loại quả giàu hàm lượng Vitamin C nhất thế giới. Sử dụng Cnattu Kids giúp mang lại hiệu quả vượt trội: hỗ trợ giảm sốt, ngăn biến chứng xuất huyết, chảy máu cam do sốt

  • Giảm và hỗ trợ điều trị trong mọi trường hợp sốt như sốt virus, sốt phát ban, sốt xuất huyết
  • Tăng sức bền thành mạch máu, ngăn xuất huyết, chảy máu cam

Đặc biệt với độ pH trung tính, CNattu kids không có vị chua, mùi dịu nhẹ dễ uống nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.

Không ra gió và tắm nước lạnh 1

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-nen-uong-gi-3324/feed/ 0
Điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết http://chamconkhoe.com.vn/dieu-tri-tre-bi-sot-xuat-huyet-3278/ http://chamconkhoe.com.vn/dieu-tri-tre-bi-sot-xuat-huyet-3278/#respond Tue, 21 Jan 2020 03:05:15 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3278 Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, diễn biến khó lường và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí tính mạng con người. Cha mẹ cần phát hiện sớm các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ và có biện pháp điều trị cũng như chăm sóc đúng cách giúp trẻ vượt qua bệnh.

Điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết 1

Sốt xuất huyết ở trẻ là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thủ phạm là virus dengue. Trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, chúng đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền cho người khỏe mạnh thông qua vết đốt. Bệnh dễ bùng phát thành dịch đặc biệt ở các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.

Muỗi vằn Aedes Aegypti sinh sống ở những vũng nước nhân tạo chẳng hạn như bể chứa nước lâu ngày, nước đọng trong các vật phế thải, lốp xe…Thời điểm hoạt động mạnh trong ngày là vào sáng sớm và chiều tà, trước khi mặt trời lạnh. Thời điểm này trẻ nhỏ thường hay vui chơi đặc biệt là ở những nơi thiếu ánh sáng nên dễ dàng bị muỗi đốt mà không hề hay biết.

Bệnh chưa có vacxin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh thường gây ra dịch lớn khiến công tác điều trị gặp nhiều khó khăn, có thể dẫn tới tử vong nhất là với trẻ em gây tổn hại lớn về kinh tế, xã hội.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ giai đoạn khởi phát điển hình là sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp. Sốt cao đột ngột mặc dù trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, sốt từ 2 – 7 ngày kèm theo các triệu chứng như:

  • Đỏ bừng mặt
  • Da xung huyết
  • Đau nhức cơ
  • Đau khớp
  • Đau đầu

Một số trẻ có thể kèm theo các dấu hiệu như viêm kết mạc mắt, cơ thể mệt mỏi, đau họng, buồn nôn và nôn. Trẻ ngũ nhi có kèm các triệu chứng như ho, sổ mũi, tiêu chảy. Ở thời điểm này, các triệu chứng của bệnh không đặc hiệu và khó phân biệt với nhiễm các virus khác.

Giai đoạn tiếp theo, trẻ rơi vào giai đoan nguy hiểm với các biểu hiện xuất huyết như:

  • Chấm xuất huyết (là những chấm đỏ không biến mất khi căng da) ở các vị trí như cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng
  • Xuất huyết niêm mạc với các dấu hiệu như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, nữ ở tuổi dậy thì có thể bị xuất huyết âm đạo

Giai đoạn từ ngày thứ 3 – 7 của bệnh, trẻ tuy đã bắt đầu hạ sốt nhưng đây mới thực sự là giai đoan nguy hiểm của bệnh. Khi này, virus làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã giảm đáng kể.

Sau 2 – 3 ngày qua khỏi giai đoạn nguy hiểm trẻ dần hồi phục nếu được chăm sóc và chữa trị kịp thời với các dấu hiệu như có cảm giác thèm ăn, khát nước, đi tiểu nhiều hơn, số lượng tiểu cầu, bạch cầu tăng lên (khi làm xét nghiệm).

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ cần phải được nhập viện:

Từ ngày thứ 3 – 7 trẻ bắt đầu hạ sốt nhưng một số bệnh nhi có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sau cần được nhập viện để được theo dõi

  • Trẻ nôn trớ, đau bụng
  • Bứt rứt; quấy khóc; lừ đừ; li bì; tay chân nhớp lạnh, tím, vã mồ hôi
  • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, đi tiêu phân đen

☛ Tìm hiểu thêm:Dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết ở bé

Điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Phần lớn, sau khi được thăm khám trẻ sốt xuất huyết được điều trị tại nhà, cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ giúp sức khỏe mau chóng hồi phục.

Hạ sốt cho trẻ

Hạ sốt cho trẻ 1

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C. Sau khi uống thuốc hạ nhiệt cần đo lại nhiệt độ. Cần lưu ý, không được sử dụng aspirin vì chất này sẽ làm rối loạn đông máu gây chảy máu kéo dài rất nguy hiểm cho người bị sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em.

Trong trường hợp trẻ sốt cao cần kết hợp lau mát cho trẻ bằng khăn nhúng nước ấm để làm thoát nhiệt cho trẻ dễ dàng. Cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để hỗ trợ hạ nhiệt

Cha mẹ cần phải theo dõi 24/24 giờ nhiệt độ của trẻ, phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.

Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được nghe theo kinh nghiệm mách bảo để chữa hoặc dùng mẹo chữa hay dùng thêm các loại thuốc khác.

Để tăng sức đề kháng, giảm sốt và phòng ngừa biến chứng của sốt xuất huyết bổ sung vitamin C rất cần thiết đặc biệt với trẻ em  đặc biệt đây là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết.  Rutin giúp ngăn ngừa các nguy cơ do sốt: Vỡ mạch, xuất huyết, chảy máu nội tạng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu não, xuất huyết dưới da, v.v…Một trong những giải pháp cho trẻ bị sốt xuất huyết là sử dụng CNattu kids  – sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa vitamin C và Rutin 100% tự nhiên được chiết xuất từ Acerola cherry – loại quả giàu hàm lượng Vitamin C nhất thế giới. Sử dụng Cnattu Kids giúp mang lại hiệu quả vượt trội:

  • Hỗ trợ giảm sốt, ngăn biến chứng xuất huyết, chảy máu cam do sốt
  • Giảm và hỗ trợ điều trị trong mọi trường hợp sốt như sốt virus, sốt phát ban, sốt xuất huyết
  • Tăng sức bền thành mạch máu, ngăn xuất huyết, chảy máu cam

Đặc biệt với độ pH trung tính, CNattu kids không có vị chua, mùi dịu nhẹ dễ uống nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.

Bổ sung nước

Bổ sung nước 1

Cần cho trẻ uống nước đầy đủ vì bệnh sốt xuất huyết làm máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới biến chứng sốc. Tốt nhất nên cho trẻ uống oresol (để bù nước) hoặc nước cam, nước chanh, nước khoáng hay nước lọc đun sôi. Nếu không có oresol, nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh tươi để có thêm sinh tố C giúp tăng đề kháng. Cho trẻ uống từ từ vì uống quá nhanh, quá nhiều một lúc khiến trẻ bị nôn, đầy bụng.

Chế độ sinh hoạt

Cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, không nên để trẻ nô đùa nhiều và tránh mặc nhiều quần áo hay ủ kín trẻ. Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở phòng thoáng, tuyệt đối không ra mưa, nắng.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng 1
young mother spoon-feeding her baby girl

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu như cháo, súp, sữa. Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp trẻ dễ hấp thụ. Bổ sung thêm vitamin các nhóm A, B, C để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

Tái khám cho trẻ

Cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, một số trường hợp cần phải đưa trẻ nhập viện ngay khi có dấu hiệu: Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống, nôn khan, đau bụng, quấy khóc, bứt rứt, li bì, chảy máu can, chảy máu răng, đi ngoài ra máu, nôn ra máu…

Cách phòng ngừa sốt xuất huyết cho trẻ

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa sốt xuất huyết:

  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào để trứng
  • Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng, bọ gậy
  • Rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần
  • Thu gom các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh như chai lọ, mảnh chai, mảnh lu, ống bơ, vỏ dừa, lốp xe…
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát
  • Thay nước bình hoa thường xuyên
  • Giữ nơi ở thoáng mát, sạch sẽ vì môi trường ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi cư trú và phát triển
  • Phát quang bụi rậm quanh nhà, dọn dẹp những nơi trũng nước sau trời mưa
  • Mặc quần áo dài tay để phòng tránh muỗi đốt
  • Sử dụng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
  • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi
  • Cần cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác
  • Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/dieu-tri-tre-bi-sot-xuat-huyet-3278/feed/ 0
Sốt xuất huyết gây chảy máu răng có nguy hiểm? http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-gay-chay-mau-rang-3265/ http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-gay-chay-mau-rang-3265/#respond Tue, 21 Jan 2020 02:28:56 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3265 Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh do virus Dengue. Trung gian truyền bệnh là muỗi vẵn, vào mùa mưa là thời điểm muỗi vằn phát triển mạnh nên sốt xuất huyết dễ bùng phát thành dịch. Biểu hiện chính của sốt xuất huyết là tình trạng sốt và xuất huyết. Xuất huyết với các biểu hiện như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết âm đạo. Trong những trường hợp nặng có thể gây vỡ hồng cầu, thoát mạch, cô đặc máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể gây ảnh hưởng tới tính mạng con người.

Sốt xuất huyết gây chảy máu răng có nguy hiểm? 1

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở nước ta, bệnh lây truyền bởi muỗi vằn. Hàng năm, vào mùa mưa ở những nơi có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước động tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và hút máu người lây truyền bệnh. Có 4 tuýp virus Dengue là: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Một người có thể bị mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời và lần sau thường bị nặng hơn lần trước do trong cơ thể đã có kháng thể của nhiều tuýp virus Dengue cùng tồn tại.

Thông thường, sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7 – 10 ngày với những diễn biến khá phức tạp. Người bệnh có thể chỉ sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ tới các dấu hiệu nặng hơn như nôn mửa nặng, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu, phân đen…

Dấu hiệu của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh được chia làm 3 loại:

  • Sốt xuất huyết thể nhẹ
  • Sốt xuất huyết chảy máu
  • Sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Tùy thuộc vào từng loại mà triệu chứng của bệnh có mức độ tăng dần.

Sốt xuất huyết thể nhẹ

Tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi vằn người bệnh có các triệu chứng sốt trong vòng từ 4 – 7 ngày. Dạng bệnh này có các triệu chứng khá điển hình và không có biến chứng. Người bệnh còn có một số triệu chứng khác như:

  • Sốt cao, lên đến 40,5 độ C
  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu
  • Khớp và cơ đau
  • Cảm giác buồn nôn và nôn
  • Phát ban, các ban của sốt xuất huyết xuất hiện trên cơ thể 3 – 4 ngày sau khi bắt đầu sốt và thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Cũng có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

Sốt xuất huyết có chảy máu

Khi bệnh ở dạng này người bệnh có tất cả các triệu chứng của sốt xuất huyết ở thể nhẹ kèm theo đó là các tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết, tình trạng chảy máu cam, chảy máu nướu răng, dưới da, gây ra các vết bầm tím trên cơ thể. Khi ở thể này nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng của sốt xuất huyết thậm chí tử vong.

Sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Đây là thể bệnh nặng nhất của sốt xuất huyết, các triệu chứng của bệnh bao gồm ở thể sốt xuất huyết nhẹ cộng với dấu hiệu của thể sốt xuất huyết chảy máu. Kèm theo đó là tình trạng huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Thể bệnh này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau khi người bệnh đã có miễn dịch chủ động, do người bệnh đã từng mắc bệnh trước đó hoặc thụ động (do mẹ truyền sang con). Bệnh có biểu hiện nặng đột ngột sau 2 – 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này thường xảy ra ở đối tượng trẻ em (đôi khi cũng xuất hiện ở người lớn), có thể gây tử vong đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

☛ Tìm hiểu thêm:Sốt xuất huyết – Các triệu chứng của bệnh

Vì sao sốt xuất huyết gây chảy máu chân răng?

Biểu hiện nhẹ của tình trạng xuất huyết ở người bệnh là xuất hiện các đốm xuất huyết, hồng ban ở dưới da, chảy máu cam và tình trạng chảy máu chân răng. Những triệu chứng trên khá phổ biến ở cả người bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ và trung bình. Nguyên nhân gây ra xuất huyết nhẹ do: Mao mạch trở nên mỏng vì giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu.

Vai trò của tiểu cầu rất quan trọng trong quá trình đông máu giúp duy trì tính toàn vẹn của các mối nối kết dính nội mô. Đa phần các trường hợp xuất huyết niêm mạc (tình trạng xuất huyết tiêu hóa và âm đạo) ở người bệnh sốt xuất huyết có liên quan tới tình trạng sốc kéo dài và nhiễm toan chuyển hóa.

Tóm lại, nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu trong đó có hiện tượng chảy máu chân răng có liên quan tới giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu. Chức năng tiểu cầu bị suy yếu dẫn tới tổn thương thành mạch gây xuất huyết.

Giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu xảy ra ở hầu hết những người bệnh sốt xuất huyết ngay cả ở thể bệnh nhẹ. Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu được cho là bắt nguồn từ tế bào tủy xương bị ức chế hoạt động, gây ra do nhiễm trùng trực tiếp tại các tế bào tiền thân hoặc tác động của đại thực bào kích hoạt các tế bào T làm giải phóng cytokine và ức chế quá trình tạo máu.

Tiểu cầu giảm còn do sự phá hủy tiểu cầu qua trung gian miễn dịch ngoại vi dưới sự tác động của virus gây sốt xuất huyết và kháng thể NS1.  Thời gian bán hủy của tiểu cầu giảm dẫn tới số lượng tiểu cầu giảm đi nhanh chóng ở người bệnh sốt xuất huyết.

Rối loạn đông máu

Tình trạng này khá thường gặp ở người bệnh sốt xuất huyết. Nguyên nhân của tình trạng rối loạn đông máu là do cơ thể bị mất các protein thiết yếu tham gia vào quá trình đông máu do rò rỉ huyết tương. Sự tương tác giữa virus sốt xuất huyết NS1 và lớp vỏ glucid ở mặt ngoài của màng tế bào có thể gây ra sự rò rỉ protein huyết tương và giải phóng heparan sulfate vào tuần hoàn. Heparan sulfate hoạt động như một chất chống đông máu, là một tác nhân dẫn đến rối loạn đông máu.

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Với tình trạng chảy máu chân răng thông thường không quá nguy hiểm, nhưng nếu hiện tượng này xuất hiện ở người bệnh sốt xuất huyết kèm theo các triệu chứng như sốt, cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp…thì người bệnh cần gặp ngay bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh sốt xuất huyết diễn biến qua nhiều giai đoạn khác nhau nên người bệnh cần chú ý một số giai đoạn nguy hiểm như:

Sau 4 – 7 ngày từ khi bị muỗi truyền virus Dengue, người bệnh với các triệu chứng như:

  • Sốt cao đột ngột
  • Đau cơ và khớp
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau sau mắt
  • Nôn và cảm thấy buồn nôn
  • Nốt ban xuất hiện vào ngày thứ 3 sau khi sốt bắt đầu

Ngày 3 – 7 các nốt ban sẽ nổi khắp người, sốt giảm khiến nhiều người bệnh lầm tưởng bệnh đã thuyên giảm nhưng đây mới là giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Giai đoạn sốt xuất huyết chuyển nặng với các triệu chứng:

  • Tình trạng xuất huyết niêm mạc với biểu hiện chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài, rong kinh hoặc ra máu âm đạo bất thường
  • Xuất huyết nội tạng với tình trạng nôn mửa nhiều, nôn ra máu, đau tức vùng gan, thượng vị, đi ngoài phân đen, tay chân lạnh…Nguy hiểm hơn là xuất huyết não nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
  • Thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch, nguyên nhân do tính thấm thành mạch tưng gây ra cô đặc máu, tràn dịch màng bụng, màng phổi và có thể làm tụt huyết áp, trụy tim mạch, sốc phản vệ.

Khi người bệnh sốt xuất huyết có xuất hiện chảy máu chân răng cũng như các dấu hiệu trên cần tới ngay trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều trị chảy máu nặng khi sốt xuất huyết

Với những trường hợp sốt xuất huyết gây chảy máu nặng người bệnh sẽ được bác sĩ cho truyền dịch điện giải, truyền máu tươi, bổ sung tiểu cầu… Có thể dùng thêm thuốc corticoid để chống viêm, thuốc trợ tim, an thần và theo dõi chặt chẽ, đề phòng biến chứng sốc nặng với nguy cơ tử vong rất cao.

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần tuyệt đối tránh những việc như xông hơi hoặc xông bằng lá. Người bệnh thiếu máu, cơ tim bị viêm trong khi đó xông hơi làm thoát dịch, mất nước khiến tình trạng của người bệnh ngày càng nặng hơn. Các thuốc cần tránh như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium (nhóm NSAIDs) vì đây là những thuốc có hoạt tính chống kết tập tiểu cầu, ức chế khả năng đông máu, và vì vậy khiến cho biến chứng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh gặp các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu nặng, sốc cần cấp cứu tại bệnh viện.

Đối với các dạng nhẹ hơn, điều trị bao gồm:

  • Ngăn ngừa tình trạng mất nước: Người bệnh sốt xuất huyết thường có triệu chứng sốt cao và nôn khiến cơ thể bị mất nước. Do đó, cần bù nước cho cơ thể bằng cách cho người bệnh uống nước sạch, bổ sung muối và điện giải bằng oresol cũng có thể giúp thay thế chất lỏng và khoáng chất.
  • Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol  có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Cần lưu ý, sử dụng thuốc dưới sự giám sát của dược sĩ chuyên môn và sử dụng không quá 4g/ ngày.
  • Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen, không được khuyến cáo, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong.

Với những người bệnh ở thể nặng hơn cần:

Chỉ định truyền tĩnh mạch được điều chỉnh sau khi theo dõi chặt chẽ trong thời gian từ 1 – 2 giờ trong suốt 24 giờ

Thiết lập áp lực tĩnh mạch trung tâm có thể là cần thiết trong việc quản lý các trường hợp nghiêm trọng không dễ hồi phục.

Người bệnh bị rò rỉ huyết tương lớn và trong đó một khối lượng lớn tinh thể được cung cấp chất lỏng keo được chỉ định

Với trường hợp người bệnh bị sốc liên tục mặc dù đã giảm hematocrit sau khi thay thế chất lỏng ban đầu và hồi sức bằng thuốc giãn nở huyết tương, truyền máu sau đó có thể được chỉ định.

Một số lưu ý:

  • Với bệnh sốt xuất huyết sử dụng kháng sinh không có tác dụng nên không dùng kháng sinh trong sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra.
  • Ngăn ngừa chảy máu chân răng và xuất huyết tiêu hóa người bệnh nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và hấp thu như cháo, súp…
  • Bổ sung cơ thể nhiều nước để bù dịch

☛ Tìm hiểu thêm: Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?

Phòng chống chảy máu trong sốt xuất huyết

Để phòng tránh tình trạng chảy máu trong sốt xuất huyết người bệnh cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi ở trên giường, giảm các hoạt động như chạy nhảy, đạp xe, các môn thể thao có thể gây té ngã và chấn thương
  • Tránh đánh răng và làm tổn thương mũi khi số lượng tiểu cầu của bạn giảm xuống dưới mức bình thường sẽ gây chảy máu chân răng, chảy máu cam nhiều, khó cầm máu.
  • Tình trạng chảy máu bề mặt xảy ra, áp dụng áp lực vững chắc đến điểm chảy máu trong vài phút. Với người bị chảy máu cam cần dùng tay để áp lực vào phần sống mũi (bằng cách bóp) và nghiêng về phía trước

Người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu của bệnh để kịp thời tới viện thăm khám và điều trị đúng phác đồ. Nếu có dấu hiệu chảy máu chân răng cần lưu ý vì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang chuyển nặng.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết, để tăng sức đề kháng, giảm sốt và phòng ngừa biến chứng của sốt xuất huyết bổ sung vitamin C rất cần thiết. Rutin giúp ngăn ngừa các nguy cơ do sốt: Vỡ mạch, xuất huyết, chảy máu nội tạng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu não, xuất huyết dưới da, v.v…

CNattu kids – sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa vitamin C và Rutin 100% tự nhiên được chiết xuất từ Acerola cherry – loại quả giàu hàm lượng Vitamin C nhất thế giới. Sử dụng Cnattu Kids giúp mang lại hiệu quả vượt trội: hỗ trợ giảm sốt, ngăn biến chứng xuất huyết, chảy máu cam do sốt

  • Giảm và hỗ trợ điều trị trong mọi trường hợp sốt như sốt virus, sốt phát ban, sốt xuất huyết
  • Tăng sức bền thành mạch máu, ngăn xuất huyết, chảy máu cam

Đặc biệt với độ pH trung tính, CNattu kids không có vị chua, mùi dịu nhẹ dễ uống nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.

Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-gay-chay-mau-rang-3265/feed/ 0
Sốt xuất huyết có được ăn tôm không? http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-co-duoc-an-tom-3259/ http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-co-duoc-an-tom-3259/#respond Tue, 21 Jan 2020 02:24:32 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3259 Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và dễ bùng phát thành dịch. Cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp để bệnh mau hồi phục, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Người bệnh cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, nhiều người thắc mắc sốt xuất huyết có được ăn tôm không? Cùng giải đáp thắc mắc trên qua các thông tin hữu ích dưới đây.

Sốt xuất huyết có được ăn tôm không? 1

Sốt xuất huyết có ăn tôm được không?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Trung gian truyền bệnh là muỗi vẵn, muỗi vằn truyền virus dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua vết đốt.

Sốt xuất huyết không chỉ khiến người bệnh sốt cao triền miên mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí dẫn tới tử vong. Các biến chứng phải kể tới như suy tim, thận; tràn dịch màng phổi; sốc do mất máu; hôn mê; xuất huyết não; sảy thai; sinh non.

Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể chăm sóc tại nhà dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Cần có chế độ ăn uống hợp lý giúp người bệnh sốt xuất huyết nâng cao sức đề kháng, khỏe mạnh. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn còn quan niệm sai lầm cho rằng khi mắc sốt xuất huyết kiêng ăn đồ tanh vì có thể khiến bệnh trở thêm nặng. Hoặc bị sốt xuất huyết phải kiêng tắm để bệnh không ngấm vào trong.

Quan niệm kiêng ăn đồ tanh, kiêng tắm không có cơ sở và không khuyến cáo. Người bệnh sốt xuất huyết vẫn ăn uống bình thường, cân bằng về dinh dưỡng để bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. Điều quan trọng đối với bệnh nhân sốt xuất huyết là cần uống bổ sung đủ dịch. Khi sốt cao cần bổ sung điện giải để bù dịch đẳng trương mất đi trong đó bù dịch bằng oresol là tốt nhất. Hoặc có thể dùng các dung dịch khác thay thế như nước lọc, nước dừa, nước cam, nước canh…để bù nước. Nước hoa quả giàu vitamin C không những giúp người bệnh tăng sức đề kháng, thành mạch bền vững hơn mà còn giúp giảm huyết tương trong máu.

Người bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn có thể ăn tôm, dĩ nhiên người đó phải không có tiền sử dị ứng với tôm. Cần lưu ý, trong quá trình chế biến tốt nhất nên tránh sử dụng các phương pháp như chiên, rán, sử dụng gia vị cay nóng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người bệnh.

Người bệnh sốt xuất huyết cần kiêng gì?

Cho tới nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vacxin phòng bệnh. Do đó, đối với người bệnh sốt xuất huyết chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh chủ động phòng chống sốt xuất huyết cần có chế độ ăn hợp lý cho người bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh không nên dùng vì có thể gây rối loạn dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Đồ ăn cay nóng

Phải kể tới như ớt, mù tạt, gừng…khi dung nạp vào cơ thể sẽ sinh ra nhiều nhiệt khiến tình trạng sốt xuất huyết càng thêm nặng hơn. Từ đó gây ảnh hưởng tới sự hồi phục của người bệnh.

Trứng gà

Trứng gà 1

Trứng gà là thực phẩm có chứa nhiều protein, khi ăn vào sẽ sinh ra một nhiệt lượng rất lớn. Vì vậy, nếu đang trong tình trạng sốt tốt nhất không nên ăn trứng gà khiến nhiệt lượng cơ thể tăng lên mà không thể phát ra ngoài được, sốt càng cao khiến bệnh càng lâu khỏi. Thay vào đó, nên bổ sung nhiều nước, rau quả tươi, hạn chế những thực phẩm giàu protein.

Đồ ngọt

Các loại nước ngọt đóng chai, soda, mật ong và các thực phẩm có chứa nhiều đường khác khi tiêu thụ khiến các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn từ đó bệnh trở nặng và lâu khỏi hơn.

Rượu, bia, caffein, thuốc lá

Sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đặc biệt với người bệnh đang bị sốt xuất huyết sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá…càng khiến bệnh trở nặng và lâu khỏi.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán…nằm trong danh sách người bệnh sốt xuất huyết cần tránh. Những đồ ăn quá nhiều dầu mỡ khiến người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu hóa khiến người bệnh mệt mỏi lại càng thêm khó chịu.

Thực phẩm sẫm màu

Các thực phẩm có màu đỏ, đen, nâu như nước trái cây sẫm màu, coca, nước củ dền, dưa hấu, xá xị…người bệnh đều phải kiêng ăn. Những người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị chảy máu nên khi ăn thực phẩm trên dễ bị nhầm lẫn, không nhận biết được bị xuất huyết  trong quá trình nôn ói hay do màu của thực phẩm.

☛ Tìm hiểu thêm:Sốt xuất huyết – Các triệu chứng của bệnh

Những thực phẩm tốt cho người bị sốt xuất huyết

Bù nước tích cực

Người bệnh sốt xuất huyết có đặc điểm sốt cao khiến cơ thể mệt mỏi nên ăn uống kém. Vì vậy, điều quan trọng cho người bệnh là bù nước, điện giải bằng cách uống oresol, nước lọc, nước trái cây (nước cam, nước chanh, nước dừa…), cháo loãng…để bù lượng nước và điện giải đã mất.

Ăn thức ăn dạng lỏng

Cần cho người bệnh ăn thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp giúp người bệnh dễ hấp thu. Có thể cho người bệnh uống thêm sữa để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Khồng nên ăn cơm hoặc các đồ cứng gây khó nuốt.

Với trẻ em bị sốt xuất huyết nếu trẻ vẫn còn bú mẹ thì tiếp tục cho bú. Cần chia nhỏ thành nhiều bữa ăn cho trẻ, không nên ép trẻ ăn nhiều một lúc. Bên cạnh đó, tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) tăng sức đề kháng chống lại bệnh sốt xuất huyết.

Cam, quýt

Cam, quýt 1

Đây là những thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Người bệnh sốt xuất huyết nên bổ sung những trái cây giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày giúp cải thiện tình trạng.

Đu đủ

Theo kết quả của một số nghiên cứu cho rằng đu đủ giúp cơ thể sản sinh tiểu cầu nhanh hơn đối với người bệnh sốt xuất huyết. Cách dùng như sau: Nghiền nát vài lá đu đủ, nấu nước uống mỗi ngày hai lần giúp chống sốt xuất huyết

Đu đủ được coi là một loại thuốc. Các nghiên cứu cho thấy hạt đu đủ độc hại đối với muỗi Aedes – muỗi gây bệnh sốt xuất huyết.

Các nghiên cứu khác kết luận rằng đu đủ giúp cơ thể sản sinh tiểu cầu nhanh hơn ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Cách dùng: Nghiền nát vài lá đu đủ, nấu nước uống mỗi ngày hai lần để chống sốt xuất huyết.

Quả lựu có hàm lượng flavonoid polyphenolic, có thể giúp chống lại vi trùng. Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong quả lựu tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại virus. Ảnh minh hoạ: Internet

Quả lựu

Quả lựu 1

Hàm lượng flavonoid polyphenolic có trong quả lựu có tác dụng chống lại vi trùng. Bên cạnh đó, hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại virus, giúp người bệnh mau hồi phục.

☛ Tìm hiểu thêm:Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Chăm sóc tại nhà như thế nào?

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết cần chú ý bổ sung đủ nước, thức ăn dạng lỏng và mềm, lựa chọn những thực phẩm giàu protein và kẽm để tăng sức đề kháng. Bệnh nhân khó khăn trong việc ăn uống nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Nếu bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể uống thuốc hạ sốt, bù dịch tại nhà, sau khoảng 1 tuần bệnh nhân sẽ hồi phục. Trong thời gian theo dõi này vẫn cần phải khám lại hoặc có sự giám sát của bác sĩ.

Chăm sóc tích cực bằng cách:

  • Theo dõi thân nhiệt của người bệnh thường xuyên, khi thấy người bệnh sốt cao cần hạ sốt đúng cách
  • Trang phục cho người bệnh quần áo mỏng, vải cotton
  • Nên để người bệnh nằm nghỉ ngơi ở chỗ thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh
  • Lau mát cơ thể bằng nước ấm, lau toàn thân và đắp khăn ở các vị trí như vùng nách, bẹn khi người bệnh sốt cao
  • Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol theo đúng chỉ định. Nếu sốt trên 38,5 độ mới dùng thuốc, sau 4-6 giờ mới được dùng tiếp. Lưu ý, không sử dụng Aspirin, Ibuprophen để hạ sốt vì có thể gây xuất huyết tiêu hoá và chuyển hóa toan máu.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết, để hỗ trợ giảm sốt, ngăn ngừa biến chứng do sốt xuất huyết gây ra, rút ngắn thời gian ốm sốt, cha mẹ xem giải pháp : TẠI ĐÂY

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/sot-xuat-huyet-co-duoc-an-tom-3259/feed/ 0