Chăm con khỏe

1800 1190(miễn cước)

Chăm con khỏe - Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Sốt Và Các Biến chứng
  • Sản phẩm
  • Chuyên gia tư vấn
  • Góc chia sẻ
  • Điểm bán
Trang chủ|Sốt & Biến chứng|Có mấy loại sốt xuất huyết?

Có mấy loại sốt xuất huyết?

[views] | Ngày 03/03/2020

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm ở nước ta nhưng dễ thành dịch lớn vào mùa mưa. Đây là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn sinh sản, phát triển và truyền bệnh. Bệnh sốt xuất huyết chia làm 3 mức độ, cùng tìm hiểu triệu chứng của bệnh qua từng mức độ khác nhau.

Có mấy loại sốt xuất huyết? 1

Nội dung chính trong bài

  • Phân loại các mức độ của sốt xuất huyết
  • Triệu chứng sốt xuất huyết theo từng mức độ
    • Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)
    • Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu
    • Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)
    • Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
  • Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm không?
  • Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?
  • Hướng dẫn phòng bệnh

Phân loại các mức độ của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan do muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua vết cắn. Bệnh có thể bùng phát thành dịch, đặc biệt vào thời điểm mùa mưa. Đặc biệt ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi và phát triển.

Bệnh sốt xuất huyết chia làm 3 mức độ:

  • Sốt xuất huyết thể nhẹ (cổ điển)
  • Sốt xuất huyết có chảy máu
  • Sốt xuất huyết Dengue nặng (Sốc sốt xuất huyết Dengue)

Triệu chứng sốt xuất huyết theo từng mức độ

Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)

Thông thường, những người bệnh ở thể nhẹ thường là những người đầu tiên mắc bệnh sốt xuất huyết, họ chưa có miễn dịch với bệnh. Sốt xuất huyết cổ điển có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Người bệnh xuất hiện triệu chứng sốt và kéo dài rtong 4 – 7 ngày từ sau khi bị muỗi truyền bệnh. Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác kèm theo như:

  • Sốt cao thậm chí lên tới 40,5 độ C
  • Nhức đầu nghiêm trọng
  • Đau khớp và cơ
  • Đau phía sau mắt
  • Buồn nôn, nôn
  • Phát ban, các ban có thể xuất hiện trên cơ thể từ 3 – 4 ngày sau khi bắt đầu sốt. Sau đó, thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Người bệnh cũng có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu

Người bệnh sốt xuất huyết ở mức độ này có triệu chứng bao gồm tất cả các triệu chứng của sốt xuất huyết thể nhẹ kèm theo:

  • Tổn thương mạch máu và hạch bạch huyết
  • Chảy máu cam
  • Chảy máu ở nướu hoặc dưới da tạo ra vết bầm tím

Ở thể bệnh này người bệnh có thể tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Đây là thể bệnh nặng nhất của sốt xuất huyết. Các triệu chứng của bệnh ở thể này bao gồm các dấu hiệu của sốt xuất huyết thể nhẹ cộng triệu chứng chảy máu kèm theo:

  • Tình trạng thoát huyết tương khỏi mạch máu
  • Chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể
  • Sốc (huyết áp thấp)

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue) 1

Thể này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau khi bạn đã có miễn dịch chủ động, tức là đã từng mắc bệnh hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Biểu hiện của bệnh nặng đột ngột sau từ 2 – 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này thường xảy ra ở đối tượng trẻ em, đôi khi có người lớn. Người bệnh ở thể này có thể gây tử vong đặc biệt trẻ em và thanh thiếu niên.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết, khi trẻ mắc bệnh từ 3 ngày có dấu hiệu sốt cao khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn cảm cúm hoặc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Để tìm hiểu kỹ về sốt xuất huyết ở trẻ, bạn có thể xem : TẠI ĐÂY

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết gây nên do virus Dengue, bệnh lây lan thông qua vật trung gian là muỗi vằn. Chúng truyền virus từ người bệnh qua người khỏe mạnh thông qua vết cắn. Có 4 loại virus sốt xuất huyết được gọi là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Muỗi vằn hoạt động ban ngày và chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và gây bệnh. Virus sốt xuất huyết ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 – 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi vằn hút máu thì virus được truyền cho muỗi.

Điều nguy hiểm là hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng bệnh. Bệnh thường gây ra dịch lớn cùng một lúc khiến công tác điều trị gặp nhiều khó khăn thậm chí có thể gây tử vong, đặc biệt là trẻ em.

Theo thống kê có tới hơn 85% các ca mắc sốt xuất huyết dengue và 90% trường hợp tử vong xảy ra ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Trong đó, 90% các ca tử vong do sốt xuất huyết là dưới 15 tuổi.

Cả tuýp ký hiệu là D1, D2, D3, D4 này đều có khả năng gây bệnh ở Việt Nam và luân phiên gây ra dịch bệnh. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng tuýp riêng lẻ. Trong khi đó lại có 4 chủng virus khác nhau, có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi loại khác. Điều quan trọng là bạn phải xác định các dấu hiệu và đi chữa trị. Nếu đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết trước đây thì khi bị nhiễm lại, các triệu chứng sẽ nặng và nguy hiểm hơn.

Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?

Để điều trị bệnh sốt xuất huyết cần khám cụ thể phát hiện mức độ bệnh từ đó có biện pháp điều trị cụ thể. Một số xét nghiệm giúp bác sĩ phát hiện mức độ của bệnh như:

  • Điện giải đồ
  • Khí máu
  • Chức năng đông máu
  • Men gan
  • X-quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch phổi

Cho tới nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi trong 2 tuần. Điều trị chủ yếu để tránh những biến chứng nặng xảy ra cho người bệnh. Các bác sĩ khuyên người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường, bổ sung nhiều nước và kê thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau cơ khớp. Nên tránh các thuốc giảm đau làm tăng biến chứng chảy máu như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium.

Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi sát sao, nếu có dấu hiệu nặng cần thông báo với bác sĩ để xử trí kịp thời.

Hướng dẫn phòng bệnh

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền từ người này qua người khác qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Do đó, để phòng ngừa sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em là tránh muỗi đốt và diệt muỗi.

  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở và môi trường sống xung quanh để hạn chế nơi trú ngụ của muỗi
  • Làm sạch dụng cụ chứa nước, dụng cụ chứa nước lớn cần được đậy kín, dọn dẹp các vũng nước đọng để loại bỏ nơi sinh sản cảu muỗi
  • Thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy
  • Sử dụng các dụng cụ diệt muỗi như vợt muỗi, phun thuốc muỗi, đốt nhang muỗi
  • Phát quang bụi rậm, ngủ màn để tránh muỗi đốt
  • Khi có dịch thì đôi khi bạn phải nhờ đến chính quyền địa phương để phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm với nguy cơ biến chứng cao. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh hãy cố gắng có ý thức để phòng ngừa bệnh. Hãy nhớ rằng không có muỗi không có sốt xuất huyết. Khi bạn có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ sốt xuất huyết, hãy đi đến khám tại cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Để hỗ trợ giảm sốt, tăng sức đề kháng cho trẻ lựa chọn tốt nhất sử dụng CNattu kids . Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa vitamin C và Rutin 100% tự nhiên được chiết xuất từ Acerola cherry – loại quả giàu hàm lượng Vitamin C nhất thế giới. Sử dụng Cnattu Kids giúp mang lại hiệu quả vượt trội:

  • Giảm và hỗ trợ điều trị trong mọi trường hợp sốt như sốt virus, sốt phát ban, sốt xuất huyết
  • Tăng sức bền thành mạch máu, ngăn xuất huyết, chảy máu cam

Đặc biệt với độ pH trung tính, CNattu kids không có vị chua, mùi dịu nhẹ dễ uống nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.

Hướng dẫn phòng bệnh 1

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Hương Nguyễn - 26/01/2021
★★★★★★
Chia sẻ

Tin liên quan

  • Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết
  • Sốt xuất huyết có nên uống thuốc hạ sốt không?
  • Sốt xuất huyết thể nhẹ – Triệu chứng, điều trị
  • Sốt xuất huyết gây nổi ban ngứa và cách khắc phục
  • Khám bệnh sốt xuất huyết ở đâu?
  • 3 giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết
Từ khóa: Bệnh sốt xuất huyết
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận bài viết

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?
  • Liều lượng uống vitamin c hàng ngày?
  • Phát ban đỏ trên da là bệnh gì?
  • Bệnh ban đỏ có lây không?
  • Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C?

Tin nổi bật

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Cnattu - Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch

Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Sốt và biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sĩ tư vấn
  • Người dùng trải nghiệm
  • Mua hàng

Chamconkhoe.com.vn là chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con.

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

* Các thông tin trên website dùng để tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa.

* Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên website gây ra

* Giấy phép Mạng xã hội số: 297/GP-BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/07/2019

* Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com

* Số điện thoại: 0243.9901436

* Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến

* Website đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật

* Điều khoản sử dụng.

↑