Chăm con khỏe

1800 1190(miễn cước)

Chăm con khỏe - Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Sốt Và Các Biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sỹ tư vấn
  • Góc chia sẻ
  • Điểm bán
Trang chủ|Sốt & Biến chứng|Nguy cơ sốt xuất huyết biến chứng lên não

Nguy cơ sốt xuất huyết biến chứng lên não

39 view | Ngày 19/11/2019

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Những biến chứng mà người bệnh có thể phải đối mặt như suy tim, thận; sốc do mất máu; hôn mê; xuất huyết não; sảy thai hoặc sinh non ở phụ nữ mang thai.

Nguy cơ sốt xuất huyết biến chứng lên não 1

Nội dung chính trong bài

  • Dấu hiệu của sốt xuất huyết qua các giai đoạn
    • Giai đoạn sốt
    • Giai đoạn nguy hiểm
    • Giai đoạn hồi phục
  • Sốt xuất huyết biến chứng nguy hiểm thế nào?
  • Sốt xuất huyết gây xuất huyết não
  • Hướng dẫn phòng bệnh

☛ Tìm hiểu thêm:  Tổng hợp các thông tin về sốt xuất huyết

Dấu hiệu của sốt xuất huyết qua các giai đoạn

Sốt xuất huyết dễ bùng phát thành dịch vào mùa mưa đặc biệt là những khu vực có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản, phát triển và hút máu người gây lây nhiễm virus Degue.

Sốt xuất huyết trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn sốt
  • Giai đoạn nguy hiểm
  • Giai đoạn phục hồi

Giai đoạn sốt

Thời gian ủ bệnh sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt kéo dài từ 4 – 10 ngày sau đó bệnh tiến triển tới giai đoạn sốt. Người bệnh có dấu hiệu sốt cao đột ngột và liên tục tới 39 – 40 độ C và kéo dài từ 2 – 7 ngày, rất khó hạ sốt cho người bệnh. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như:

  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu
  • Có thể xuất hiện tình trạng nổi mẩn, phát ban, da xung huyết
  • Chán ăn và buồn nôn
  • Người bệnh có thể bị đau cơ, đau khớp

Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn này thường kéo dài từ ngày thứ 3 – 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Cần lưu ý, khi giảm sốt không có nghĩa là bệnh đang hồi phục mà ngược lại cần phải theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của sốt xuất huyết nếu có dấu hiệu cảnh báo và tiến triển thành sốt xuất huyết dạng nặng hơn.

Người bệnh bị thoát huyết tương do tính thầm thành mạch, kéo dài từ 24 – 48 giờ. Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau

Nếu thoát huyết tương nhiều có thể dẫn tới tình trạng sốc với các biểu hiện như vật vã, bứt rứt, li bì, tay chân lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, tụt huyết áp không đo được, tiểu ít.

Xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới da với các nốt xuất huyết rải rác hoặc các chấm xuất huyết. Các nốt xuất huyết xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc các mảng bầm tím. Xuất huyết niêm mạc với biểu hiện chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài, rong kinh…Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não với các biểu hiện như nôn ra máu, đi ngoài phân đen…

Tình trạng sốt xuất huyết nặng có thể có các biểu hiện suy tạng như:  viêm não, viêm cơ tim, viêm gan nặng…Dấu hiệu này có thể xảy ra ở người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.

Giai đoạn hồi phục

Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 24 – 48 giờ cơ thể người bệnh có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào trong lòng mạch. Giai đoạn này kéo dài từu 48 – 72 giờ. Thể trạng của người bệnh dần tốt lên, có cảm giác thèm ăn trở lại, huyết động ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều hơn.

Cần lưu ý, ở giai đoạn này nếu truyền dịch quá mức cho người bệnh có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.

☛ Tìm hiểu thêm:  Tổng hợp các dấu hiệu của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết biến chứng nguy hiểm thế nào?

Nếu không được chữa trị kịp thời sốt xuất huyết có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như:

Suy tim, thận: Tình trạng xuất huyết liên tục khiến hệ tuần hoàn rối loạn gây ra suy tim. Không chỉ vậy, thận phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu nên dễ dẫn tới tình trạng suy thận cấp.

Sốc do mất máu: Sốt xuất huyết làm tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu khi tới một ngưỡng nhất định gây ra sốc khiến máu bị đẩy ra ngoài

Tràn dịch màng phổi: Huyết tương xâm nhập vào đường hô hấp gây ra viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc tình trạng phù phổi cấp nếu không được cấp cứu có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Hôn mê: Dịch huyết tương ứ đọng trong màng não qua thành mạch gây ra tình trạng phù não và các hội chứng thần kinh khiến người bệnh rơi vào hôn mê.

Sinh non, sảy thai: Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết đối mặt với nguy cơ sảy thai, sinh non. Thai phụ rất có thể bị tiền sản giật gây tổn thương tới chức năng gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ.

Xuất huyết não: Khi bị sốt xuất huyết nặng dẫn tới giảm tiểu cầu. Tiểu cầu bị giảm mà không truyền kịp có thể dẫn tới xuất huyết não dễ tử vong.

☛ Tìm hiểu thêm:  Biến chứng của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết gây xuất huyết não

Sốt xuất huyết gây xuất huyết não 1

Sốt xuất huyết là bệnh lý rất nguy hiểm mà đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Trước đây bệnh tập trung ở đối tượng trẻ em nhưng thời gian gần đây người lớn mắc bệnh ngày càng tăng. Điều nguy hiểm là sốt xuất huyết xảy ra ở người lớn tuổi càng nguy hiểm.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus Dengue có thể xâm nhập lên não và gây ra tình trạng viêm não, người ta gọi là sốt xuất huyết dạng não. Cũng cần lưu ý, bệnh sốt xuất huyết Degue gây nhầm lẫn với các bệnh viêm não xảy ra gần đây như viêm não mô cầu, tay – chân – miệng…Vì vậy, khi có dấu hiệu sốt cao cần đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế không được tự chữa.

Dưới đây là cách phân biệt giữa bệnh sốt xuất huyết với các bệnh lý viêm não mô cầu và tay – chân – miệng:

Bệnh sốt xuất huyết:

  • Trẻ đột ngột bị sốt cao 39 – 41 độ C. Sốt cao liên tục kéo dài từ 2 đến 7 ngày.
  • Có các dấu hiệu xuất huyết như có chấm xuất huyết dưới da, mảng xuất huyết, vết bầm chỗ chích, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, ói ra máu, đi tiểu ra máu…
  • Gan to, đau bụng, ói mửa
  • Tình trạng sốc: Xảy ra từ ngày thứ 3 tới ngày thứ 6 của bệnh. Trẻ hết sốt nhưng cơ thể mệt mỏi, bứt rứt, quấy khóc, tay chân lạnh, mạch cổ tay nhanh, nhẹ và huyết áp tụt.

Bệnh tay- chân – miệng:

  • Những ngày đầu bị bệnh trẻ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và có nổi bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và có khi ở mông
  • Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ dưới 3 tuổi và ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi
  • Bệnh diễn biến nhanh và có thể tử vong sau vài giờ

Bệnh não mô cầu:

  • Hay còn gọi là viêm màng não mủ với các biểu hiện như: Cơ thể nóng sốt nhiều, đau họng, ho hoặc không, đau họng kèm ói mửa, rét run, đau cơ, hôn mê, trên da xuất hiện có màu thâm tím, đỏ với nhiều kích thước khác nhau, có cái nhỏ như đầu định có cái to hơn.
  • Bệnh gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn từ 15 – 18 tuổi.

Sốt xuất huyết dễ bùng phát vào mùa mưa và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, cần phát hiện và điều trị sớm không sẽ có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng của sốt xuất huyết cực kỳ nghiêm trọng như xuất huyết não.

Hướng dẫn phòng bệnh

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cũng như vacxin phòng bệnh nên để phòng tránh hiệu quả cần tránh muỗi đốt và diệt muỗi bằng cách:

  • Tránh muỗi đốt: Ngủ màn, không để trẻ tới chỗ tối, sử dụng các loại kem chống muỗi..
  • Diệt muỗi và loăng quăng: Dọn dẹp nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ và ngăn nắp. Không để các dụng cụ chứa nước hoặc nếu có phải đậy nắp và thay rửa thường xuyên để loại bỏ các ổ nước đọng.

Một trong những biện pháp cải thiện tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ là bổ sung bộ đôi vitamin C và Rutin thường xuyên cho bé bởi vitamin C là chất quan trọng tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, giúp giảm sốt và duy trì mô liên kết. Rutin làm tăng sức bền thành mạch và ngăn ngừa xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Vì thế trong giai đoạn mạch máu của bé dễ bị tổn thương như thế này thì chuyện bổ sung vitamin C và Rutin trong thực đơn hàng ngày luôn là cách bảo vệ con yêu hữu hiệu nhất.

Cnattu kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry – loại quả có hàm lượng vitamin C cao nhất hiện nay khi gấp 7 lần ổi, 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài,…. giúp phát huy tối đa công năng:

  • Hỗ trợ giảm sốt
  • Ngăn biến chứng do sốt như xuất huyết, chảy máu cam
  • Rút ngắn thời gian ốm sốt và nhanh phục hồi sau sốt

Hướng dẫn phòng bệnh 1

Cùng với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu  Âu, bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế GMP-WHO, Cnattu kids chính là sự lựa chọn hoàn hảo để bổ sung Vitamin C và Rutin tự nhiên cho trẻ, hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết.

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190
Hương Nguyễn - 19/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Từ khóa: Bệnh sốt xuất huyết

Tin liên quan

  • Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết
  • Bị sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?
  • Làm gì để sốt xuất huyết nhanh khỏi?
  • Cẩn trọng với chảy máu cam khi sốt xuất huyết
  • Làm gì để tránh biến chứng do sốt xuất huyết?
  • Sốt xuất huyết có được truyền dịch?
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận bài viết

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Bí quyết chăm con khỏe của hotmom Trần Linh Phương

Bí quyết chăm con khỏe của hotmom Trần Linh Phương

Câu hỏi thường gặp

  • CNATTU Kids dùng như thế nào và dùng trong bao lâu?
  • Tại sao nên sử dụng CNATTU Kids?
  • CNATTU Kids mua ở đâu là chính hãng?
  • CNATTU Kids dùng bao lâu thì có hiệu quả?
  • Giá CNATTU Kids là bao nhiêu?

Tin nổi bật

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Thuốc tăng cường hệ miễn dịch trẻ em – Nên dùng hay không?

Thuốc tăng cường hệ miễn dịch trẻ em – Nên dùng hay không?

Dịch sốt xuất huyết vào mùa, làm sao để bảo vệ trẻ?

Dịch sốt xuất huyết vào mùa, làm sao để bảo vệ trẻ?

Giải pháp đơn giản giúp chống chảy máu cam ngày hè cho trẻ

Giải pháp đơn giản giúp chống chảy máu cam ngày hè cho trẻ

Cnattu - Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch

Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Sốt và biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sĩ tư vấn
  • Người dùng trải nghiệm
  • Mua hàng

Chamconkhoe.com.vn là chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con.

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

* Các thông tin trên website dùng để tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa.

* Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên website gây ra

* Giấy phép Mạng xã hội số: 297/GP-BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/07/2019

* Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com

* Số điện thoại: 0243.9901436

* Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến

* Website đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật

* Điều khoản sử dụng.

↑