Chăm con khỏe http://chamconkhoe.com.vn Wed, 11 Aug 2021 09:08:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bị sởi có ngứa không? http://chamconkhoe.com.vn/ban-soi-co-ngua-khong-3554/ http://chamconkhoe.com.vn/ban-soi-co-ngua-khong-3554/#respond Tue, 02 Jun 2020 07:16:40 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3554 Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân gây ra bởi virus Paramyxovirus. Bệnh gây ra các triệu chứng như sốt, phát ban, ho, mắt đỏ…nếu không có biện pháp phòng tránh có thể gây thành dịch. Bị sởi có ngứa không là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng tìm hiểu các thông tin sau để giải đáp thắc mắc trên.

Bị sởi có ngứa không? 1

Bệnh sởi là gì?

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc trưng với các dấu hiệu như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ…Bệnh gặp ở cả người lớn và trẻ em nếu không có miễn dịch phognf bệnh. Tuy ít gây tử vong nhưng sởi để lại những biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, đôi khi có thể bị viêm não sau sởi đặc biệt trẻ bị suy dinh dưỡng…

Con đường lây nhiễm của sởi thông qua:

  • Đường hô hấp: Khi tiếp xúc với các giọt hô hấp như nước mũi, nước bọt của người bệnh bay trong không khí như hắt hơi, ho, nói chuyện…có thể nhiễm virus gây bệnh
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh
  • Tiếp xúc với những đồ vật có tồn tại virus sởi từ người bệnh

Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi

Bệnh sởi thường bắt đầu với cơn sốt nhẹ kèm theo một số triệu chứng như chảy mũi, ho, mắt đỏ và đau cổ họng. Sau đó khoảng 2- 3 ngày, có sự xuất hiện các đốm Koplik nổi lên, sau đó người bệnh có thể sốt cao. Những nốt đỏ nổi lên thường ở trên mặt sau theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa có thể lan dần xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống đùi và bàn chân. Sau đó 1 tuần, các vết nhỏ sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước thì sẽ hết trước.

Theo tiến triển của bệnh, sởi được chia làm 4 giai đoạn như sau:

Thời kỳ ủ bệnh

Giai đoạn này thường kéo dài từ 7 – 14 ngày, ở giai đoạn này người bệnh bắt đầu nhiễm virus nên chưa có triệu chứng gì xuất hiện.

Giai đoạn khởi phát

Hay còn gọi là giai đoạn viêm long, kéo dài từ 3 – 4 ngày. Người bệnh có các triệu chứng như:

  • Sốt cao có thể tăng lên hơn 40 độ C
  • Ho khan
  • Sổ mũi
  • Mắt đỏ và chảy nước mắt (viêm kết mạc)
  • Xuất hiện đốm Koplik, xuất hiện vào ngày thứ hai. Đây được coi là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh sởi. Những hạt Koplik là những hạt nhỏ có màu trắng ngà, xung quanh viền đỏ và mọc nhiều ở trong khoang miệng. Những hạt này thường xuất hiện và biến mất khá nhanh trong vòng 12 – 24 giờ.

Giai đoạn toàn phát

Kéo dài 2 – 5 ngày, ở giai đoạn này các hạt Koplik lặn đi và các ban sẽ bùng phát. Ban sởi có đặc điểm là ban dạng sần, nổi gồ lên trên bề mặt da. Các nốt ban này có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành từng cụm khiến da trong loang lổ. Các ban sởi nổi ở sau tai, trán và lan rộng ra cả cơ thể.

Giai đoạn hồi phục

Các nốt ban mờ theo thứ tự đã mong, bong vảy và để lại vết thâm. Nếu không xuất hiện các biến chứng bệnh sẽ tự khỏi. Có một số trường hợp có thể bị ho kéo dài từ 1 – 2 tuần sau đó.

Xem chi tiết: Dấu hiệu bệnh sởi cần biết

Bị sởi có ngứa không?

Ban sởi thường không ngứa hoặc ngứa nhẹ. Ban sởi mọc tuần tự thường từ sau tai sau đó lan ra mặt, xuống ngực, bụng và lan ra toàn thân. Khi ban sởi bay có thể để lại những vết thâm trên da hay còn gọi là vằn da hổ. Khi chăm sóc người bệnh sởi có thể giảm ngứa bằng cách sử dụng bài thuốc dân gian như: Lấy lá khế chua nấu nước tắm hoặc lau người giúp cải thiện tình trạng.

Biến chứng của bệnh sởi

Nếu không có biện pháp cải thiện tình trạng bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng như:

  • Về tiêu hóa: Gây ra tình trạng viêm niêm mạc miệng, bội nhiễm vi khuẩn xuất hiện muộn do một loại vi khuẩn gây hoại tử niêm mạc miệng, hơi thở có mùi hội, viêm ruột…
  • Sảy thai, sinh non
  • Suy dinh dưỡng hậu sởi
  • Các biến chứng về mắt như loét giác mạc có thể gặp ở trẻ do thiếu vitamin A, biến chứng này có thể gây di chứng mù vĩnh viễn.
  • Viêm phổi nặng: Do bội nhiễm các loại vi khuaanrkhacs, xuất hiện biến chứng sau khi phát ban hoặc ngay trong lúc phát ban. Người bệnh có các dấu hiệu như nhiễm trùng nặng, sốt cao, bạch cầu trong máu tăng
  • Viêm não, viêm màng não: Đây là biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong hoặc gây ra nhiều di chứng nặng nề sau này
  • Viêm tai giữa cấp, phế quản phế viêm

Những ai dễ mắc bệnh sởi?

Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều có nguy cơ mắc bệnh đặc biệt là đối tượng trẻ em hệ miễn dịch còn non yếu. Yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc sởi hơn như:

  • Chưa được tiêm chủng tỷ lệ mắc bệnh cao lên
  • Thường xuyên đi du lịch nhiều nơi đặc biệt là tới những nơi có điều kiện thuận lợi cho virus sởi phát triển, nguy cơ mắc bệnh tăng lên đáng kể
  • Thiếu vitamin A: Thiếu hụt vitamin A trong cơ thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, tạo điều kiện cho biến chứng xuất hiện.

Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả

Cho tới nay vẫn chưa có cách điều trị đặc hiệu cho bệnh sởi. Thông thường các dấu hiệu của bệnh sẽ tự biến mất sau 2 – 3 tuần. Ngoài ra, cần có biện pháp chăm sóc người bệnh đúng cách:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Cần vệ sinh răng miệng và thân thể sạch sẽ, giữ ấm khi trời đang lạnh. Nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý từ 3 – 4 lần/ngày
  • Để người bệnh nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, thông gió, sạch sẽ
  • Hạn chế cho người bệnh tiếp xúc với người khác trong 7 ngày kể từ khi phát ban. Bệnh nhân sởi được điều trị trong bệnh viện cần cách ly hô hấp đến ngày thứ 4 sau khi phát ban. Chỉ nên tiếp xúc với người bệnh khi đã tiêm phòng sởi.
  • Người chăm bệnh nhân sởi cần rửa tay sạch sẽ, vệ sinh cá nhân cẩn thận trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả 1

Điều trị các biến chứng bệnh sởi

  • Nếu có biến chứng viêm não: Tiến hành chống viêm, chống co giật, chống phù não.
  • Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn: cần được dùng kháng sinh để tránh tình trạng biến chứng.
  • Cần đưa người bệnh lên tuyến bệnh viện tuyến huyện trở lên, các trung tâm cơ sở y tế để được tư vấn điều trị, tránh tình trạng lây nhiễm cho người khác

Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban

Bệnh sởi và sốt phát ban có một số triệu chứng giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn. Dưới đây là một số điểm khác biệt giúp phân biệt hai bệnh trên:

Ở giai đoạn ủ bệnh

Sởi và sốt phát ban có dấu hiệu tương tự nhau như sốt nhẹ hoặc vừa, cơ thể mệt mỏi, rối loạn tieeui hóa. Tuy nhiên, ở thời điểm này trẻ bị sởi có triệu chứng của xuất tiết mũi, họng và mắt như chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt hoặc sưng nề mí mắt trong khi sốt phát ban không có.

Khác nhau về ban sởi và sốt phát ban:

  • Ban sởi: Dạng sẩn, hơi nổi gờ trên da, kích thước nhỏ, mọc lần lượt từ vùng chân tóc sau tai sau đó lan xuống mặt, ngực, tay sau đó lan xuống lưng, chân. Sau đó, ban bay sẽ để lại vết thâm như vằn da hổ
  • Ban sốt phát ban: Dạng mịn, đỏ, nổi đồng loạt khớp cơ thể và thường không để lại vết thâm.

Việc phân biệt giữa hai bệnh này thường rất quan trọng bởi sốt phát ban là bệnh làn tính và thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Trong khi đó, bệnh sởi nếu không biết và điều trị không đúng cách dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não… nhiều khi dẫn đến tử vong.

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/ban-soi-co-ngua-khong-3554/feed/ 0
Trẻ bị lên sởi phải làm sao? http://chamconkhoe.com.vn/tre-bi-benh-soi-dieu-tri-cham-soc-3534/ http://chamconkhoe.com.vn/tre-bi-benh-soi-dieu-tri-cham-soc-3534/#respond Mon, 11 May 2020 07:17:52 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3534 Bệnh sởi dễ gặp ở đối tượng trẻ em, nguyên nhân do virus sởi gây nên. Các triệu chứng điển hình của bệnh như viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa, phát ban…Đây là bệnh lý gây truyền nhiễm, nếu không được phát hiện kịp thời có thể bùng phát thành dịch. Khi trẻ bị sởi cần phát hiện và xử lý đúng cách tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị lên sởi phải làm sao? 1

Bệnh sởi ở trẻ em là gì?

Bệnh sởi ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, nguyên nhân do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây nên. Trẻ bị sởi có các dấu hiệu như sốt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa, viêm kết mạc mắt, nổi các vết ban đỏ theo thứ tự từ mặt tới tay chân và cả cơ thể.

Sởi diễn biến khá nhanh và gây nguy hiểm cho sức khỏe vì khi mới mắc trẻ thường bị suy giảm miễn dịch. Nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Ngay từ giai đoạn ủ bệnh bệnh có thể lây cho người khác cho đến sau khi phát ban vì vậy sởi dễ lan rộng và bùng phát thành dịch. Những đối tượng dễ mắc sởi là trẻ dưới 1 tuổi hoặc chưa tiêm dủ mũi vacxin.

Các dấu hiệu nhận biết sởi ở trẻ

Thông thường sởi ở trẻ em thường diễn ra trong 4 thời kỳ như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Kéo dài từ 7 – 14 ngày, ở giai đoạn chưa có triệu chứng cụ thể

Giai đọa khởi phát

Thời gian kéo dài từ 2 – 4 ngày, trẻ có các triệu chứng như sốt cao kèm nhức đầu, nhức cơ, cơ thể mệt mỏi kéo dài, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi viêm thanh quản cấp. Nhiều trẻ cũng có thể có hạch ngoại biên to

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này kéo dài từ 4 – 6 ngày, sau sốt cao 3 – 4 ngày, trẻ bắt đầu phát ban với đặc điểm ban hồng, dát sẩn, khi căng da thấy biến mất. Ban mọc rải rác hoặc cũng có thể lan rộng rồi dính liền với nhau thành từng đám tròn khoảng 3 – 6 mm.

Giai đoạn hồi phục

Các vết ban theo thứ tự biến mất như lúc mọc để lại vết thâm dduiowcj gọi là vằn da hổ. Nếu không xảy ra biến chứng bệnh sẽ tự khỏi nhưng ho có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần sau đó.

Lưu ý: Khi ở giai đoạn khởi phát các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ thường khó phân biệt với các dấu hiệu của bệnh lý viêm đường hô hấp thông thường khác. Cần xem xét các trường hợp sau để nghi ngờ có thể mắc sởi:

  • Trẻ em trên 1 tuổi nhưng mới tiêm 1 mũi sởi
  • Sinh sống ở vùng có dịch
  • Tiếp xúc với vùng có dịch hoặc người đang mang bệnh sởi

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết của bệnh sởi

Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em

Nếu bệnh sởi ở trẻ em không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Phải kể tới:

  • Bệnh viêm tai giữa
  • Viêm loét giác mạc
  • Viêm não cấp tính chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 0,1% số ca mắc sởi, trẻ sau khi phát ban thường xuất hiện các triệu chứng như lơ mơ, co giật, hôn mê, đau đầu, nôn, cứng gáy.
  • Bị tiêu chảy
  • Viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn tụ cầu Influenzae tuýp B, Hemophilus,
  • Thể lao tiềm ẩn tái bùng phát do cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, virus sởi xâm nhập nặng vào cơ thể khiến trẻ sốt cao liên tục trong thời gian dài. Vì vậy, khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm sút nếu không kịp thời điều trị có thể gây các biến chứng nguy hiểm

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu sốt phát ban dạng sởi

Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Cho tới nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sởi. Mục đích của việc điều trị làm giảm các triệu chứng và tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.

Hạ sốt

Khi trẻ bị sốt để trẻ mặc quần áo thoáng, không nên mặc quần áo dài, quấn chăn lên người trẻ. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C cần hạ sốt cho trẻ  bằng paracetamol pha theo đúng liều lượng, không được dùng aspirin để giảm sốt. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc nào. Ngoài ra, hỗ trợ hạ sốt bằng cách lau người bằng khăn ấm để giảm sốt. Không nên chườm đá hoặc khăn lạnh.

Điều trị triệu chứng

  • Ho: Khi trẻ bị ho không kèm theo thở nhanh, cho bé uống thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng các phương thuốc thảo dược như mật ong, trà chanh an toàn cho trẻ. Lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Nghẹt mũi: Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi trước khi cho con bú hoặc ăn
  • Viêm kết mạc mắt: Lau cho bé bằng khăn sạch mềm và thấm ướt.
  • Đau loét miệng: Cho trẻ súc miệng bằng nước sạch, tốt nhất là nước muối nhiều lần, ít nhất 4 lần/ngày. Bổ sung nước thường xuyên cho trẻ.

Bù nước và điện giải

Bù nước và điện giải 1

Khi trẻ bị sốt dễ khiến cơ thể mất nước và rối loạn điện giải. Để bù nước cho cơ thể và cân bằng điện giải cho trẻ uống dung dịch oresol pha theo đúng liều lượng hướng dẫn. Ngoài ra, có thể có trẻ uống thêm nước lọc, nước ép trái cây, nước cháo loãng…Trẻ còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú và tăng số lần bú trong ngày.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cho trẻ ăn đồ ăn dễ tiêu hóa như cháo thịt nạc, súp rau củ, các loại canh rau mát…Thực phẩm chế biến đồ ăn cho bé cần ưu tiên khẩu phần đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là những thực phẩm giàu protid và caroten.

Những thực phẩm tốt cho bé như rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê…bổ sung năng lượng cho trẻ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa protein gây dị ứng như hải sản, cá chép, cua, tôm, sò, nghêu, thịt dê, thịt vịt…

Không cho trẻ uống các loại nước kích thích, đồ uống có ga, thức ăn chế biến sẵn gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa giúp quá trình hồi phục bệnh kéo dài hơn.

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

Cần vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ bằng cách tránh để mắt – miệng- răng bị nhiễm khuẩn. Cần rửa mặt, lau mắt bằng nước ấm hàng ngày, thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch ( nhúng khăn vào nước đun sôi để nguội). Với những trẻ lớn hơn cần súc miệng bằng nước muối, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng 3 – 4 lần/ngày.

Tắm rửa cho bé bằng nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước lá lành tính như kinh giới, trà xanh, lá mùi…Không được kiêng nước, kiêng tắm vì có thể gây ngứa, gãi xước da dẫn tới nhiễm trùng. Hạn chế lây nhiễm cho người khác bằng cách đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, rửa tay kỹ với xà phòng diệt khuẩn

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, các dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để phòng tránh lây lan bệnh.

Uống vitamin A

Uống vitamin A 1

Theo số liệu thống kê tình trạng thiếu vitamin A gặp ở 90% trẻ mắc sởi ở châu Phi và 22 – 72% người bệnh mắc sởi ở Mỹ. Bổ sung vitamin A bằng đường uống được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng của sởi ở trẻ tại các nước đang phát triển

Tổ chức Y Tế thế giới khuyến cáo nên bổ sung vitamin A cho tất cả các trẻ được chẩn đoán bệnh sởi với liều lượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 50.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
  • Trẻ 6-11 tháng: 100.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
  •  Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 IU ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
  • Trẻ em có dấu hiệu lâm sàng thiếu vitamin A: 2 liều đầu tiên theo tuổi, từ 2 đến 4 tuần sau đó bổ sung thêm liều thứ 3 theo tuổi

Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt sởi và sốt phát ban

Khi nào đưa trẻ tới viện?

Nếu có các biểu hiện sau cần đưa trẻ tới viện khám:

  • Trẻ thở nhanh với tần suất thở  > 50 nhịp/phút với trẻ dưới 1 tuổi và > 40 nhịp/phút với trẻ trên 1 tuổi.
  • Trẻ có biểu hiện mất nước như môi khô, khóc không ra nước mắt, khát nước, quấy khóc
  • Khóc nghe thấy tiếng thở rít, giọng khàn
  • Trẻ không bú hay uống nước
  • Bị loét miệng, biếng ăn, tiêu chảy, nôn, đau mắt, đau tai
  • Sốt kéo dài trên 4 ngày
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng
  • Trẻ bị loét giác mạc, nhìn kém, viêm tai xương chũm
  • Phát ban toàn thân nhưng vẫn sốt có thể là dấu hiệu ban đầu cho biết trẻ bị bội nhiễm vi khuẩn hay có biến chứng.

Biện pháp phòng bệnh sởi ở trẻ em

Về việc phòng bệnh cho trẻ như thế nào để trẻ không bị nhiễm virus sởi, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo sử dụng các biện pháp sau:

  • Tiêm vacxin là biện pháp phòng tránh sởi an toàn nhất. Thông thường, tiêm vacxin phòng sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Nếu trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh thì có thể dùng globulin miễn dịch thì có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh sởi.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống, khi có trẻ mắc bệnh sởi cần cách ly với trẻ lành khác phòng bệnh lây nhiễm thành dịch. Cha mẹ cần vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ, thường xuyên rửa tay bằng nước hay xà phòng sát khuẩn.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi tiếp xúc.
  • Vệ sinh mũi, mắt thường xuyên vì đây là con đường chính mà virus xâm nhập cơ thể.

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/tre-bi-benh-soi-dieu-tri-cham-soc-3534/feed/ 0
Dấu hiệu sớm bệnh sởi và cách phòng ngừa http://chamconkhoe.com.vn/dau-hieu-benh-soi-3073/ http://chamconkhoe.com.vn/dau-hieu-benh-soi-3073/#respond Mon, 25 Nov 2019 02:41:56 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=3073 Bệnh sởi  là bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ bùng phát thành dịch bệnh với các triệu chứng điển hình như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ…Khi mắc bệnh nếu không được điều trị đúng cách dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tính mạng. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em trong đó nhiều trẻ chưa tới tuổi tiêm ngừa.

Dấu hiệu sớm bệnh sởi và cách phòng ngừa 1

☛ Tìm hiểu thêm:Tổng hợp thông tin về sốt phát ban dạng sởi

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch qua đường không khí do virus sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân và gặp chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng như sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi, mắt đỏ…

Bệnh sởi ít gây tử vong nhưng có thể để lại những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe như viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm tai giữa đôi khi viêm não sau sởi đặc biệt là ở trẻ suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh sởi là virus sởi, là một loại virus ARN thuộc chi Morbilivirus nằm trong họ Paramyxoviridae. Bệnh hay lây nhiễm đến nỗi 90% người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của người bệnh.

Người bệnh có thể lây cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt xì nước bọt có chứa siêu vi bắn ra không khí và người khác có thể lây bệnh khi không may dính phải virus này. Một khi siêu vi sởi vào cơ thể người bệnh chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó, bệnh lây lan khắp cả cơ thể kể cả hô hấp và da.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi

Bệnh sởi phát triển qua 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh
  • Giai đoạn tiền triệu
  • Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này thường kéo dài từ 10 – 12 ngày, trẻ bị nhiễm virus gây bệnh tới khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên cảu giai đoạn tiền triệu. Ở giai đoạn này hầu như không có biểu hiện hay dấu hiệu nào của bệnh.

Giai đoạn tiền triệu

Thường kéo dài từ 5 – 15 ngày với đặc trưng là:

  • Sốt nhẹ đến vừa
  • Ho khan
  • Chảy mũi nước
  • Viêm kết mạc mắt

Các dấu hiệu này luôn xảy ra cho tới khi nội ban xuất hiện. Nội ban hay còn gọi là hạt Koplik là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh. Nội ban xuất hiện ở vị trí khẩu cái cứng hoặc khẩu cái mềm (vòm họng). Hạt Koplik là những hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà, xung quanh viền đỏ. Hạt thường xuất hiện và biến mất trong vòng từ 12 – 24 giờ.

Kết mạc mắt của người bệnh có thể bị viêm đỏ và có dấu hiệu sợ ánh sáng

Người bệnh xuất hiện ho khan nhưng không có đờm. Đôi khi ở giai đoạn này biểu hiện bằng những triệu chứng nặng hơn như sốt cao, giật hoặc thậm chí viêm phổi.

Giai đoạn phát ban

Xuất hiện tình trạng phát ban tuần tự trên da, các ban xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng từ 24 – 48 giờ.

Ban sởi có đặc điểm là những ban dạng dát – sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau, không gây hoặc ít gây ngứa cho người bệnh và không sinh mủ.

Giai đoạn phát ban 1

Với trường hợp bệnh nhẹ ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ. Trường hợp bệnh nặng có xu hướng hợp với nhau thành mảng ban lớn hơn thậm chỉ thành từng mảng xuất huyết. Với người bệnh thể đặc biệt nặng ban cso thể có dấu hiệu xuất huyết. Khi ban lan tới chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi và không có biến chứng

Cuối cùng ban nhạt dần và biến mất theo tuần tự mà chúng xuất hiện. Sau khi ban biến mất, da của người bệnh sẽ còn lại những dấu màu sậm lốm đốm như vằn da báo.

Người bệnh thể sởi không điển hình

Ngoài ra, có trường hợp sởi  không điển hình tức là một số trường hợp bệnh sởi biểu hiện không giống với miêu tả ở trên. Trường hợp này thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch, ban có thể không điển hình. Thường gặp ở những người bệnh AIDS, hội chứng thận hư, sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch…

Biến chứng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh lành tính tuy nhiên nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời có thể gặp những biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe:

Biến chứng về hô hấp

  • Viêm thanh quản: Ở giai đoạn sớm thường gây khó thở do co thắt thanh quản. Khi bệnh ở giai đoạn muộn diễn biến thường nặng khiến người bệnh sốt cao vọt, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở và tím tái
  • Viêm phế quản thường do bội nhiễm
  • Viêm phế quản – phổi do bội nhiễm thường xuất hiện muộn sau mọc ban với các dấu hiệu nặng như sốt cao, khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ

Biến chứng về thần kinh

  • Người bệnh có thể bị biến chứng về thần kinh như viêm não, màng não, tủy cấp. Đây là những biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao và gặp ở 0,1 – 0,6% bệnh nhân sởi.
  • Bệnh khởi phát đột ngột, sốt cao vọt co giật và rối loạn ý thức (hôn mê, liệt nửa người hoặc 1 chi, liệt dây thần kinh III, VII hay gặp hội chứng tháp – ngoại tháp, tiểu não, tiền đình…)

Biến chứng đường tiêu hóa

Người bệnh bị viêm niêm mạc miệng, cam mã tấu (noma), viêm ruột

Biến chứng tai – mũi – họng

Có thể bị viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai o viêm tai xương chũm

Biến chứng do suy giảm miễn dịch

Người bệnh dễ mắc thêm các bệnh lý khác như lao, ho gà, bạch hầu…

Biện pháp phòng tránh bệnh sởi như thế nào

Bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng tiêm ngừa vacxin sởi. Khi được tiêm ngừa có tới hơn 85% trẻ sẽ được phòng ngừa bệnh sởi. Vì vậy cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng tới 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vacxin sởi hoặc trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi tiêm vacxin sởi – rubella đầy đủ và đúng lịch.

Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm nên không cho trẻ đến gần hoặc tiếp xúc với người bệnh, rửa tay sạch bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ

Cần đảm bảo vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt, răng miệng hàng ngày. Cần đảm bảo môi trường sống và nhà vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ

Những nơi tập trung đông trẻ em như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học cần được vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng, thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Khi cơ thể có các dấu hiệu như ho, chảy nước mũi, sốt cần phát hiện sớm, cách ly và đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

☛ Tìm hiểu thêm:Trẻ bị phát ban sau sốt phải làm sao?

Điều trị và chăm sóc người bệnh sởi

Cho tới nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng. Với những trường hợp người bệnh ở thể sởi lành tính được điều trị tại nhà.

Nếu bệnh nhẹ và không có biến chứng người bệnh được điều trị tại nhà như sau:

  • Theo dõi nhiệt độ hàng ngày
  • Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn
  • Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm để tránh tình trạng nhiễm trùng và lở loét
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh, chế biến thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng đặc biệt là vitamin A.
  • Khi bị sốt cao và tiêu chảy cần uống nhiều nước, dung dịch oresol và nước quả tươi
  • Người bệnh đặc biệt là trẻ em cần cho nằm phòng riêng thoáng, sáng và tránh gió lùa
  • Dùng thuốc cần theo chỉ định của thầy thuốc

Khi các dấu hiệu nặng lên cần đưa trẻ tới trung tâm y tế:

  • Ho nhiều, sốt cao và tiêu chảy nặng
  • Ban sởi lặn hết nhưng vẫn sốt
  • Có dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…

Để phòng ngừa bệnh sởi trẻ cần được nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamn C. Vitamin C có vai trò tham gia tổng hợp collagen, tái tạo các mô liên kết từ đó làm tăng sức bền thành mạch. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng phòng ngừa cảm cúm, giúp vết thương mau lành.

Bổ sung vitamin C từ hoa quả như cam, chanh, bưởi…nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết Acerola Cherry là loại quả giàu vitamin C nhất và được mệnh danh là “ Nữ hoàng Vitamin C tự nhiên”. Các nhà khoa học chỉ ra trong quả Acerola Cherry có hàm lượng Vitamin C là 1677,6mg trong 100g khối lượng, cao gấp 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài so với cùng lượng.

Mang đến một giải pháp vượt trội nhất từ trước đến nay, Cnattu Kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry có tác dụng:

  • Hỗ trợ trong mọi trường hợp ốm sốt như sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết…
  • Ngăn ngừa biến chứng do sốt: xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Cùng với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu  Âu, bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế GMP-WHO, Cnattu kids chính là sự lựa chọn hoàn hảo để bổ sung Vitamin C và Rutin tự nhiên cho trẻ.

Điều trị và chăm sóc người bệnh sởi 1

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

☛ Tìm hiểu thêm: Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/dau-hieu-benh-soi-3073/feed/ 0
Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết http://chamconkhoe.com.vn/cach-phan-biet-sot-phat-ban-soi-va-sot-xuat-huyet-2575/ http://chamconkhoe.com.vn/cach-phan-biet-sot-phat-ban-soi-va-sot-xuat-huyet-2575/#respond Sat, 27 Jul 2019 01:28:34 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=2575 Sốt phát ban, sốt xuất huyết, sởi là các loại bệnh khác nhau nhưng đều có triệu chứng ban đầu tương đối giống nhau, đặc biệt là sốt nên không ít các trường hợp dễ gây nhầm lẫn dẫn đến việc chậm trễ trong điều trị. Việc phân biệt đúng đâu là sốt phát ban, đâu là sởi, đâu là sốt xuất huyết sẽ giúp người chăm sóc, người bệnh dễ theo dõi và điều trị kịp thời khi mắc bệnh.

Sốt phát ban: nguyên nhân, triệu chứng & biến chứng 

Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt là độ tuổi từ 6-36 tháng tuổi. Bệnh thường gây sốt cao, ngứa ngáy cho bệnh nhi. Sốt phát ban lây qua đường hô hấp từ trẻ mắc bệnh sang trẻ khỏe mạnh như khi ho, hắt hơi, chảy nước mũi… nhất là ở môi trường tập thể như nhà trẻ, lớp học, khu vui chơi, trường mầm non.

Nguyên nhân chính gây sốt phát ban là do nhiễm virus (chiếm tỷ lệ 70 – 80%) trong đó virus đường hô hấp chiếm đa số gồm virus sởi, rubella, adeno virus, entero virus… Sốt phát ban do virus sởi và rubella là 2 nguyên nhân thường gặp ở trẻ.

Sốt phát ban: nguyên nhân, triệu chứng & biến chứng  1
Cần phân biệt rõ các triệu chứng sốt để chăm sóc trẻ đúng cách

Các triệu chứng sốt phát ban thường thể hiện rõ sau 1 – 2 tuần ủ bệnh, đôi khi các dấu hiệu ban đầu không rõ ràng nên dễ gây nhầm lẫn với sốt do các nguyên nhân khác. Các biểu hiện thường gặp gồm sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C trong vài ngày đầu), trẻ bị mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ lớn hơn thì hay than đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, trẻ nhỏ bỏ bú, một số khác còn có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.

Các nốt phát ban xuất hiện sau sốt, có thể mọc từ vùng ngực, lưng, bụng rồi từ từ lan tới cổ, cánh tay hoặc rải rác khắp người mà không theo thứ tự nào cả. Thường vào ngày thứ 3 sau khi nổi ban đỏ thì giảm sốt, thậm chí hết sốt, sau 5 – 7 ngày có thể khỏi bệnh mà không để lại biến chứng gì.

Chi tiết trong bài: Bệnh sốt phát ban ở trẻ 

Bệnh sởi: nguyên nhân, dấu hiệu & biến chứng

Sởi là bệnh do chủng virus morbillivirus (họ Paramyxoviridae) – loại virus cấp tính gây nên. Bệnh có tính chất nguy hiểm và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Cũng như nhiều trường hợp sốt khác, ở giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh chưa thực sự rõ ràng. Sau giai đoạn ủ bệnh khoảng 10 – 12 ngày, trẻ bắt đầu bị sốt nhẹ.

Giai đoạn khởi phát, trẻ có các triệu chứng rõ rệt hơn như sốt cao liên tục, mệt mỏi, đau cơ khớp, nhức đầu liên miên kèm theo viêm kết mạc, mắt đỏ, chảy nước mắt; đau họng, sổ mũi, tiêu chảy… Đây cũng là giai đoạn bệnh có khả năng lây lan mạnh nhất.

Giai đoạn phát ban: nốt sởi xuất hiện từ ngày thứ 4 – 6 sau khi giảm sốt, các nốt ban xuất hiện từ sau tai lan dần sang hai bên má, cổ, ngực và toàn thân gây ngứa ngáy, khó chịu. Ban sởi thường là dạng ban sẩn đỏ, nổi gồ trên mặt da, sau khi ban bay để lại các nốt thâm rất đặc trưng gọi là “vằn da hổ”. Trẻ em mắc sởi nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não do virus…

Sốt xuất huyết và những điều cần biết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây bệnh là do muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người lành thông qua vết đốt. Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện khá đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Các triệu chứng của sốt xuất huyết biểu hiệu khác nhau qua từng giai đoạn.

Giai đoạn sốt

Xuất hiện sau thời gian ủ bệnh, khoảng 4 – 10 ngày kể từ khi bị muỗi mang virus đốt với các biểu hiện sốt cao đột ngột từ 39 – 40 độ C kéo dài nhiều ngày, khó hạ sốt. Người bệnh bị đau đầu dữ dội, kèm đau nhức hốc mắt, có thể nổi mẩn hoặc phát ban, đau cơ. Với trẻ nhỏ thường thấy mệt mỏi, chán ăn hoặc bỏ bú, có chấm xuất huyết dưới da.

Giai đoạn nguy hiểm

Thường rơi vào ngày thứ 3 – 7 kể từ khi bị sốt. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết, lúc này các triệu chứng xuất huyết biểu hiện rõ ràng hơn gồm: nốt xuất huyết dưới da ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi; chảy máu cam; chảy máu chân răng.

Thậm chí có nhiều trường hợp mắc biến chứng nặng như chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não. Ở giai đoạn này, trẻ cần được theo dõi sát sao và xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên.

Giai đoạn phục hồi

Từ 2 – 3 ngày sau giai đoạn nguy hiểm, bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi. Lúc này trẻ hết sốt, tình trạng sức khỏe cải thiện nhiều, thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn. Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường.

Phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Để phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi cũng như giữa sốt phát ban và sốt xuất huyết, Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết:

“Với bệnh sởi, lúc đầu, người mắc sốt nhẹ, sau đó bệnh có biểu hiện rõ rệt như: Sốt cao, đau cơ khớp, mệt mỏi, đau đầu, cùng với đó là xuất hiện tình trạng viêm mũi gây hắt hơi, sổ mũi, ho có đờm; chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ. Hầu hết người mắc sởi khi đỡ sốt hoặc hết sốt mới xuất hiện tình trạng mọc các nốt ban sởi.

Khi mọc các nốt ban, sởi thường gây ngứa và khó chịu cho người bệnh. Khi bệnh thuyên giảm, các nốt phát ban cũng sẽ hết theo thứ tự mà nó xuất hiện.

Không đơn giản như sốt phát ban thông thường, sởi nếu không được kiểm soát triệt để sẽ dẫn đến những biến chứng hết sức nặng nề như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não tủy…

Trong khi đó, người mắc sốt xuất huyết thường đột ngột sốt cao liên tục kèm theo nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ khớp, ho, sổ mũi, đau nhức hố mắt. Nốt xuất huyết do sốt xuất huyết có thể mọc khi người bệnh đang sốt hoặc sau khi hết sốt và không theo thứ tự. Thông thường, người bệnh sẽ thấy các nốt hoặc chảy máu chân răng và ở phụ nữ, có thể dong kinh, xuất huyết âm đạo. Hầu hết người sốt xuất huyết từ ngày thứ tư sẽ tiến triển nặng. Nếu người mắc không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Một giải pháp đơn giản khác có thể dùng để phân biệt bệnh sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết là dùng ngón tay cái miết căng vùng da có ban đỏ hoặc chấm đỏ, vùng da bị sung huyết.

“Nếu khi miết và căng da, chấm đỏ mất đi, bỏ tay ra, chấm đỏ trở lại thì đó là mắc sốt phát ban hoặc sởi. Ngược lại, chấm đỏ vẫn còn thì đó là bị sốt xuất huyết”, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng nói.

Phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết 1
Liên hệ Hotline để được Chuyên gia tư vấn sức khỏe con bạn

Đặc biệt, khi thấy dấu hiệu của bệnh, người mắc nên đi khám, xét nghiệm để xác định bệnh chính xác và được bác sĩ tư vấn, nhằm tránh việc sử dụng thuốc hoặc chăm sóc không đúng cách, dẫn đến bệnh nặng thêm và biến chứng.

Bổ sung vitamin C – giải pháp hữu hiệu phòng biến chứng do sốt

Điều đầu tiên cần chú ý khi bị sốt dù là sốt phát ban, hay sốt virus, sốt xuất huyết là nhiệt độ cao làm cơ thể dễ mất nước, điện giải, sức khỏe suy yếu. Chính vì thế, người việc hạ sốt cần đặc biệt chú ý bổ sung đủ nước, vitamin, khoáng chất đặc biệt là vitamin C để giúp phòng ngừa và giảm nhẹ biến chứng do sốt cao, rút ngắn thời gian ốm sốt. Đặc biệt, vitamin C còn có tác dụng làm bền vững thành mạch máu, chống xuất huyết, chảy máu dưới da… 

Bổ sung vitamin C - giải pháp hữu hiệu phòng biến chứng do sốt 1
Vitamin C tự nhiên trong CNattu Kids giúp trẻ nhanh hồi phục khi ốm sốt

Được mệnh danh là “Nữ hoàng vitamin C” quả Acerola Cherry là loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin C tự nhiên cao nhất trong các loại hoa quả, gấp 31 lần Cam và 46 lần xoài. Và đặc biệt, vitamin C trong Acerola Cherry được chứng minh có khả năng hấp thu tốt hơn đến 35% so với vitamin C tổng hợp.

Hiện nay, tại Việt Nam Cnattu kids là sản phẩm duy nhất chứa bộ đôi vitamin C và rutin tự nhiên được bào chế 100% từ trái Sơ ri (Acelora Cherry) nhập khẩu từ Pháp mang lại hiệu quả tối ưu giúp:

– Hỗ trợ trong mọi trường hợp ốm sốt như sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết…

– Ngăn ngừa biến chứng do sốt: xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Đặc biệt với độ pH trung tính, CNattu kids không có vị chua, mùi dịu nhẹ dễ uống nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.

♥ Xem ngay chia sẻ của các mẹ và đánh giá từ chuyên gia sau về Cnattu kids:

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/cach-phan-biet-sot-phat-ban-soi-va-sot-xuat-huyet-2575/feed/ 0
Giúp phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban http://chamconkhoe.com.vn/cach-nhan-biet-benh-sot-phat-ban-khac-soi-363/ http://chamconkhoe.com.vn/cach-nhan-biet-benh-sot-phat-ban-khac-soi-363/#respond Sat, 15 Jun 2019 02:37:06 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=363 Giúp phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban 1

Các dấu hiệu biểu hiện ban đầu khá giống nên nhiều mẹ bị nhầm lẫn giữa sốt phát ban và sởi, dù đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.  Vậy phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban bằng cách nào?

Phân biệt nguyên nhân

Nguyên nhân gây sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus thông thường (70 – 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính thường không nguy hiểm và ít biến chứng. Ngược lại, sởi do một chủng virus  thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính, nguy hiểm hơn do có thể trở thành biến chứng nặng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Tìm hiểu: Sốt phát ban ở trẻ

Dấu hiệu phân biệt sởi và sốt phát ban

Giống nhau: triệu chứng giống nhau khiến rất dễ nhầm lẫn giữa 2 bệnh này chính là giai đoạn ủ bệnh. Ở giai đoạn này cả sốt phát ban và sởi đều có những biểu hiện như: sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 38- 39 độ, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ, đau đầu, nhức mỏi cơ bắp, biếng ăn… thậm chí có thể bị nôn ói, tiêu chảy.

Khác nhau: khi vào giai đoạn phát ban thì sự khác nhau giữa sởi và sốt phát ban rõ nét hơn và đây là cơ sở để giúp phân biệt 2 loại bệnh. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, nếu là sởi trình tự mọc ban sẽ sau tai lan ra mặt – lưng, sau từ 2-3 ngày ban sẽ lan ra toàn thân.Khi thấy trẻ sốt cao buổi sáng có phát ban ở sau tai, chiều các ban lan ra mặt và ngực thì cha mẹ cần nghĩ ngay tới sởi. Còn sốt phát ban thông thường thì sẽ mọc toàn thân ngay khi mọc ban.
  • Thứ hai, các nốt ban của sởi có dạng sẩn, gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da.Còn sốt phát ban thông thường thì thường sẽ ban đỏ, mịn, sáng, nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.
  • Thứ ba, nếu mắc sởi thường vào ngày thứ 2 người bệnh sẽ sốt cao sẽ có thêm biểu hiện mắt hơi đỏ (viêm kết mạc) hoặc mắt nhiều rỉ mắt

Biến chứng khác nhau của sởi và sốt phan ban

Biến chứng sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh lành tính. Nếu trẻ được chăm sóc đúng cách, thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.

Đối với phụ nữ mang thai bị mắc sốt phát ban, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ khá nguy hiểm. 90% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ sinh ra em bé bị dị tật, thể trạng không tốt như: điếc, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm não, màng não, chậm phát triển tâm thần, gan to, lách to… Đối với những người bị bệnh cần phải được cách ly một tuần lễ kể từ lúc phát ban để tránh lây nhiễm cho những người tiếp xúc.

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của trẻ sốt phát ban

Biến chứng sởi

Sởi nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như sinh non, suy dinh dưỡng… Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sởi là do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não. Tất cả mọi người chưa mắc bệnh hoặc được gây miễn dịch chưa đầy đủ đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng. Trẻ sinh ra từ những người mẹ đã bị bệnh sởi trước đây sẽ được miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho trong vòng 6 – 9 tháng. Hầu hết những ca tử vong do sởi đều do bị biến chứng nặng.

Phòng ngừa sốt phát ban và sởi

Cả sốt phát ban và sởi đều có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vacxin: Hiện có vacxin riêng dành cho sởi khi trẻ đủ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 và 18 tuổi tiêm mũi 2. Đối với sốt phát ban có thể tiêm vacxin 3in1 gồm 3 bệnh (Rubella – sốt phát ban dạng thông thường, sởi, quai bị) với 2 mũi: mũi 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi.

Bên cạnh đó cần thực hiện phòng ngừa bằng cách:

  • Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên
  • Vệ sinh cá nhân thân thể hàng ngày
  • Đảm bảo môi trường sống thoáng và sạch sẽ
  • Uống đủ nước hàng ngày

Chăm sóc người bệnh sởi và sốt phan ban

Chăm sóc người bệnh sởi và sốt phan ban 1

Cả 2 bệnh này nếu được chăm sóc cẩn thận, kiêng khem tốt đều tự khỏi mà không cần thuốc và nằm viện. Đặc biệt trẻ em mắc bệnh thường không biết để nói rõ vấn đề đang mắc mà chỉ quấy khóc nên cần phải chú ý nhiều hơn. Một số lưu ý khi chăm sóc người bị sốt phát ban và sởi:

  • Hạ sốt đúng cách: chỉ khi sốt trên 38,5 độ mới cần dùng tới thuốc hạ sốt, còn không mẹ chỉ cần lau bằng khăn ấm cho em khắp người, đặc biệt là trán, nách và bẹn.
  • Dùng thuốc khi cần thiết: các dấu hiệu như ho, đau họng nếu không quá nghiêm trọng thì không cần sử dụng tới thuốc, mẹ có thể cho trẻ dùng các bài thuốc dân gian trong trường hợp nhẹ quất chưng mật ong, gừng hấp đường phèn, uống nước rau tần…
  • Làm sạch mũi để trẻ dễ thở bằng việc dùng nước muối sinh lý ngâm ấm, tăm bông và giấy mềm.
  • Bổ sung cho trẻ đầy đủ chất qua việc ăn uống, những thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu với nhiều bữa nhỏ để trẻ không bị chán và nôn trớ khi cố ăn.
  • Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C cũng như Rutin để trẻ tăng sức đề kháng, phòng tránh chảy máu cam, xuất huyết dưới da.
  • Cách lý bệnh nhân vì cả 2 đều là bệnh lây nhiễm, cần chú ý vệ sinh để không bội nhiễm dưới da cho mất vệ sinh.
  • Cuối cùng là cha mẹ cho con uống thêm Cnattu kids để bổ sung vitamin C và Rutin tự nhiên để tăng sức đề kháng và bảo vệ thành mạch máu non nớt, tránh tình trạng chảy máu, xuất huyết dưới da.

Đọc thêm: Chăm sóc trẻ sốt phát ban đúng cách!

Cnattu Kids là sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên, 100% bởi quả Acerola cherry chuẩn hóa nhập khẩu từ châu Âu, nên giữ nguyên được các hoạt chất giúp bổ sung lượng vitamin C và Rutin đầy đủ cho trẻ mỗi ngày, đặc biệt khi bệnh. Với trẻ dưới 6 tuổi, mẹ chỉ cần cho bé uống 01 gói sau bữa ăn sáng giúp hấp thu tốt nhất. Còn trẻ trên 6 tuổi và người lớn thì 02 gói.

Chăm sóc người bệnh sởi và sốt phan ban 2

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Để biết thêm chi tiết, vui lòng gọi tới Tổng đài MIỄN CƯỚC 18001190

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/cach-nhan-biet-benh-sot-phat-ban-khac-soi-363/feed/ 0