Chăm con khỏe

1800 1190(miễn cước)

Chăm con khỏe - Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Sốt Và Các Biến chứng
  • Sản phẩm
  • Chuyên gia tư vấn
  • Góc chia sẻ
  • Điểm bán
Trang chủ|Bệnh theo mùa|Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết – Đặc điểm và cách phòng muỗi đốt

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết – Đặc điểm và cách phòng muỗi đốt

210 views | Ngày 23/09/2019

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn là trung gian truyền bệnh. Bệnh dễ bùng phát thành dịch đặc biệt là vào mùa mưa khi muỗi sinh sản nhiều. Tìm hiểu cách nhận biết muỗi gây bệnh sốt xuất huyết, cách lây truyền và biện pháp phòng tránh muỗi đốt.

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết - Đặc điểm và cách phòng muỗi đốt 1

Nội dung chính trong bài

  • Bệnh sốt xuất huyết là gì?
  • Đặc điểm muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
    • Đặc điểm muỗi vằn
    • Vòng đời của muỗi vằn
    • Muỗi vằn sống được bao lâu?
    • Muỗi vằn hoạt động thời gian nào?
  • Muỗi vằn gây sốt xuất huyết như thế nào?
  • Biện pháp phòng tránh muỗi hiệu quả

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra, muỗi Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus (có tỉ lệ thấp hơn) là tác nhân truyền bệnh. Chúng hút máu người bệnh mang virus sau đó truyền cho người khỏe mạnh thông qua vết đốt. Bệnh sốt xuất huyết dễ bùng phát thành dịch đặc biệt vào mùa mưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Ở nước ta, tỷ lệ người trên 15 tuổi mắc sốt xuất huyết ngày càng tăng đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Theo các bác sĩ đây là điều thực sự đáng lo ngại vì người lớn mắc sốt xuất huyết dễ tử vong hơn so với trẻ em.

Một số triệu chứng thường gặp khi bị sốt xuất huyết:

  • Đau đầu, đau người, viêm kết mạc, trẻ nhỏ sốt cao đôi khi co giật, hốt hoảng, không có biểu hiện màng não
  • Dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ tới nặng, xuất hiện vào ngày thứ 2 của bệnh với các biểu hiện như tự nhiên xuất huyết, xuất huyết ngoài da, xuất huyết ở niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa
  • Tình trạng sốt cao 39-40oC, sốt kéo dài 2-7 ngày, sốt kèm các triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở thượng vị hoặc hạ sườn phải, đôi khi nôn, gan to
  • Sốc là dấu hiệu nặng, xuất hiện từ ngày 3 – 6 của bệnh đặc biệt lúc người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt, có thể xảy ra khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc thường thấy là mệt li bì, vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít kèm theo tình trạng ói ra máu hoặc đi cầu ra máu. Thời gian diễn ra sốc thường ngắn từ 12 đến 24 h nên đi viện.

☛ Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các thông tin về bệnh sốt xuất huyết

Đặc điểm muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Virus dengue là tác nhân gây sốt xuất huyết nhưng virus này không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người. Nó được truyền sang người thông qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti (muỗi vằn). Đây là bệnh nguy hiểm gây ra biến chứng phức tạp vì vậy cần có biện pháp diệt muỗi hợp lý để tiêu diệt muỗi hiệu quả ngăn không cho chúng tấn công và truyền bệnh.

Đặc điểm muỗi vằn

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết gồm có 2 loài của chi Aedes, đó là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Trong đó Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu.

Muỗi Aedes aegypti hay thường được gọi là muỗi vằn, chúng có màu đen, thân và chân có những đốm trắng. Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày, thường hoạt động mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối. Chúng thường sống ở nơi có ánh sáng yếu, chỗ tối trong nhà. Một số nơi yêu thích của chúng là dưới mặt đồ gỗ, quần áo treo, rèm cửa trong phòng ngủ, nhà vệ sinh, gầm giường…

Muỗi vằn thường thích đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước sạch và nơi nước đọng như chậu cây cảnh, dụng cụ phế thải quanh nhà. Trứng nở khi tiếp xúc với nước, chúng có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong nhiều tháng. Trong suốt vòng đời của mình muỗi cái có thể đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng.

Vòng đời của muỗi vằn

Vòng đời của muỗi vằn 1

Khi ở môi trường thuận lợi trứng muỗi cần 10 – 15 ngày để nở thành bọ gậy, quăng, muỗi non và sau đó trở thành muỗi trưởng thành.

  • Muỗi cái sau khi nở từ trứng từ khoảng 5 – 8 ngày để trở thành muỗi trưởng thành và hút máu, tìm nơi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước
  • Sau từ 1 – 3 ngày, trứng sẽ nở thành bọ gậy, và từ bọ gậy để trở thành quăng thì cần khoảng 5 – 8 ngày
  • 2 – 3 ngày sau, con quăng thành muỗi non và tiếp tục chu trình phát triển thành muỗi trưởng thành, đẻ trứng, trứng phát triển thành bọ gậy, quăng và muỗi.

Muỗi vằn sống được bao lâu?

Vòng đời của muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) thường kéo dài từ khoảng 2 tuần đến 4 tuần phụ thuộc vào môi trường và điều kiện tự nhiên. Chúng thường không bay quá xa, không quá 200m trong suốt vòng đời của nó.

Muỗi vằn hoạt động thời gian nào?

Muỗi vằn hoạt động mạnh nhất từ sáng sớm và chiều tối, muỗi vằn trưởng thành tiến hành hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở. Trong vòng đời của mình muỗi có thể hút máu nhiều lần. Thời gian hút máu cho tới khi đẻ trứng thay đổi từ 2  – 5 ngày.  Hiện nay, muỗi vằn Aedes aegypti hiện đã tiến hóa thành loài hút máu ngắt quãng có thể đốt nhiều người trong thời gian hút máu. Vì vậy khiến Aedes aegypti trở nên có khả năng gây dịch cao.

Chúng hút máu vào ban ngày, thời gian caoddieerm đốt người vào lúc sáng sớm và chiều tối trước hoàng hôn đặc biệt là khoảng 1 giờ trước khi mặt trời lặn. Tuy nhiên chúng vẫn hoạt động hút máu suốt cả ngày, thậm chí vào ban đêm (nhưng ở mức độ rất thấp).

Vì vậy, để hạn chế bị muỗi cắn mọi người không nên ở nơi tối, có cây cối rậm rạp trong khoảng thời gian này. Trong các trường hợp bắt buộc chẳng hạn do công việc người ở những nơi ẩm thấp, ánh sáng kém trong khoảng thời gian này cần mặc áo dài tay, sử dụng kem thoa,… để hạn chế nguy cơ bị muỗi cắn.

Muỗi vằn gây sốt xuất huyết như thế nào?

Bản thân muỗi vằn không mang virus dengue một cách tự nhiên. Chúng chỉ nhiễm vi rút dengue khi chúng đốt người bị bệnh sốt xuất huyết. Sau khi đốt người bệnh, virus degue nhiễm vào tế bào muỗi. Thời gian ủ bệnh từ 8 – 10 ngày, virus được nhân lên trong cơ thể muỗi và khi đạt đủ số lượng chúng có thể truyền sang rất nhiều người khác trong cộng đồng thông qua việc đốt (chích) họ. Virus dengue truyền từ cơ thể muỗi qua tuyến nước bọt của muỗi vào máu của người bị đốt.

Ngoài ra, muỗi vằn có thể truyền virus trực tiếp từ người này sang người khác bằng sự thay đổi vật chủ khi đốt chích bị gián đoạn. Sự hút máu nhiều lần của muỗi có thể khiến bệnh bùng nổ thành dịch.

Nhiễm virus huyết có thể có 6 – 18 giờ trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Như vậy bệnh nhân là nguồn lây ngay trước thời kỳ sốt và cho đến khi hết sốt, trung bình là 6 – 7 ngày. Vì vậy, người bệnh sốt xuất huyết ngay khi phát hiện bệnh thì cần được nằm trong màn, để tránh trở thành nguồn lây bệnh cho những người xung quanh.

☛ Tìm hiểu thêm: Các biểu hiện của sốt xuất huyết

Biện pháp phòng tránh muỗi hiệu quả

Hiện nay không có một phương pháp nào có thể loại bỏ muỗi triệt để ra khỏi môi trường sống. Các biện pháp sử dụng phổ biến chỉ hạn chế phần nào số lượng muỗi hoặc khả năng bị muỗi đốt. Tuy nhiên, việc duy trì thói quen sử dụng biện pháp xua đuổi và diệt muỗi vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác.

Các biện pháp phòng tránh muỗi phổ biến:

  • Cần nằm ngủ trong màn cả ngày lẫn đêm
  • Dùng hương muỗi, vợt điện, bình xịt muỗi để diệt muỗi
  • Dùng kem bôi đuổi muỗi, trồng cây đuổi muỗi
  • Phát quang bụi rậm, dọn dẹp sạch sẽ nơi ở để hạn chế nơi trú ngụ của muỗi
  • Thả cá diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước lớn như chum, vại, lu…
  • Thay nước, rửa chum, vại, lu…hàng tuần
  • Thu gom. tiêu hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng tới
  • Những dụng cụ chứa nước không dùng tới cần lật úp, thu dọn
  • Để mua sản phẩm Cnattu kids bổ sung vitamin C và rutin giúp hỗ trợ trong mọi trường hợp ốm sốt như sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết…ngăn ngừa biến chứng do sốt: xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
    , vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

☛ Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa sốt xuất huyết

Hương Nguyễn - 26/01/2021
★★★★★★
Chia sẻ

Tin liên quan

  • Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết
  • Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt virus
  • Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết mọi bà mẹ nên biết
  • Cập nhật mới nhất của Bộ Y Tế về điều trị sốt xuất huyết
  • Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết – Triệu chứng và điều trị
  • Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Từ khóa: Bệnh sốt xuất huyết
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận bài viết

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?
  • Liều lượng uống vitamin c hàng ngày?
  • Phát ban đỏ trên da là bệnh gì?
  • Bệnh ban đỏ có lây không?
  • Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C?

Tin nổi bật

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Cnattu - Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch

Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Sốt và biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sĩ tư vấn
  • Người dùng trải nghiệm
  • Mua hàng

Chamconkhoe.com.vn là chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con.

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

* Các thông tin trên website dùng để tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa.

* Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên website gây ra

* Giấy phép Mạng xã hội số: 297/GP-BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/07/2019

* Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com

* Số điện thoại: 0243.9901436

* Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến

* Website đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật

* Điều khoản sử dụng.

↑