Chăm con khỏe

1800 1190(miễn cước)

Chăm con khỏe - Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Sốt Và Các Biến chứng
  • Sản phẩm
  • Chuyên gia tư vấn
  • Góc chia sẻ
  • Điểm bán
Trang chủ|Sốt & Biến chứng|Sốt phát ban dạng sởi – Cách nhận biết và điều trị

Sốt phát ban dạng sởi – Cách nhận biết và điều trị

49 views | Ngày 14/11/2019

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sốt phát ban như thời tiết, dị ứng, virus…Bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp khi người bệnh hít phải không khí có virus hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ em đặc biệt nhóm trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi, tuy nhiên cũng gặp ở người lớn chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng nhưng chưa được nhắc lại. Phần lớn trẻ sẽ tự khỏi nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm thậm chí mất mạng.

Sốt phát ban dạng sởi - Cách nhận biết và điều trị 1

Nội dung chính trong bài

  • Nguyên nhân gây sốt phát ban dạng sởi
  • Triệu chứng sốt phát ban dạng sởi
    • Giai đoạn ủ bệnh
    • Giai đoạn khởi phát
    • Giai đoạn toàn phát
  • Biến chứng của sốt phát ban dạng sởi
    • Biến chứng về đường hô hấp
    • Biến chứng về thần kinh
    • Biến chứng đường tiêu hóa
  • Điều trị và chăm sóc sốt phát ban dạng sởi
    • Điều trị
    • Chăm sóc tại nhà
  • Phòng ngừa sốt phát ban dạng sởi

☛ Tìm hiểu thêm: Thông tin cần biết về bệnh sốt phát ban

Nguyên nhân gây sốt phát ban dạng sởi

Sốt phát ban dạng sởi là bệnh rất dễ lây nhiễm đặc biệt trong môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ, trường mẫu giáo do bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp.

Virus sởi gây bệnh phát tán qua không khí xâm nhập niêm mạc đường hô hấp vì vậy nên bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng, trong trường hợp nếu kiểm soát không tốt có thể gây thành dịch.

Sốt phát ban bình thường là lành tính, không gây nguy hiểm nhưng nhiều cha mẹ tâm lý lo lắng nên thường kiêng khem quá kỹ không cho trẻ ăn uống đủ chất, không vệ sinh cơ thể sạch sẽ nên khiến bệnh kéo dài. Thực tế, trẻ bị bệnh vẫn cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm, kiêng nước lạnh và gió.

Triệu chứng sốt phát ban dạng sởi

Sốt phát ban dạng sởi phát triển qua các giai đoạn sau với các triệu chứng tương ứng:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 8 – 11 ngày, người bệnh không có các triệu chứng rõ ràng. Đối với trẻ sơ sinh giai đoạn này có thể kéo dài từ 14 – 15 ngày.

Giai đoạn khởi phát

Thường kéo dài từ 3 – 4 ngày, người ta gọi giai đoạn này là viêm xuất tiết. Người bệnh có các triệu chứng đột ngột sốt nhẹ hoặc vừa, sau sốt cao kèm theo các dấu hiệu:

  • Viêm xuất tiết mũi, họng mắt (ho, chảy nước mắt nước mũi, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt)
  • Sau có thể viêm thanh quản

Giai đoạn toàn phát

Hay còn gọi là giai đoạn mọc ban, ban xuất hiện vào ngày thứ 4 – 6 của bệnh. Đặc điểm của ban dát sần, nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, xen kẽ là các ban dát màu hồng.

Ban mọc rải rác hoặc lan rộng dính liền với nhau thành từng đám tròn từ 3 – 6mm, giữa các ban là da lành. Các ban mọc theo thứ tự như sau:

  • Ngày 1 mọc sau tai, lan ra mặt
  • Ngày thứ 2 lan xuống ngực, tay
  • Ngày thứ 3 lan đến lưng, chân

Ban kéo dài 6 ngày rồi bay theo thứ tự đã mọc.

☛ Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết sốt phát ban ở bé

Biến chứng của sốt phát ban dạng sởi

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sốt phát ban dạng sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cụ thể:

Biến chứng về đường hô hấp

  • Viêm thanh quản xuất hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh gây ra tình trạng khó thở do co thắt thanh quản. Ở giai đoạn muộn do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…) xuất hiện sau khi mọc ban. Bệnh có diễn biến nặng như sốt cao, ho, khàn tiếng, khó thở, tím tái.
  • Viêm phế quản: Gây ra do tình trạng bội nhiễm thường xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban với các biểu hiện sốt lại và ho nhiều.
  • Viêm phế quản – phổi: Do bội nhiễm và xuất hiện muộn sau mọc ban. Bệnh nặng gây sốt cao, khó thở, khám phổi có ran phế quản và ran nổ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tử vong trong bệnh sởi đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ.

Biến chứng về thần kinh

  • Viêm não: Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh, có thể gây tử vong và để lại di chứng cao. Biến chứng này thường gặp ở trẻ lớn vào tuần đầu của ban ( ngày 3 – 6 của ban) với các triệu chứng khởi phát đột ngột, sốt cao vọt, co giật, rối loạn ý thức (hôn mê, liệt nửa người hoặc 1 chi, liệt dây III, VII, hay gặp hội chứng tháp – ngoại tháp, tiểu não, tiền đình…)
  • Viêm màng não kiểu thanh dịch (do virut sởi)
  • Viêm tủy: Liệt 2 chi dưới, rối loạn cơ vòng
  • Viêm màng não mủ do bội nhiễm: Viêm màng não mủ sau viêm tai, viêm xoang, viêm họng… do bội nhiễm.
  • Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa (Van Bogaert): Biến chứng này thường gặp ở trẻ từ 2 – 20 tuổi, xuất hiện muộn có khi sau vài năm.

Từ đó cho thấy virus sởi có thể sống tiềm tàng trong nhiều năm trong cơ thể người bệnh, ở người bệnh có đáp ứng miễn dịch bất thường.

Biến chứng đường tiêu hóa

Người bệnh gặp các biến chứng về đường tiêu hóa như:

  • Viêm niêm mạc miệng, cam tẩu mã: Xuất hiện muộn do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent (Leptospira vincenti). Đây là một loại xoắn khuẩn hoại thư, gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi
  • Viêm ruột: Do bội nhiễm các loại vi khuẩn như Shigella, E.coli…

Điều trị và chăm sóc sốt phát ban dạng sởi

Điều trị

Không giống với người bệnh sốt phát ban do rubella, phát ban dạng sởi cần được điều trị đúng cách và nghiêm ngặt. Người bệnh được chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Hiện không có thuốc đặc hiệu đối với nhiễm virus sởi, một số thuốc dưới đây chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng do virus này gây ra:

  • Thuốc hạ sốt
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc kháng virus

Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc nào để tránh những rủi ro đáng tiếc. Bên cạnh đó, có thể dùng Oresol để bù nước và điện giải cho cơ thể

Chăm sóc tại nhà

Cần chăm sóc đúng cách và để người bệnh nghỉ ngơi giúp nâng cao hệ miễn dịch. Khi cơ quan này được tăng cường các virus gây bệnh sẽ nhanh chóng bị kìm hãm và tiêu diệt.

  • Cần để người bệnh nghỉ ngơi trong thời gian điều trị sốt phan ban đặc biệt là trẻ em
  • Khuyến khích uống nhiều nước, bổ sung thêm sữa hoặc nước trái cây cho cơ thể
  • Chế biến thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu và ít gia vị để tránh cảm giác đau họng khi ăn
  • Giữ cơ thể thông thoáng, mát mẻ để giảm thân nhiệt
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe và nâng cao đề kháng
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm

Chăm sóc tại nhà 1

Sau khi điều trị sốt phát ban cần đưa người bệnh thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện các biến chứng đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa.

☛ Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt sốt phát ban và sởi

Phòng ngừa sốt phát ban dạng sởi

Để phòng bệnh phương pháp hữu hiệu nhất là tiêm phòng. Cần tiêm phòng vacxin sởi và tuân thủ đúng lịch cho trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi trở lên để bảo vệ cơ thể khỏi virus gây sởi.

Khi sốt chưa rõ nguyên nhân người bệnh cần được cách ly ở phòng riêng đồng thời không đến chỗ đông người. Khi sốt cao phải đến khám tại cơ sở  y tế để tìm nguyên nhân và có cách điều trị đúng. Không được tự ý điều trị tại nhà làm bệnh trở nặng dẫn tới bội nhiễm gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là trẻ em.  Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ở, nguồn nước và vệ sinh cho trẻ sạch sẽ.

Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em là bệnh khá phổ biến trong những năm gần đây đặc biệt nếu không được điều trị dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Nhất là khi trẻ nhỏ sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thì việc lây bệnh càng dễ dàng hơn. Vì vậy, cha mẹ cần tăng đề kháng cho trẻ giúp trẻ phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bổ sung vitamin C tự nhiên cho bé là cách mà rất nhiều chuyên gia khuyên các mẹ để tăng sức đề kháng cho bé an toàn, hiệu quả. Bởi vitamin C là một chất khử, có khả năng chống oxy hóa, tham gia quá trình tổng hợp collagen, duy trì mô liên kết, tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa xuất huyết và đặc biệt là tăng cường sức đề kháng, bảo đảm cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Các mẹ có thể bổ sung vitamin C thông qua các loại trái cây như cam, chanh, bưởi,.. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải lưu ý về cách pha chế vì vitamin C tan trong nước và bị phân hủy bởi nhiệt độ.

Do đó mang đến một giải pháp vượt trội nhất từ trước đến nay, Cnattu kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry – loại quả có hàm lượng vitamin C cao nhất hiện nay khi gấp 7 lần ổi, 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài,…. giúp phát huy tối đa công năng:

  • Hỗ trợ trong mọi trường hợp ốm sốt như sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết…
  • Ngăn ngừa biến chứng do sốt: xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Phòng ngừa sốt phát ban dạng sởi 1

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Hương Nguyễn - 26/01/2021
★★★★★★
Chia sẻ

Tin liên quan

  • Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết
  • Mặt nổi ban đỏ không ngứa – Nguyên nhân và cách khắc phục
  • Nổi ban đỏ nhưng không ngứa, không sốt bệnh gì?
  • Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em – Dấu hiệu và điều trị
  • Trẻ bị sốt phát ban cần làm gì nhanh khỏi?
  • Điều trị sốt phát ban dạng sởi
Từ khóa: Bệnh sốt phát ban
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận bài viết

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?
  • Liều lượng uống vitamin c hàng ngày?
  • Phát ban đỏ trên da là bệnh gì?
  • Bệnh ban đỏ có lây không?
  • Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C?

Tin nổi bật

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Cnattu - Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch

Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Sốt và biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sĩ tư vấn
  • Người dùng trải nghiệm
  • Mua hàng

Chamconkhoe.com.vn là chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con.

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

* Các thông tin trên website dùng để tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa.

* Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên website gây ra

* Giấy phép Mạng xã hội số: 297/GP-BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/07/2019

* Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com

* Số điện thoại: 0243.9901436

* Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến

* Website đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật

* Điều khoản sử dụng.

↑