Chăm con khỏe

1800 1190(miễn cước)

Chăm con khỏe - Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Sốt Và Các Biến chứng
  • Sản phẩm
  • Chuyên gia tư vấn
  • Góc chia sẻ
  • Điểm bán
Trang chủ|Sốt & Biến chứng|Trẻ bị lên sởi phải làm sao?

Trẻ bị lên sởi phải làm sao?

23 views | Ngày 11/05/2020

Bệnh sởi dễ gặp ở đối tượng trẻ em, nguyên nhân do virus sởi gây nên. Các triệu chứng điển hình của bệnh như viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa, phát ban…Đây là bệnh lý gây truyền nhiễm, nếu không được phát hiện kịp thời có thể bùng phát thành dịch. Khi trẻ bị sởi cần phát hiện và xử lý đúng cách tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị lên sởi phải làm sao? 1

Mục lục

  • Bệnh sởi ở trẻ em là gì?
  • Các dấu hiệu nhận biết sởi ở trẻ
  • Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em
  • Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà
    • Hạ sốt
    • Điều trị triệu chứng
    • Bù nước và điện giải
    • Chế độ dinh dưỡng hợp lý
    • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
    • Uống vitamin A
  • Khi nào đưa trẻ tới viện?
  • Biện pháp phòng bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi ở trẻ em là gì?

Bệnh sởi ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, nguyên nhân do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây nên. Trẻ bị sởi có các dấu hiệu như sốt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa, viêm kết mạc mắt, nổi các vết ban đỏ theo thứ tự từ mặt tới tay chân và cả cơ thể.

Sởi diễn biến khá nhanh và gây nguy hiểm cho sức khỏe vì khi mới mắc trẻ thường bị suy giảm miễn dịch. Nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Ngay từ giai đoạn ủ bệnh bệnh có thể lây cho người khác cho đến sau khi phát ban vì vậy sởi dễ lan rộng và bùng phát thành dịch. Những đối tượng dễ mắc sởi là trẻ dưới 1 tuổi hoặc chưa tiêm dủ mũi vacxin.

Các dấu hiệu nhận biết sởi ở trẻ

Thông thường sởi ở trẻ em thường diễn ra trong 4 thời kỳ như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Kéo dài từ 7 – 14 ngày, ở giai đoạn chưa có triệu chứng cụ thể

Giai đọa khởi phát

Thời gian kéo dài từ 2 – 4 ngày, trẻ có các triệu chứng như sốt cao kèm nhức đầu, nhức cơ, cơ thể mệt mỏi kéo dài, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi viêm thanh quản cấp. Nhiều trẻ cũng có thể có hạch ngoại biên to

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này kéo dài từ 4 – 6 ngày, sau sốt cao 3 – 4 ngày, trẻ bắt đầu phát ban với đặc điểm ban hồng, dát sẩn, khi căng da thấy biến mất. Ban mọc rải rác hoặc cũng có thể lan rộng rồi dính liền với nhau thành từng đám tròn khoảng 3 – 6 mm.

Giai đoạn hồi phục

Các vết ban theo thứ tự biến mất như lúc mọc để lại vết thâm dduiowcj gọi là vằn da hổ. Nếu không xảy ra biến chứng bệnh sẽ tự khỏi nhưng ho có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần sau đó.

Lưu ý: Khi ở giai đoạn khởi phát các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ thường khó phân biệt với các dấu hiệu của bệnh lý viêm đường hô hấp thông thường khác. Cần xem xét các trường hợp sau để nghi ngờ có thể mắc sởi:

  • Trẻ em trên 1 tuổi nhưng mới tiêm 1 mũi sởi
  • Sinh sống ở vùng có dịch
  • Tiếp xúc với vùng có dịch hoặc người đang mang bệnh sởi

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết của bệnh sởi

Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em

Nếu bệnh sởi ở trẻ em không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Phải kể tới:

  • Bệnh viêm tai giữa
  • Viêm loét giác mạc
  • Viêm não cấp tính chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 0,1% số ca mắc sởi, trẻ sau khi phát ban thường xuất hiện các triệu chứng như lơ mơ, co giật, hôn mê, đau đầu, nôn, cứng gáy.
  • Bị tiêu chảy
  • Viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn tụ cầu Influenzae tuýp B, Hemophilus,
  • Thể lao tiềm ẩn tái bùng phát do cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, virus sởi xâm nhập nặng vào cơ thể khiến trẻ sốt cao liên tục trong thời gian dài. Vì vậy, khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm sút nếu không kịp thời điều trị có thể gây các biến chứng nguy hiểm

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu sốt phát ban dạng sởi

Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Cho tới nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sởi. Mục đích của việc điều trị làm giảm các triệu chứng và tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.

Hạ sốt

Khi trẻ bị sốt để trẻ mặc quần áo thoáng, không nên mặc quần áo dài, quấn chăn lên người trẻ. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C cần hạ sốt cho trẻ  bằng paracetamol pha theo đúng liều lượng, không được dùng aspirin để giảm sốt. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc nào. Ngoài ra, hỗ trợ hạ sốt bằng cách lau người bằng khăn ấm để giảm sốt. Không nên chườm đá hoặc khăn lạnh.

Điều trị triệu chứng

  • Ho: Khi trẻ bị ho không kèm theo thở nhanh, cho bé uống thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng các phương thuốc thảo dược như mật ong, trà chanh an toàn cho trẻ. Lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Nghẹt mũi: Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi trước khi cho con bú hoặc ăn
  • Viêm kết mạc mắt: Lau cho bé bằng khăn sạch mềm và thấm ướt.
  • Đau loét miệng: Cho trẻ súc miệng bằng nước sạch, tốt nhất là nước muối nhiều lần, ít nhất 4 lần/ngày. Bổ sung nước thường xuyên cho trẻ.

Bù nước và điện giải

Bù nước và điện giải 1

Khi trẻ bị sốt dễ khiến cơ thể mất nước và rối loạn điện giải. Để bù nước cho cơ thể và cân bằng điện giải cho trẻ uống dung dịch oresol pha theo đúng liều lượng hướng dẫn. Ngoài ra, có thể có trẻ uống thêm nước lọc, nước ép trái cây, nước cháo loãng…Trẻ còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú và tăng số lần bú trong ngày.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cho trẻ ăn đồ ăn dễ tiêu hóa như cháo thịt nạc, súp rau củ, các loại canh rau mát…Thực phẩm chế biến đồ ăn cho bé cần ưu tiên khẩu phần đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là những thực phẩm giàu protid và caroten.

Những thực phẩm tốt cho bé như rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê…bổ sung năng lượng cho trẻ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa protein gây dị ứng như hải sản, cá chép, cua, tôm, sò, nghêu, thịt dê, thịt vịt…

Không cho trẻ uống các loại nước kích thích, đồ uống có ga, thức ăn chế biến sẵn gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa giúp quá trình hồi phục bệnh kéo dài hơn.

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

Cần vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ bằng cách tránh để mắt – miệng- răng bị nhiễm khuẩn. Cần rửa mặt, lau mắt bằng nước ấm hàng ngày, thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch ( nhúng khăn vào nước đun sôi để nguội). Với những trẻ lớn hơn cần súc miệng bằng nước muối, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng 3 – 4 lần/ngày.

Tắm rửa cho bé bằng nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước lá lành tính như kinh giới, trà xanh, lá mùi…Không được kiêng nước, kiêng tắm vì có thể gây ngứa, gãi xước da dẫn tới nhiễm trùng. Hạn chế lây nhiễm cho người khác bằng cách đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, rửa tay kỹ với xà phòng diệt khuẩn

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, các dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để phòng tránh lây lan bệnh.

Uống vitamin A

Uống vitamin A 1

Theo số liệu thống kê tình trạng thiếu vitamin A gặp ở 90% trẻ mắc sởi ở châu Phi và 22 – 72% người bệnh mắc sởi ở Mỹ. Bổ sung vitamin A bằng đường uống được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng của sởi ở trẻ tại các nước đang phát triển

Tổ chức Y Tế thế giới khuyến cáo nên bổ sung vitamin A cho tất cả các trẻ được chẩn đoán bệnh sởi với liều lượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 50.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
  • Trẻ 6-11 tháng: 100.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
  •  Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 IU ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
  • Trẻ em có dấu hiệu lâm sàng thiếu vitamin A: 2 liều đầu tiên theo tuổi, từ 2 đến 4 tuần sau đó bổ sung thêm liều thứ 3 theo tuổi

Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt sởi và sốt phát ban

Khi nào đưa trẻ tới viện?

Nếu có các biểu hiện sau cần đưa trẻ tới viện khám:

  • Trẻ thở nhanh với tần suất thở  > 50 nhịp/phút với trẻ dưới 1 tuổi và > 40 nhịp/phút với trẻ trên 1 tuổi.
  • Trẻ có biểu hiện mất nước như môi khô, khóc không ra nước mắt, khát nước, quấy khóc
  • Khóc nghe thấy tiếng thở rít, giọng khàn
  • Trẻ không bú hay uống nước
  • Bị loét miệng, biếng ăn, tiêu chảy, nôn, đau mắt, đau tai
  • Sốt kéo dài trên 4 ngày
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng
  • Trẻ bị loét giác mạc, nhìn kém, viêm tai xương chũm
  • Phát ban toàn thân nhưng vẫn sốt có thể là dấu hiệu ban đầu cho biết trẻ bị bội nhiễm vi khuẩn hay có biến chứng.

Biện pháp phòng bệnh sởi ở trẻ em

Về việc phòng bệnh cho trẻ như thế nào để trẻ không bị nhiễm virus sởi, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo sử dụng các biện pháp sau:

  • Tiêm vacxin là biện pháp phòng tránh sởi an toàn nhất. Thông thường, tiêm vacxin phòng sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Nếu trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh thì có thể dùng globulin miễn dịch thì có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh sởi.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống, khi có trẻ mắc bệnh sởi cần cách ly với trẻ lành khác phòng bệnh lây nhiễm thành dịch. Cha mẹ cần vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ, thường xuyên rửa tay bằng nước hay xà phòng sát khuẩn.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi tiếp xúc.
  • Vệ sinh mũi, mắt thường xuyên vì đây là con đường chính mà virus xâm nhập cơ thể.

Hương Nguyễn - 26/01/2021
★★★★★★
Chia sẻ

Tin liên quan

  • Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết
  • Bị sởi có ngứa không?
  • Dấu hiệu sớm bệnh sởi và cách phòng ngừa
  • Giúp phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban
  • Rutin – những công dụng có thể bạn chưa biết
Từ khóa: Bệnh sởi
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận bài viết

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?
  • Liều lượng uống vitamin c hàng ngày?
  • Phát ban đỏ trên da là bệnh gì?
  • Bệnh ban đỏ có lây không?
  • Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C?

Tin nổi bật

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Cnattu - Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch

Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Sốt và biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sĩ tư vấn
  • Người dùng trải nghiệm
  • Mua hàng

Chamconkhoe.com.vn là chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con.

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

* Các thông tin trên website dùng để tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa.

* Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên website gây ra

* Giấy phép Mạng xã hội số: 297/GP-BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/07/2019

* Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com

* Số điện thoại: 0243.9901436

* Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến

* Website đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật

* Điều khoản sử dụng.

↑