Chăm con khỏe

1800 1190(miễn cước)

Chăm con khỏe - Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Trang chủ
  • Sốt Và Các Biến chứng
  • Sản phẩm
  • Chuyên gia tư vấn
  • Góc chia sẻ
  • Điểm bán
Trang chủ|Sốt & Biến chứng|Bệnh rubella cần kiêng gì?

Bệnh rubella cần kiêng gì?

671 views | Ngày 10/06/2020

Rubella là bệnh lý gặp khá phổ biến hiện nay, tốc độ lây truyền nhanh chóng và thường bùng phát thành dịch ở những nơi chật chội, đông đúc. Người bệnh có các triệu chứng gần giống với bệnh sởi nên dễ nhầm lẫn dẫn tới điều trị không đúng cách. Bệnh rubella là gì? Cần kiêng những gì để mau khỏi bệnh?

Bệnh rubella cần kiêng gì? 1

Mục lục

  • Bệnh rubella (bệnh sởi Đức) là bệnh gì?
  • Triệu chứng của bệnh rubella
  • Bệnh Rubella nguy hiểm như thế nào?
  • Kiêng gì khi bị Rubella?
    • Nước
    • Ánh sáng
    • Kiêng ăn gì?
  • Điều trị bệnh rubella như thế nào?

Bệnh rubella (bệnh sởi Đức) là bệnh gì?

Bệnh rubella hay còn được gọi là sởi đúc là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên. Bệnh dễ nhận biết qua các loại ban đỏ đặc trưng. Đây là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ em, tuy có tỷ lệ tử vong và biến chứng thấp nhưng lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai đặc biệt là trong 12 tuần đầu của thai kỳ vì dễ gây sảy thai, dị tật thai nhi. Nghiêm trọng hơn là có thể đẻ ra trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh với các biến chứng nặng nề như bại não, tổn thương tim hay mù mắt.

Virus truyền từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, cổ họng của người bệnh. Bệnh có tính lây nhiễm cao và dễ lây truyền cho người khác. Người bệnh có thể lây truyền virus cho người khác từ 1 tuần trước khi xuất hiện triệu chứng phát ban da cho dến tận 1 tuần sau khi hết phát ban. Phụ nữ mang thai có thể lây truyền virus cho con thông qua đường máu.

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh rubella, trẻ em và người lớn mắc bệnh đều nhanh khỏi và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai bị bệnh rubella dễ thực sự nguy hiểm. Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh nếu:

  • Chưa từng bị Rubella
  • Chưa tiêm vắc xin liên phòng quai bị, sởi và Rubella
  • Đi tới quốc gia khác hoặc các nơi đang có dịch rubella

Xem thêm: Sốt phát ban dạng sởi là gì?

Triệu chứng của bệnh rubella

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể từ 2 – 3 tuần, người bệnh không có triệu chứng gì. Sau đó, gặp phải các triệu chứng chính như sốt, phát ban và nồi hạch.

Sốt: Người bệnh sốt nhẹ trong 1 – 2 ngày, kèm theo đó, cơ thể mệt mỏi, đau đầu xuất hiện 1 – 4 ngày. Sau phát ban sốt giảm.

Nổi hạch:  Sưng hạch bạch huyết ở gáy, sau tai sưng và có cảm giác đau khi chạm vào. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.

Phát ban: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh, sang tới ngày thứ 2 – 3 thì bắt đầu xuất hiện phát ban trên mặt và dọc thân. Ban của rubella không tuần tự như ban sởi. Các nốt ban có màu hồng hoặc màu đỏ, xuất hiện thành từng mảng kèm theo ngứa trong vòng 3 ngày. Khi hết phát ban, vùng da bị ảnh hưởng sẽ bị bong ra.

Triệu chứng của bệnh rubella 1

Cần phân biệt phát ban do bệnh sởi và bệnh rubella

Ngoài ra, các triệu chứng phổ biến thường gặp ở thanh thiếu niên và người lớn như:

  • Đau đầu
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Viêm màng kết nhẹ
  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Đau và sưng khớp

Triệu chứng bị rubella bẩm sinh do virus truyền từ máu mẹ qua nhau thai có triệu chứng:

  • Trẻ sơ sinh đẻ ra đã có ban hoặc trong 48 giờ sau sinh
  • Gan to
  • Lách to
  • Vàng da

Phụ nữ mang thai bị rubella, người mẹ không có triệu chứng nhưng có thể gây ra hội chứng rubella bẩm sinh cực kỳ nguy hiểm đối với thai nhi.

  • Trong 3 tháng đầu:70%-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não.
  • Sau 3 tháng:Nếu mẹ có thai được 13-16 tuần, thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17- 20 tuần, thì tỷ lệ 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.

Xem thêm: Cách phân biệt sởi và sốt phát ban

Bệnh Rubella nguy hiểm như thế nào?

Rubella không quá nguy hiểm nhưng nếu xảy ra ở phụ nữ mang thai sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với mẹ và bé.

Bệnh Rubella nguy hiểm như thế nào? 1

Bị rubella khi mang thai rất nguy hiểm, nguy cơ cao gây dị tật thai nhi

Trường hợp bà mẹ mang thai bị nhiễm rubella ở 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối sẽ rất nguy hiểm cho con có thể kể tới một số biến chứng như dị tật bẩm sinh, thai lưu, thai chết non…

Trẻ sinh ra bị rubella bẩm sinh có yếu tố nguy cơ hình thành dịch rubella cộng đồng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em cộng đồng.

Ngoài ra, có 70% phụ nữ bị nhiễm trùng có thể đau hoặc viêm khớp đặc biệt ở ngón tay, cổ tay và đầu gối. Viêm não xảy ra khoảng 1/5000 trường hợp và thường gặp nhất ở phụ nữ. Xuất huyết xảy ra khoảng 1/3000 trường hợp ở trẻ em.

Kiêng gì khi bị Rubella?

Rubella là bệnh truyền nhiễm lành tính và dễ bùng phát thành dịch. Nếu không được kiêng cữ cẩn thận bệnh có thể trở thành viêm nhiễm, bội nhiễm và gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Dưới đây là một số điều cần kiêng để bệnh mau lành:

Nước

Đây là một rtong những yếu tố cần kiêng, vì các ban của bệnh thường không xuất hiện và biến mất cùng một thời điểm mà xuất hiện thay nhau. Đây cũng là thời điểm ban sởi có lan nhiễm sang các vị trí da lành khác. Do đó, người bệnh cần chú ý ở giai đoạn này vì nước là tác nhân có thể góp phần đẩy nhanh quá trình lây nhiễm bệnh trên một cơ thể người bệnh mắc rubella.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải được vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm, bội nhiễm. Người bệnh cần sử dụng nước ấm để rửa từng vị trí trên cơ thể. Khi làm sạch phần nào thì cần sử dụng khăn để lau khô luôn phần đó sau đó mới tiếp tục lau những vị trí khác trên cơ thể. Cần lưu ý, thực hiện nhanh và làm nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các ban trên da.

Ánh sáng

Người bệnh rubella thường rất nhạy cảm với ánh sáng đặc biệt khi mắc bệnh mắt thường cảm thấy đau nhức và ra gỉ. Người bệnh nên ở trong phòng có không gian thoáng mát và ánh sáng yếu.

Kiêng ăn gì?

Ngoài ra, người bệnh cần được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng khác, ăn những thực phẩm không gây dị ứng để bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể và tăng sức đề kháng. Người bệnh kiêng ăn các loại thức ăn chứa nhiều protein dễ gây dị ứng như các loại hải sản, côn trùng, thịt trắng, thịt đỏ…

Điều trị bệnh rubella như thế nào?

Cho tới nay, quá trình phát bệnh và tự miễn dịch rubella vẫn chưa có cách rút ngắn. Khi nhiễm bệnh, cơ thể sẽ tự đề kháng và miễn dịch với bệnh vĩnh viễn. Trong trường hợp trẻ cảm thấy khó chịu có thể cho trẻ dùng hạ sốt hay giảm đau thông thường như paracetamol liều trẻ em. Bạn cũng có thể hỏi dược sĩ tại quầy thuốc để mua kem bôi ngoài da nếu trẻ bị ngứa.

Trường hợp phụ nữ mang thai bị rubella, bác sĩ có thể chỉ định kháng nguyên Rubella (hyperimmune globulin) để giúp bạn tự đề kháng virus nhưng con bạn vẫn có nguy cơ bị tật bẩm sinh.

Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp bằng cách:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Hạn chế gãi khi ngứa vì có thể để lại sẹo, có thể dùng kem bôi giảm ngứa theo chỉ định của bác sĩ
  • Không cho trẻ đang bị bệnh rubella uống aspirin
  • Tránh tiếp xúc với người khác cho tới khi khỏi bệnh, không được ở gần hoặc tiếp xúc với người đang mang thai

Để phòng tránh bệnh rubella cách tốt nhất là tiêm phòng văc xin rubella, thường phối hợp với vắc xin sởi và quai bị. Để phòng hội chứng rubella bẩm sinh, nữ tuổi sinh đẻ là những đối tượng đầu tiên đối với tiêm vắc xin rubella. Tiêm chủng cho nữ 15 đến 40 tuổi sẽ làm giảm nhanh tỉ lệ mắc hội chứng rubella bẩm sinh, không có sự lây truyền của vi rút rubella sang trẻ lớn.

Xem thêm: Điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt phát ban

Hương Nguyễn - 26/01/2021
★★★★★★
Chia sẻ

Tin liên quan

  • Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết
  • Rutin – những công dụng có thể bạn chưa biết
  • Chuyên gia đánh giá thế nào về Cnattu kids?
  • Sốt siêu vi – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
  • Sốt xuất huyết có nên uống thuốc hạ sốt không?
  • Sốt nổi mẩn ngứa ở trẻ do đâu? Cách khắc phục
Từ khóa: Bệnh Rubella
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận bài viết

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Học lỏm bí quyết nuôi con khỏe, tránh ốm sốt lúc giao mùa của hotmom Phương Hạnh

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Chia sẻ của bà mẹ nổi tiếng – MC Diệp Chi về Cnattu Kids

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Sốt virus có lây không? Sốt virus dùng thuốc gì?

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ của Hotmom Quỳnh Anh về Cnattu Kids

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Chia sẻ trải nghiệm của hot mom Lê Thúy

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc vitamin c 500mg dùng như thế nào?
  • Liều lượng uống vitamin c hàng ngày?
  • Phát ban đỏ trên da là bệnh gì?
  • Bệnh ban đỏ có lây không?
  • Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C?

Tin nổi bật

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt phát ban, sởi và sốt xuất huyết

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Bí kíp tăng sức đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

Trẻ ăn gì để tăng sức đề kháng?

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

CNattu kids – giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Cnattu - Tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch

Chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con

  • Sốt và biến chứng
  • Sản phẩm
  • Bác sĩ tư vấn
  • Người dùng trải nghiệm
  • Mua hàng

Chamconkhoe.com.vn là chuyên trang cộng đồng về chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con.

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

* Các thông tin trên website dùng để tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa.

* Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên website gây ra

* Giấy phép Mạng xã hội số: 297/GP-BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/07/2019

* Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com

* Số điện thoại: 0243.9901436

* Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến

* Website đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật

* Điều khoản sử dụng.

↑