Chăm con khỏe

1800 1190(miễn cước)

Chăm con khỏe - Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Sốt Và Các Biến chứng
  • Sản phẩm
  • Chuyên gia tư vấn
  • Góc chia sẻ
  • Điểm bán
Trang chủ|Sốt & Biến chứng|Sức đề kháng là gì? Làm gì để tăng sức đề kháng?

Sức đề kháng là gì? Làm gì để tăng sức đề kháng?

663 views | Ngày 02/02/2020

Khi sức đề kháng (miễn dịch) của cơ thể suy yếu dẫn tới nhiều bệnh tật, sức khỏe suy giảm. Tăng cường sức đề kháng là một trong những cách giúp cơ thể khỏe mạnh, hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể vững chắc ngăn chăn sự tấn công vi khuẩn có hại lên cơ thể. Cùng tìm hiểu về sức đề kháng là gì? Những cách tăng cường sức đề kháng tại nhà hiệu quả.

Sức đề kháng là gì? Làm gì để tăng sức đề kháng? 1

Nội dung chính trong bài

  • Sức đề kháng là gì?
  • Sức đề kháng suy yếu do đâu?
  • Cách tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Danh sách thực phẩm tăng sức đề kháng

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người. Những tác nhân gây hại như: Vi khuẩn, virus, kí sinh trùng….xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh lý. Khi sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên mệt mỏi hơn từ đó làm tăng lên nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Sức đề kháng của con người được chia làm 2 loại chính:

Sức đề kháng tự nhiên

Là sức đề kháng bẩm sinh đã có trong cơ thể, bao gồm các hàng rào vật chất để ngăn cách giữa bên ngoài và bên trong cơ thể giúp bảo vệ cơ thể. Phải kể tới như:

  • Da
  • Hệ thống các niêm mạc
  • Chất dịch như mồ hôi, dịch nhày
  • Các loại thực bào như tế bào sát thủ tự nhiên (NK Cell), đại thực bào (Macrophage)…

Sức đề kháng tự nhiên được hình thành ngay khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ, khi đó trẻ nhận đề kháng trực tiếp từ cơ thể mẹ truyền sang thông qua nhau thai. Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kì là giai đoạn mẹ truyền nhiều kháng thể nhất cho trẻ để chuẩn bị lớp phòng vệ trước khi ra đời. Sau khi được sinh ra, sức đề kháng được duy trì thông qua sữa mẹ. Sức đề kháng tự nhiên có vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ cơ thể con người. Nhưng theo thời gian với sự tác động của các yếu tố bên ngoài sức đề kháng tự nhiên sẽ dần mất đi.

Sức đề kháng thu được

Sức đề kháng loại này chỉ phát sinh khi cơ thể có nhu cầu, chỉ xuất hiện khi có tác động trực tiếp từ bên ngoài. Nó bao gồm các kháng thể được sinh ra để trung hòa các kháng nguyên như sử dụng các vitamin tổng hợp, chế phẩm tăng sức đề kháng, vacxin. Sức đề kháng thu được thường có sau khi tiêm các loại vacxin phòng bệnh hoặc kích hoạt một số chức năng của sức đề kháng tự nhiên.

Sức đề kháng thu được thường chỉ duy trì hiệu quả trong một thời gian ngắn, hạn chế về phạm vi phòng bệnh.

Sức đề kháng suy yếu do đâu?

Sức đề kháng có vai trò quan trọng với sức khỏe, nó chính là “màng chắn” giúp kháng lại các yếu tố gây bệnh. Khi sức đề kháng yếu hệ thống miễn dịch trở nên yếu ớt làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Sức đề kháng yếu là nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư, sốt xuất huyết, lao, bạch cầu, bệnh lý thường gặp ở trẻ em như ho gà, bại liệt, sởi, viêm màng não mủ ở trẻ.

Theo các nghiên cứu gần đây cho biết có nhiều yếu tố dẫn tới suy giảm sức đề kháng:

  • Môi trường ô nhiễm: Khu công nghiệp mọc lên nhiều khiến lượng cacbon thải ra không khí nhiều, ô tô, xe máy tăng cao, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu…khiến môi trường ngày càng ô nhiễm. Các nghiên cứu đã phát hiện: không khí bẩn ngăn chặn các tế bào T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp.
  • Stresss: Khi căng thẳng kéo dài khiến hệ miễn dịch suy giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh
  • Uống ít nước: Nước có vai trò quan trọng với cơ thể, không những giúp cơ thể loại bỏ các yếu tố độc hại mà còn giúp các chức năng của cơ thể vận hành bình thường. Khi bổ sung ít nước cho cơ thể là một trong những lý do khiến sức đề kháng suy giảm.
  • Giờ giấc nghỉ ngơi không hợp lý: Nếu bạn thức quá khuya, nghỉ ngơi không đầy đủ, cơ thể khi đó sẽ không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn gây bệnh.
  • Công việc áp lực, bận rộn: Thường xuyên căng thẳng, áp lực công việc, nghỉ ngơi không đầy đủ hoặc môi trường độc hại là yếu tố góp phần giảm sức đề kháng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân sức đề kháng suy yếu?

Cách tăng sức đề kháng cho cơ thể

Sức đề kháng dễ bị suy yếu bởi các yếu tố khác nhau do đó cần cải thiện và tăng cường sức đề kháng mỗi ngày để tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể luôn vững chắc, chống lại sự tấn công của các yếu tố gây hại.

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học 1

Chế độ ăn uống  bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…góp phần xây dựng hào rào sức đề kháng ngày một vững chắc. Chẳng hạn:

  • Cơ thể được bổ sung vitamin C (chất chống oxy hóa mạnh)  hỗ trợ hệ miễn dịch tấn công lại vi khuẩn, virus. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cơ thể tạo ra interferon (một loại protein ngăn không cho virus phát triển trong cơ thể). Vitamin C còn giúp tăng cường glutathione, giúp tăng cường chức năng thải độc và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Các khoáng chất, kẽm góp phần duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Cơ thể thiếu kẽm khiến bạch cầu suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh. Bổ sung các khoáng chất, kẽm trong các trái cây tươi, chín mọng, có màu sậm, hải sản (cá hồi, tôm, cua…)
  • Các loại gia vị hành, tỏi, kinh giới…giàu chất flavonoid giúp ngăn ngừa sự phát triển của các siêu vi khuẩn và chống lại các gốc tự do trong cơ thể.

Cung cấp thực đơn hàng ngày các loại trái cây và rau củ quả vì đây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào. Các thực phẩm chế biến, chất béo (loại trong bánh ngọt và thực phẩm chế biến) và carbohydrate làm tăng mức độ viêm và do đó thực sự có thể làm giảm khả năng miễn dịch nên cần hạn chế trong thực đơn hàng ngày.

Tìm hiểu thêm: Điểm danh những thực phẩm tăng sức đề kháng

Tập thể dục mỗi ngày

Tập thể dục mỗi ngày 1

Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày làm tăng lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể, giúp đào thải các chất chuyển hóa độc hại từ đó giúp tăng sức đề kháng.

Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao phù hợp với bản thân như yoga, đi bộ, đạp xe đạp, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, gym…

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Virus và vi khuẩn gây bệnh có mặt khắp mọi nơi, giữ vệ sinh là một trong những cách giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm. Tập thói quen rửa tay thường xuyên đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để tránh bị các chứng về tiêu hóa.

Đảm bảo giấc ngủ ngon

Đảm bảo giấc ngủ ngon 1

Ngủ ngon và đủ giấc giúp tinh thần bạn sảng khoái, lấy lại năng lượng sau một ngày làm việc mệt nhọc. Giấc ngủ là yếu tố không thể thiếu giúp bạn tăng cường sức đề kháng. Cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng và có giấc ngủ chất lượng mỗi ngày.

Nếu bạn khó ngủ hoặc hay thức dậy giữa đêm nên cố gắng đi ngủ đúng giờ, sớm hơn bình thường. Không nên ăn, tập thể dục trước khi lên giường vì điều này gây khó ngủ.

Chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Nếu làm việc liên tục không nghỉ ngơi khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy yếu và có thể nhiễm bệnh bất cứ khi nào. Nên làm việc có kế hoạch, một ngày dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn nhất định. Nếu cảm tháy quá mệt mỏi sau giờ làm việc có thể ngủ giấc ngủ ngắn giúp bạn lấy lại năng lượng.

Suy nghĩ lạc quan

Duy trì lối sống thoải mái, vô tư, vui vẻ, suy nghĩ lạc quan theo các nhà khoa học thì điều này có ý nghĩa rất lớn đối với đề kháng của cơ thể. Với những người có suy nghĩ tích cực và lạc quan với cuộc sống ít bị mắc các bệnh lây nhiễm, sức khỏe và tuổi thọ cao hơn.

Quản lý tốt stress

Stress là một trong những yếu tố khiến sức đề kháng suy giảm. Cuộc sống ngày nay với nhiều áp lực đến từ công việc, gia đình, học tập…khiến bạn khó tránh khỏi stress. Thay vì kìm nén stress hãy giãi bày tâm sự với người thân, bạn bè để giải tỏa. Bên cạnh đó, có thể tham gia các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội…là cách thức giải stress tuyệt vời.

Từ bỏ rượu bia và thuốc lá

Hút thuốc lá khiến cơ thể xuất hiện các thành phần tự do, sức mạnh tự vệ của cơ thể suy yếu vì liên tục phải vô hiệu hóa các thành phần tự do. Vì vậy, để có sức khỏe tốt hạn chế bệnh tật nên từ bỏ thói quen hút thuốc.

Rượu bia là nhân tố khiến sức đề kháng bị suy giảm, vì vậy mỗi ngày chỉ nên uống rất ít hoặc không uống.

Rèn luyện khả năng chịu đựng của cơ thể

Đây là bài tập tuyệt vời cho hệ đề kháng của cơ thể. Nhờ đó có thể có thể chịu rét và các tình huống thay đổi nhiệt độ đột ngột một cách tốt hơn. Từ đó cơ thể ít bị cảm lạnh, cảm cúm. Hai phương pháp rèn luyện đơn giản:

  • Nhúng  chân vào nước lạnh: Mùađông xả nước lạnh vào chậu đến mắt cá chân và ngâm chân. Mỗi ngày tăng dần (tối đa không quá 6 phút/lần/ngày).
  • Xả nước vòi hoa sen luân phiên (ấm –  lạnh – ấm). Tốt nhất thực hiện vào buổi tối, trước khi đi ngủ

Thực hiện tiêm chủng đầy đủ

Tuy hệ miễn dịch khỏe mạnh nhưng cũng có thể chịu thua một số loại virus. Do đó, để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh bạn nên tiêm phòng những bệnh nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Uống gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể?

Danh sách thực phẩm tăng sức đề kháng

Để tăng cường sức đề kháng, bạn không nên bỏ qua những thực phẩm dưới đây vào thực đơn của mình:

Trái cây và rau củ

Trái cây và rau củ 1

  • Cà rốt, xoài, đào, khoai lang, bí đỏ…là nguồn cung cấp beta-carotene tuyệt vời. Cơ thể sẽ chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Dưa hấu chứa nhiều vitamin C, A, lycopene giúp giảm nhiễm trùng, chống viêm và tăng cường miễn dịch
  • Cam, chanh, bưởi, táo… dồi dào vitamin C tự nhiên. Vitamin C cải thiện hệ miễn dịch bằng cách giúp cơ thể tăng cường sản sinh các tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể.

Tỏi

Tỏi là gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn, tỏi có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ màng tế bào. Bên cạnh đó giúp chống nhiễm trùng, tăng số lượng và sức mạnh chống lại mầm bệnh

Sữa chua

Sữa chua 1

Sữa chua cung cấp các lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa cân bằng và hoạt động hiệu quả hơn từ đó tăng số lượng bạch cầu

Trà xanh

Trà xanh 1

Trong trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và cơ thể chống lại các mầm bệnh gây nhiễm trùng. Trà xanh có chứa chất catechin tăng cường đề kháng, kích thích cơ thể sản sinh nhiều bạch cầu hơn.

Nghệ

Nghệ 1

Hoạt chất curcumin có chứa nhiều trong nghệ có tác dụng tăng sức đề kháng, phòng bệnh thời tiết, chữa dạ dày… Bạn có thể rắc một ít bột nghệ vào món ăn, nấu cà ri, ướp cá kho hoặc pha mật ong và nước ấm để uống.

Sức đề kháng yếu khiến cơ thể dễ mắc bệnh đặc biệt là trẻ em. Một trong những giải pháp tăng sức đề kháng cho trẻ là sử dụng sản phẩm CNattu kids. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chiết xuất từ vitamin C tự nhiên trong Acerola cherry- loại quả giàu hàm lượng C nhất thế giới (cao gấp 31 lần cam, 35 lần dứa, 46 lần xoài). Nguồn gốc 100% tự nhiên, độ pH trung tính nên Cnattu kids rất an toàn, thân thiện với đường tiêu hóa của trẻ, giúp dự trữ lượng Vitamin C được lâu hơn, tăng cường khả năng hấp thụ tối đa.

CNattu kids còn bổ sung thêm Rutin tự nhiên giúp bảo vệ thành mạch, chống nguy cơ xuất huyết mất kiểm soát do sốt phát ban, sốt xuất huyết; Hạn chế và ngăn ngừa chảy máu cam, chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ.

Nghệ 2
Nguồn nguyên liệu được nhập khẩu 100% từ châu Âu, sản xuất trên dây truyền hiện đại, CNattu kids là lựa chọn hàng đầu cho mẹ giúp trẻ tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên.

  • Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Hương Nguyễn - 26/01/2021
★★★★★★
Chia sẻ

Tin liên quan

  • Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết
  • Rutin – những công dụng có thể bạn chưa biết
  • Chuyên gia đánh giá thế nào về Cnattu kids?
  • Bí quyết tăng sức đề kháng cho cơ thể mùa lạnh
  • Cách tăng sức đề kháng khi bị cảm cúm
  • Làm gì để tăng sức đề kháng khỏi lo cảm cúm
Từ khóa: Tăng sức đề kháng
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận bài viết

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?
  • Liều lượng uống vitamin c hàng ngày?
  • Phát ban đỏ trên da là bệnh gì?
  • Bệnh ban đỏ có lây không?
  • Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C?

Tin nổi bật

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Cnattu - Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch

Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Sốt và biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sĩ tư vấn
  • Người dùng trải nghiệm
  • Mua hàng

Chamconkhoe.com.vn là chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con.

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

* Các thông tin trên website dùng để tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa.

* Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên website gây ra

* Giấy phép Mạng xã hội số: 297/GP-BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/07/2019

* Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com

* Số điện thoại: 0243.9901436

* Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến

* Website đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật

* Điều khoản sử dụng.

↑