Chăm con khỏe http://chamconkhoe.com.vn Wed, 11 Aug 2021 09:08:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Hesperidin là gì? Tác dụng của hesperidin http://chamconkhoe.com.vn/hesperidin-1562/ http://chamconkhoe.com.vn/hesperidin-1562/#respond Fri, 26 Jul 2019 08:24:57 +0000 http://chamconkhoe.com.vn/?p=1562 Hesperidin là một loại flavonoids, được tìm thấy nhiều trong phần vỏ và màng trắng bám ngoài múi của trái cây thuộc chi cam chanh. Hesperidin có vai trò quan trọng là chất chống oxy hóa, đối với sức khỏe con người chất này giúp bảo vệ mạch máu.

Hesperidin là gì? Tác dụng của hesperidin 1

Hesperidin là gì?

Hesperidin là một flavanon glycosid (flavonoid) – nhóm lớn các hợp chất polyphenol tự nhiên. Hesperidin được Lebrton tách chiết thành công lần đầu tiên vào năm 1827 từ vỏ quả cây Hesperides, sau đó nó được tìm thấy trong rất nhiều cây họ Cam (họ Cửu lý hương) , chúng được tìm thấy nhiều nhất ở phần vỏ và màng trắng bám ở các múi trái cây thuộc chi cam chanh cũng như một số loại rau quả và trái cây khác.

  • Hesperidin có công thức phân tử: C28H34O15. Khối lượng phân tử: 610,56
  • Tên khoa học: (2S)-7-[[6-O-(6-Deoxy-α-L-mannopyranosyl)-β-D- glucopyranosyl] oxy]-2,3-dihydro-5-hydroxy-2-(3-hydroxy-4-methoxyphenyl)-4H-1-benzopyran-4-one
  • Tên gọi khác: hesperetin 7-rhamnoglucoside; cirantin; hesperetin-7-rutinoside.

Tác dụng của hesperidin được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm trong hai thập kỷ vừa qua và đã có một số lượng lớn ấn phẩm được công bố về ứng dụng hesperidin trong điều trị bệnh

Cơ thể nhận được hesperidin trong thực phẩm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Hesperidin không tự nhiên tổng hợp trong cơ thể, cơ thể chỉ có thể nhận được thông qua những thực phẩm sử dụng mỗi ngày hoặc tổng hợp bổ sung. Cần lưu ý, trước khi bổ sung hesperidin cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng nó an toàn với sức khỏe của bạn

Tác dụng của Hesperidin

Hesperidin có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong điều trị suy giảm tĩnh mạch, bệnh trĩ. Tùy thuộc vào mục đích điều trị mà Hesperidin được bào chế và sử dụng khác nhau. Một số tác dụng điển hình của Hesperidin:

Tác dụng của Hesperidin 1

Tác dụng chống oxy hóa

Hesperidin thuộc nhóm Flavonoid đặc trưng của chi Citrus và được gọi là Citroflavonoidd – đây là chất oxy hóa chậm hay ngăn chặn quá trình oxy hóa do các gốc tự do. Các gốc tự do sinh ra trong quá trình trao đổi chất thường là các gốc tự do như OH•, ROO• (là các yếu tố gây biến dị, huỷ hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hoá,…).

Citroflavonoid còn có khả năng tạo phức với các ion kim loại nên có tác dụng như những chất xúc tác ngăn cản các phản ứng oxy hoá . Do đó, có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá, tổn thương do bức xạ.

Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về hoạt tính chống oxy hóa của hesperidin đã được tiến hành.Năm 2005 các nhà nghiên cứu đã chứng minh được khả năng chống oxy hóa rất tốt của Hesperidin trên chuột (BMC Pharmacol. 2005 Jan 31;5(1):2.)

Tác dụng giảm mỡ máu

Hesperidin có tác dụng hạ cholesterol trong máu ,góp phần điều hòa mỡ trong máu của người béo phì ,người già và do đó phòng ngừa nhiều bệnh tật

Tác dụng phòng và chống các bệnh về tim mạch, thành mạch

Hesperidin có tác dụng chống kết dính tiểu cầu và tăng tính thấm của mao mạch. Đây là một tác dụng quan trọng của flavonoid vì nó giúp thành mạch bền vững hơn và nó chống các rối loạn thành mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mạch gây tê đau tay chân, trĩ. Những tác dụng trên cũng góp phần  làm giảm một số triệu chứng các bệnh về não như bệnh mất trí nhớ, Alzheimer và Parkinson,..

Hesperidin được sử dụng trong điều trị những bệnh nhân bị các chứng bệnh về hệ mạch bao gồm các căn bệnh ròn, thấm của hệ thống mạch gây ra chứng bầm tím và giãn tĩnh mạch.Tính thẩm thấu của các mao mạch gia tăng là đặc điểm điển hình của một số trạng thái bệnh tật và được biểu lộ dưới các triệu chứng như: phù thũng, chảy máu và tăng huyết áp. Các bệnh của cơ thể thường đi kèm với việc tăng tính thẩm thấu của các mao mạch bao gồm: bệnh đái đường, chứng thiếu tĩnh mạch mãn tính, xuất huyết, bệnh sco-bút, nhiều loại lở loét và bầm tím. Các nghiên cứu trước đây về flavonoid chiết xuất từ thực vật chỉ ra rằngchúng làm giảm tính thẩm thấu và tính dễ vỡ của các thành mạch. Hesperidin nói riêng, các hợp chất flavonoid nói chung đã được rất nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ khả năng ngăn chặn, hạn chế sự gia tăng tính thẩm thấu của các mao mạch. Năm 1939 Morii chỉ ra rằng với liều sử dụng 30 mg một ngày hesperidin làm giảm tính thẩm thấu của các mao mạchvà gia tăng sức đề kháng của các mao mạch trong nhiều ca điều trị lâm sàng các bệnh viêm màng phổi, lao phổi, bệnh Grave, bệnh tê phù. Từ đó,hesperidin được sử dụng làm thuốc tăng sức đề kháng của hệ mao mạch.

Năm 1940 Scarborough sử dụng hesperidin trong điều trị chứng xuất huyết do sử dụng thạch tín và bệnh giang mai. Kết quả thực nghiệm của ông cho thấy hesperidin có tác dụng tăng độ bền và khả năng chụi đựng của cácmao mạch. Năm 1941 Higby sử dụng hesperidin trong điều trị lâm sàng bệnh xuất huyết và những rối loạn gây ra bởi chứng dòn thành mạch. Vai trò của hesperidin trong việc gia tăng độ bền thành mạch là do nó ức chế ảnh hưởng của các emzyme tác động đến tính thấm và tính dễ vỡ của các mao mạch.

Tác dụng chống ung thư

Tác dụng chống ung thư của hesperidin bao gồm: bảo vệ DNA khỏi bị hư hại; ức chế sự phát triển của các khối u và ức chế sự phân chia của các tế bào ung thư

Trong hai thập niên gần đây, một số lượng lớn nghiên cứu về hoạt tính chống ung thư của hesperidin và dạng aglycone của nó (hesperetin) được tiến hành. Kết quả cho thấy hesperidin ức chế các tác nhân gây ung thư trên mô hình thực nghiệm trên chuột ở nồng độ 500ppm / kg thể trọng. Yang và Cộng sự sử dụng hesperidin kết hợp với diosmin trong 8 tuần đầu trên chuột thực nghiệm gây ung thư bởi tác nhân N-butyl-N-(4-hydroxybutyl) nitrosamine; kết quả cho thấy hỗn hợp ức chế giai đoạn đầu hình thành các khối u. Tanaka và Cộng sự thử nghiệm hoạt tính chống ung thư của hesperidin bằng đường uống kết quả cho thấy hesperidin ức chế tác nhân gây ung thư 4-nitroquinoline-1-oxid, làm giảm số lượng các thương tổn và mức polyamide trong tế bào lưỡi.

Hesperidin còn có khả năng bảo vệ DNA nhờ khả năng hấp phụ tia tử ngoại cũng như khả năng trung hòa các gốc tự do vốn là tác nhân gây nên sự biến đổi gen khi chúng được giải phóng gần các DNA.

Tác dụng kháng viêm

Năm 1994, Galasti và cộng sự đã chứng minh khả năng kháng viêm và giảm đau đáng chú ý của Hesperidin trên chuột thực nghiệm. Cũng trong năm đó Emin và cộng sự công bố số liệu nghiên cứu dược lý cho thấy có thể sử dụng hesperidin làm thuốc kháng viêm rẻ tiền, đặc biệt là trong những bệnh nhân mẫn cảm với các thuốc kháng viêm không chứa steroid thông thường.

Hesperidin khi sử dụng phối hợp với diosmin có tác dụng chống lại các bệnh viêm nhiễm cả trong thử nghiệm in vivo và in vitro.

Tác dụng kháng vi sinh vật

Các nghiên cứu thử nghiệm sinh học thực nghiệm cho thấy hesperidin có tác dụng kháng một số vi khuẩn, nấm và virút

– Tác dụng kháng vi khuẩn: Kết quả thử nghiệm in vitro của Bae và cộng sự cho thấy hesperidin có khả năng ức chế sự phát triển củaHelicobacter pylori (HP). Trong những bệnh nhân viêm dạ dầy mãn tính, HP thúc đẩy sự biến đổi từ viêm dạ dầy thành ung thư dạ dầy. Tuy nhiên, Islam và Ahsan, trong thử nghiệm in vitro hesperidin trên đĩa thạch cho thấy nó không có hoạt tính kháng khuẩn với các chủng: Bacillus subtilis, Staphylococus aureus, Streptococous hemolyticus, Escherichia coli, chủng Klebsiella, Pseudomonas aerugisnosa, Salmonella typhi, Shigella dysenteriae, Shigella flexneri và Vibrio cholera.

– Hoạt tính kháng nấm: Hoạt tính kháng nấm của hesperidin được ghi nhận ở liều từ 1 đến 10 µg đối với chủng Botrytis cenerea, Trichoderma glaucum và Aspergillus fumigatus. Tuy nhiên, hesperidin không có hoạt tính kháng nấm với chủng Aspergillus niger.

– Hoạt tính kháng virút: Các nghiên cứu in vitro trên tế bào nuôi cấy của Wacker và Eilmes tiến hành vào các năm 1975 và 1978 cho thấy hesperidin có hoạt tính kháng virút gây viêm miệng có mụn nước ở các nồng độ khác nhau và có hoạt tính kháng virút cúm. Năm 1999, Lee và CS. phát hiện thấy hesperidin có hoạt tính kháng virút yếu đối với virút herpes đơn hình (HSV). Milddleton chứng minh hoạt tính kháng virút của hesperidin đối với virút herpes type-I, para influenza -3, poliovirus type-I, virút hỗn bào hô hấp (RSV) trên mô tế bào đơn lớp. Mucsi và Pragai chứng minh tác dụng ức chế virút của hesperidin đối với virút herpes đơn hình type-I ở người (HSV-I) và virút suid herpes type-I (Pseudorabies virus). Tuy nhiên, thực nghiệm cho thấy hesperidin không có hoạt tính đối với virút HIV.

Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

Hesperidin tạo điều kiện cho sự hình thành của vitamin C phức tạp, mà hỗ trợ các chức năng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Đặc biệt khi dùng phối hợp với vitamin C có tác dụng cộng hưởng và hỗ trợ hấp thụ vitamin C rất tốt.

Tác dụng giảm đau và hạ sốt của hesperidin

Hesperidin thể hiện hoạt tính giảm đau, hạ sốt trên chuột thực nghiệm qua đường tiêm dưới da và đường uống. Ngoài ra hesperidin còn có tác dụng ức chế sự giải phóng histamin và prostaglandin vì vậy mà được sử dụng trong điều trị đau dạ dầy và ung thư dạ dầy.

Sử dụng Hesperidin vào trong y học hiện đại

Trong y học hiện đại, thuốc bào chế từ hesperidin được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh trĩ. Hiện nay trong y học lâm sàng người ta đang sử dụng nhiều loại thuốc và biệt dược được bào chế từ hesperidin để điều trị một số bệnh theo nhóm dược lý như sau (nhóm bệnh, tên thuốc, hãng sản xuất):

  • Bệnh vệ thành mạch (Vascular disorders): (Angiopan – Gentili, Italia; Circovenil – Wyeth, Tây Ban Nha; Daflon – Therapia, Đức; Varico Sanol Forte – Sanol, Đức);
  • Dòn mao mạch (Capillary fragility): (Cepevit-K – Darcy, Pháp);
  • Bệnh trĩ (Haemorrhoids): (Daflon 500 -Servier, Thụy Sĩ; Hamamelis complex -Blackmores, ôxtrâylia),
  • Bệnh thấp khớp và bệnh khớp (rheumatic and joint disorders): (Guaiacum complex – Blackmores, ôxtrâylia; Ostochort – Adenylchemic, Đức),
  • Thuốc bổ và thực phẩm chức năng (Vitamin C deficiency and dietary supplement): (HY-C – Solgar, Mỹ; Min-Detox-C – Eagle, ôxtrâylia),
  • Tổn thương da (skin trauma): (Proveno – Madaus, Đức; Ondascora -Servier, Pháp),
  • Bệnh phụ khoa (obstetric disorders): (Rubus complex – Blackmores, ôxtrâylia),
  • Viêm nướu răng (gingival inflammation): (Peridin-C – Hamilton, ôxtrâylia),
  • Bệnh bí đái và các bệnh về dạ dầy – ruột (fluid retention and gastrointestinal disorders: (Hepanephrol – Rosa Phytopharma, Pháp).

Nguồn tham khảo:

 Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 7449/2009) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hesperidin

https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/hesperidin

https://tuoitre.vn/bo-sung-chat-chua-khong-phai-ai-cung-biet-cach-460677.htm

]]>
http://chamconkhoe.com.vn/hesperidin-1562/feed/ 0