Chăm con khỏe

1800 1190(miễn cước)

Chăm con khỏe - Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Sốt Và Các Biến chứng
  • Sản phẩm
  • Chuyên gia tư vấn
  • Góc chia sẻ
  • Điểm bán
Trang chủ|Sốt & Biến chứng|Sốt xuất huyết có nên uống thuốc hạ sốt không?

Sốt xuất huyết có nên uống thuốc hạ sốt không?

354 views | Ngày 13/06/2020

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, bệnh có thể lây lan thành dịch lớn đặc biệt là ở những nơi có điều kiện vệ sinh còn kém. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng bệnh nên người dân cần thực hiện biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Khi có dấu hiệu của sốt xuất huyết cần tới ngay trung tâm y tế để thăm khám cụ thể. Nhiều người thắc mắc: Sốt xuất huyết có dùng thuốc hạ sốt? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Sốt xuất huyết có nên uống thuốc hạ sốt không? 1

Mục lục

  • Sốt xuất huyết là gì?
  • Có dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt xuất huyết không?
  • Thuốc hạ sốt nào không nên dùng khi bị sốt xuất huyết?
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt
  • Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Muỗi vằn mang virus truyền virus sang người khỏe mạnh thông qua vết đốt. Ở nước ta, sốt xuất huyết lưu hành rất phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, đặc biệt thời gian từ tháng 7 – 10 hàng năm.

Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau 4 – 7 ngày sau khi bị muỗi nhiễm virus cắn và kéo dài từ 5 – 7 ngày. Các triệu chứng của bệnh ở mỗi người khác nhau, có người mắc ở thể nhẹ nhưng cũng có người bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng thường gặp nhất phải kể tới:

  • Sốt cao
  • Nhức đầu
  • Đau cơ, khớp
  • Bệnh nặng hơn có thể khiến người bệnh đau bụng dữ dội, nôn ra máu, chảy máu mũi hoặc co giật

Các triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm cúm, viêm họng hay sốt phát ban nên nhiều người bệnh tự ý mua thuốc về uống. Sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn tới xuất huyết nặng và có thể gây tử vong. Do đó, khi bị sốt xuất huyết sử dụng thuốc nào và không được sử dụng thuốc nào cần sự tư vấn của bác sĩ.

Có dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt xuất huyết không?

Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng sốt, đau đầu và đau mỏi người. Điều trị bệnh có thể dùng các loại thuốc hạ sốt và giảm đau thông thường. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt với các tên biệt dược khác nhau. Tuy nhiên, các thuốc hạ sốt được chia thành 2 loại chính paracetamol (còn gọi là acetaminophen) và aspirin cùng nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm không steroid (diclofenac, ibuprofen, piroxicam…)

Có dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt xuất huyết không? 1.

Thông thường thường sử dụng Paracetamol (Acetaminophen). Thuốc có thể không có đơn của bác sĩ, dùng cho mọi độ tuổi (khi không có chống chỉ định) nhưng cần sử dụng đúng liều, theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc hoặc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Nếu sử dụng quá liều có thể dẫn tới ngộ độc, hoại tử gan và các biến chứng nguy hiểm khác.

Thuốc hạ sốt nào không nên dùng khi bị sốt xuất huyết?

Bên cạnh những loại thuốc được sử dụng khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần lưu ý không nên dùng các loại thuốc hạ sốt khác như Aspirin hoặc Ibuprofen (hay các thuốc kháng viêm khác cùng nhóm) để giảm sốt và đau nhức do sốt xuất huyết gây ra.

Aspirin

Thuốc hạ sốt nào không nên dùng khi bị sốt xuất huyết? 1

Là thuốc hạ sốt, giảm đau ở mức độ vừa và nhẹ, nhưng đối với người bệnh sốt xuất huyết thì không được dùng. Điều này được lý giải, người bệnh sốt xuất huyết có hiện tượng chảy máu, trong khi đó aspirin lại có tác dụng ngăn cảns ự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do SXH gây ra không cầm được (nhất là XH đường tiêu hóa), kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm. Sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác như xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, xuất huyết dưới da…

Cần lưu ý, aspirin cũng không nên sử dụng hạ sốt và giảm đau cho trẻ dưới 18 tuổi đặc biệt là trẻ đang mắc hoặc hồi phục khỏi các bệnh do virus gây ra như cúm mùa, thủy đậu…Sử dụng Aspirin không đúng chỉ định có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye là bệnh lý não gan, gây phù não và suy gan có thể dẫn đến tử vong và để lại di chứng tổn thương não không hồi phục.

Ibuprofen và các thuốc giảm đau kháng viêm không Steroids khác

Tương tư Aspirin, Ibuprofen cũng là một thuốc không nên dùng trong bệnh sốt xuất huyết. Nguyên nhân do tăng nguy cơ chảy máu và các biến chứng khác của bệnh sốt xuất huyết. Các thuốc khác cùng nhóm với ibuprofen (các thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroids – NSAIDs) như diclofenac, meloxicam … cũng không được dùng do các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng làm ức chế kết tập tiểu cầu, gây nguy cơ chảy máu, biến chứng ở mức độ khác nhau trong bệnh sốt xuất huyết.

Xem thêm: Các loại thuốc điều trị sốt xuất huyết

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt

Người bệnh sốt xuất huyết cho dù mới chớm bị sốt hay đã có chẩn đoán mắc bệnh thì cần lựa chọn paracetamol (acetaminophen) để hạ sốt.  Ngoài ra, cần lưu trữ sẵn các loại thuốc hạ sốt để dùng mỗi khi cần. Khi sốt cao cần khẩn trương hạ sốt.

Cần sử dụng thuốc hạ sốt theo đùng liều lượng, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và không được dùng quá liều quy định. Không dùng phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Với trẻ em, do có cả thuốc viên, siro, thuốc bột và viên đạn đặt hậu môn thì không dùng phối hợp cả thuốc uống và thuốc đặt vì dễ dẫn đến ngộ độc thuốc, có thể gây tổn thương gan, làm nặng thêm rối loạn đông máu do suy giảm chức năng gan.

Trước khi dùng thuốc hạ sốt, nên kết hợp các biện pháp như chườm mát, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, bù đủ lượng dịch cho người bệnh để tăng hiệu quả hạ sốt. Trong quá trình sử dụng thuốc vẫn cần theo dõi thân nhiệt của người bệnh thường xuyên và các biểu hiện của bệnh. Không dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 giờ đồng hồ.

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Điều trị và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết quan trọng nhất là hạ sốt và bù dịch. Khi nhiệt độ cơ thể cao nhanh chóng tìm cách hạ sốt bằng cách:

  • Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát
  • Chườm mát các vị trí như nách, bẹn, trán
  • Mặc quần áo rộng thoáng, tránh mặc quần áo hoặc đắp chăn khi ớn lạnh vì có thể hạn chế tỏa nhiệt của cơ thể
  • Uống  thuốc hạ sốt paracetamol để hạ thân nhiệt khi sốt cao trên 38,5 độ C với liều dùng như hướng dẫn.

Để bù dịch cho cơ thể, người bệnh có thể:

  • Uống nước điện giải oresol theo chỉ dẫn (khoảng 2 lít nước/ngày)
  • Uống nước hoa quả, sinh tố

Bên cạnh đó, người bệnh cần được bổ sung những món ăn dễ tiêu như súp để vừa bổ sung nước vừa cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể để nhanh chóng hồi phục.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên ăn những món có nhiều nước và dễ tiêu như súp, vừa để bổ sung nước vừa cung cấp thêm các dưỡng chất cho cơ thể, để nhanh chóng phục hồi.

Cần lưu ý, trong ngày 4 – 7 nếu người bệnh sốt xuất huyết có các triệu chứng như vã mồ hôi, mệt lả, chân tay lạnh, đau bụng, khó thở, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, rong kinh…cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế ngay lập tức để chữa trị ngăn các biến chứng của bệnh.

Để tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm sốt do sốt xuất huyết hiệu quả một trong những giải pháp vượt trội sử dụng Cnattu kids. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry – loại quả có hàm lượng vitamin C cao nhất hiện nay khi gấp 7 lần ổi, 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài,…. giúp phát huy tối đa công năng:

  • Hỗ trợ trong mọi trường hợp ốm sốt như sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết…
  • Ngăn ngừa biến chứng do sốt: xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Cùng với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu  Âu, bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế GMP-WHO, Cnattu kids chính là sự lựa chọn hoàn hảo để bổ sung Vitamin C và Rutin tự nhiên cho trẻ.

Hướng dẫn phòng bệnh sốt xuất huyết 1

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Xem thêm: Hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Hương Nguyễn - 26/01/2021
★★★★★★
Chia sẻ

Tin liên quan

  • Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết
  • Sốt xuất huyết thể nhẹ – Triệu chứng, điều trị
  • Sốt xuất huyết gây nổi ban ngứa và cách khắc phục
  • Khám bệnh sốt xuất huyết ở đâu?
  • Có mấy loại sốt xuất huyết?
  • 3 giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết
Từ khóa: Bệnh sốt xuất huyết
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận bài viết

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?
  • Liều lượng uống vitamin c hàng ngày?
  • Phát ban đỏ trên da là bệnh gì?
  • Bệnh ban đỏ có lây không?
  • Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C?

Tin nổi bật

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Cnattu - Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch

Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Sốt và biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sĩ tư vấn
  • Người dùng trải nghiệm
  • Mua hàng

Chamconkhoe.com.vn là chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con.

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

* Các thông tin trên website dùng để tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa.

* Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên website gây ra

* Giấy phép Mạng xã hội số: 297/GP-BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/07/2019

* Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com

* Số điện thoại: 0243.9901436

* Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến

* Website đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật

* Điều khoản sử dụng.

↑